10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?

10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?
Rate this post

Bạn đã từng nghe rất nhiều về các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, nhưng bạn có biết ở Việt Nam chúng ta cũng có nhiều khoa học nổi tiếng từ trước nay. Vậy thì, hôm nay cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN khám phá top 10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam là ai nhé?

Bạn đang đọc: 10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?

Tạ Quang Bửu (1910 – 1986)

Tạ Quang Bửu là một giáo sư, nhà khoa học nổi của nước ta, ông là người đi đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuậtcông nghệ quân sự Việt Nam. Ông đã đưa ra những đề xuất cải tiến nội dung giảng dạy những điều cơ bản nhất, hiện đại nhất và phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam.

Công trình tiêu biểu nhất của ông là về kỹ thuật rà phá bom mìn trong chiến tranh và phát triển khoa học cơ bản. Một số tác phẩm nổi tiếng do ông sáng tác là:

  • Nguyên tử – hạt nhân – vũ trụ tuyến
  • Đại số các toán tử (1961)
  • Vật lý cương yếu
  • Thống kê thường thức
  • Sống

Ngoài ra, tên của ông còn được đặt cho các đường ở những thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, thư viện lớn nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội, hội trường Đại học Thăng Long, giải thưởng Tạ Quang Bửu cho các nhà khoa học tại Việt Nam.

10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?

Tạ Quang Bửu (1910 – 1986)

Trần Đại Nghĩa (1913 – 1997)

Trần Đại Nghĩa là nhà bác học, kỹ sư quân sự, giáo sư nổi tiếng của Việt Nam. Ông tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở Vĩnh Long. Trần Đại Nghĩa là người đã xây dựng nền tảng vững chắc cho nền khoa học, kỹ thuật quân sự và quốc phòng của quốc gia.

Ông được coi là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, các công trình nghiên cứu chế tạo vũ khí của ông được thế giới đánh giá cao. Để tưởng nhớ và tôn những công lao to lớn của ông, một số con đường, trường học ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã đặt tên ông.

Ngày 16/11/2015, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã quyết định về việc Ban hành Quy chế Giải thưởng Trần Đại Nghĩa nhằm tôn vinh của các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học xuất sắc. Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần đầu tiên được trao vào năm 2016.

10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?

Trần Đại Nghĩa (1913 – 1997)

Lê Văn Thiêm (1918 – 1991)

Giáo sư Lê Văn Thiêm là tiến sĩ khoa học Toán tài năng đầu tiên của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của ông chủ yếu về lý thuyết hàm phân hình, diện Riemann và các vấn đề toán học ứng dụng.

Ông đã có những đóng góp to lớn trong cuộc xây dựng và phát triển chuyên ngành Toán học Việt Nam. Viện Toán học Việt Nam đã trở thành một trung tâm toán học được thế giới biết đến dưới sự lãnh đạo tài tình của ông.

Năm 1996, Nhà nước đã trao tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông đã để lại hơn 20 công trình toán học được đăng trên tạp chí quốc tế. Ông là tác giả của 2 cuốn sách chuyên khảo: Một số vấn đề toán học trong lý thuyết đàn hồi, Một số vấn đề toán học chất lỏng nhớt.

10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?

Lê Văn Thiêm (1918 – 1991)

Nguyễn Văn Hiệu (1938 – 2022)

Ông là một giáo sư, nhà chính trị gia, nhà vật lý xuất sắc của Việt Nam. Nguyễn Văn Hiệu sinh ra trong một gia đình viên chức nhỏ tại Hà Nội. Cuộc đời ông đã phải trải qua nhiều vất vả để theo đuổi con đường học vấn của mình.

Ở Việt Nam, ngành Vật lý học có thể nói là chưa được phát triển. Tuy nhiên, nhờ vào những đóng góp lớn lao của giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, phải nói rằng lĩnh vực Vật lý Việt Nam đã bước sang một bước ngoặt mới.

Năm 1960 – 1963, ông đã công bố 12 công trình nghiên cứu về vật lý neutrino. Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu cũng là tác giả của 130 công trình nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực như tương tác yếu, đối xứng của các hạt cơ bản, lý thuyết giải tích về tương tác mạnh,…

10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?

Nguyễn Văn Hiệu (1938 – 2022)

Hoàng Tụy (1927 – 2019 )

Hoàng Tụy là một giáo sư, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam. Ông cùng với giáo sư Lê Văn Thiêm là hai người đưa Toán học Việt Nam vươn tầm quốc tế. Ông là người phát minh ra phương pháp lát cắt Tụy, giải được nhiều bài toán Tối ưu hoá toàn cục trong toán ứng dụng.

Ông là tác giả của hơn 100 công trình được đăng trên tạp chí lớn quốc tế. Một số bài viết có thể kể đến là: Quy hoạch Toán học, Tối ưu Toàn cục, Quy hoạch lõm, Định lý minimax, Lý thuyết các bài toán cực trị,… Và cũng chính ông đã đào tạo ra các thế hệ Toán học trẻ Việt Nam.

10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?

Hoàng Tụy (1927 – 2019 )

Đặng Vũ Minh (1946)

Đặng Vũ Minh là một nhà hoá học của Việt Nam, Tiến sĩ Khoa học, Viện sĩ nước ngoài. Ông nghiên cứu các công trình trên lĩnh vực công nghệ nguyên tố hiếm và hoá học. Giáo sư cũng là tác giả cuốn sách “Sản phẩm phân hạch của các nguyên tố siêu u – ran trong vũ trụ”.

Năm 2005, nhà nước Việt Nam đã trao tặng Huân chương lao động hạng nhất, Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhì… Đến năm 2007, ông được Quốc hội bầu làm Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Tìm hiểu thêm: Mút xốp EVA là gì? Đặc điểm và ứng dụng thực tế đời sống

10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?
Đặng Vũ Minh (1946)

Ngô Bảo Châu (1972)

Giáo sư Ngô Bảo Châu là một nhà Toán học trẻ tuổi nhất Việt Nam, ông được phong hàm giáo sư ở tuổi 33. Thành tựu lớn nhất của ông là công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie, và được tạp chí Time bình là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu năm 2009.

Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được giải thưởng Fields vào năm 2010. Ông còn có nhiều công trình nghiên cứu khoa học quốc tế được đánh giá cao và có nhiều đóng góp lớn lao trong nền giáo dục nước ta.

10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?

Ngô Bảo Châu (1972)

Nguyễn Sơn Bình (1968)

Giáo sư Nguyễn Sơn Bình là cũng là một người có nhiều đóng góp cho nền nghiên cứu khoa học nước nhà. Năm 1995, ông nhận bằng Tiến sĩ Hoá học tại Caltech, nghiên cứu hậu tiến sĩ ở Viện Nghiên cứu Scripps. Hiện nay, ông là giảng viên Khoa Hóa trường Đại học Northwestern.

Ông tập trung vào nghiên cứu các lĩnh vực: hoá học vô cơ, hoá học hữu cơ kim loại,... Nguyễn Sơn Bình là một trong bốn nhà khoa học gốc Việt Nam vinh dự có tên trong danh sách những người ảnh hưởng nhất thế giới được Thomson Reuters công bố vào năm 2015.

10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?

Nguyễn Sơn Bình (1968)

Nguyễn Xuân Hùng (1976)

Nguyễn Xuân Hùng là giáo sư chuyên ngành cơ học, quê quán tại Tánh Linh, Bình Thuận. Sau khi tốt nghiệp cử nhân, Xuân Hùng tiếp tục theo học Thạc sĩ lĩnh vực Cơ học môi trường liên tục.

Không dừng lại đó, ông tiếp tục xuất sắc nhận được học bổng nghiên cứu tiến sĩ. Và ông đã tham gia khóa học lĩnh vực Cơ học tính toán tại trường Đại học Liege tại Bỉ. Ông đã có trên 60 bài báo quốc tế hơn 40 báo cáo khoa học được đăng tải bởi các hội nghị uy tín.

10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?

Nguyễn Xuân Hùng (1976)

Nguyễn Thục Quyên (1970)

Là một nhà khoa học nữ duy nhất nổi tiếng của Việt Nam, Nguyễn Thục Quyên sinh năm 1970 tại Buôn Ma Thuột. Hiện tại bà đang là giảng viên khoa Hoá – Sinh của Đại học California Santa Barbara.

Nguyễn Thục Quyên trở nên nổi tiếng khi bà xuất sắc giành được giải Alfred Sloan danh giá. Những lĩnh vực bà nghiên cứu thiên về pin năng lượng mặt trời bằng chất liệu nhựa dẫn điện (plastic solar cells), dụng cụ điện tử hữu cơ như quang điện, led.

10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam từ trước đến nay bạn đã biết chưa?

>>>>>Xem thêm: Đồng hồ thông minh là gì? Tính năng và cách sử dụng của nó

Nguyễn Thục Quyên (1970)

Trên đây là tất tần tật những thông tin trả lời cho câu hỏi “10 nhà khoa học nổi tiếng của Việt Nam là ai”. Hy vọng bạn đã có thông tin cần thiết về những nhà khoa học này và cùng đón chờ bài viết tiếp theo nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *