Tinh dầu bạc hà rất phổ biến ở Việt Nam. Bởi chúng có nhiều công dụng cho sức khoẻ. Thế nhưng tinh dầu bạc hà có tác dụng gì và có công dụng ra sao cùng tìm hiểu ở bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: 10 tác dụng của tinh dầu bạc hà, lợi ích khi sử dụng
Contents
Tinh dầu bạc hà là gì?
Bạc hà cay có nguồn gốc từ Châu Âu, thuộc loài thảo mộc được lai tạo từ húng nước (watermint) và bạc hà lục (spearmint). Người ta lấy tinh dầu bạc hà thông qua quá trình chưng cất. Bởi bạc hà chứa rất nhiều menthone và menthol.
10 tác dụng của tinh dầu bạc hà
Giảm đau đầu
Tinh dầu bạc hà được các chuyên gia nghiên cứu nó có khả năng làm giảm các cơn đau tốt hơn giả dược. Nhờ vào công dụng khi sử dụng, người bị đau đầu có thời gian giảm đau lâu hơn, ít buồn nôn. Chúng giúp cải thiện các tình trạng cơn đau kéo dài rất hiệu quả.
Điều trị chứng khó tiêu
Khi sử dụng tinh dầu bạc hà chúng sẽ giúp thư giãn các cơ trơn của đường tiêu hóa. Từ đó giúp bạn giảm đi các triệu chứng khó tiêu cũng như các cơn co thắt ở ruột già.
Chăm sóc răng miệng
Khả năng sát khuẩn của tinh dầu bạc hà sẽ giúp loại bỏ cũng như tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh về răng miệng chẳng hạn như chảy máu chân răng, nha chu,… Ngoài ra chúng còn hỗ trợ làm giảm cơn đau do mọc răng.
Giảm đau răng
Khi sử dụng tinh dầu bạc hà chúng sẽ giúp bạn giảm được các cơn đau răng. Phương pháp này cực kỳ đơn giản. Bạn pha hỗn hợp dầu dừa, dầu bạc hà. Sau đó bôi lên vùng nướu răng đang có dấu hiệu đau nhức răng.
Cải thiện chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Tinh dầu bạc hà sẽ giúp bé có thể tỉnh tảo cũng như tập trung hơn. Từ đó giảm được triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Ba mẹ nên xịt một ít tinh dầu bạc hà lên quần áo của bé sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
Hạ sốt
Đây là một phương pháp dân gian vô cùng hiệu nghiệm để hạ sốt cho trẻ. Chỉ cần pha dung dịch dầu dừa và dầu bạc hà sau đó bôi lên vị trí cổ và lòng bàn chân.
Giảm đau
Tinh dầu bạc hà sẽ giúp làm giảm các cơn đau các cơ một cách hiệu quả. Bởi nó có khả năng massage và thư giãn để hỗ trợ giảm sưng tấy do chấn thương.
Tìm hiểu thêm: PUFA là gì? Vai trò và những thực phẩm chứa PUFAs
Tăng cường hệ miễn dịch
Đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm của tinh dầu bạc hà sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó chúng còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Thúc đẩy lưu thông máu
Sử dụng tinh dầu bạc hà sẽ kích thích hệ thống tuần hoàn. Từ đó chúng giúp cải thiện quá trao đổi chất và lưu thông máu.
Giảm triệu chứng buồn nôn
Ngửi mùi tinh dầu bạc hà sẽ giúp bạn chống lại các cơn buồn nôn. Bởi tinh dầu bạc hà có mùi dễ chịu sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn.
Cách dùng tinh dầu bạc hà
Thông thường tinh dầu bạc hà có cách sử dụng phổ biến như sau. Pha loãng tinh dầu bạc hà bằng máy khuếch tán hoặc cho một vài giọt vào bát nước xông hơi sẽ giúp giảm đau, nhức đầu.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với các loại dầu khác để giảm đau đầu. Bằng cách nhỏ 2-3 giọt tinh dầu bạc hà lên tay hoặc chà nhẹ vào thái dương. Nhớ lưu ý không được bôi dầu ở gần mắt.
Bên cạnh đó, để giảm kích ứng bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp tinh dầu hoa oải hương với tinh dầu bạc hà, bôi vào khu vực sau tai. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà trộn với nước hoặc dầu dừa theo tỉ lệ 1:3 và dùng bông hoặc vải thấm và bôi lên phần thái dương.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà
- Bạn có thể bị kích ứng nếu sử dụng tinh dầu bạc hà chính vì vậy nếu xuất hiện các triệu chứng dị ứng thì bạn nên lập tức ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ.
- Tinh dầu bạc hà có thể gây ức chế hô hấp tuần hoàn và khiến trẻ bị ngưng thở do đó nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng đúng.
- Tuyệt đối không được uống tinh dầu bởi chúng có thể gây ngộ độc ở liều cao.
- Không uống tinh dầu bạc hà để điều trị các cơn đau hoặc giảm triệu chứng buồn nôn.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia về việc sử dụng tinh dầu bạc hà nguyên chất bằng đường uống.
Ai không nên sử dụng tinh dầu bạc hà?
Đối với trẻ em: Menthol có thể gây ra các tác nhân phụ nghiêm trọng chính vì vậy không nên thoa dầu bạc hà lên da của trẻ hoặc để trẻ hít, nuốt phải.
Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra có thể quan sát thêm bản thân có bị dị ứng với các loại tinh dầu khi sử dụng không?
>>>>>Xem thêm: Tấm chắn bùn xe đạp là gì và có những loại nào
Trên đây là tất cả các thông tin về tinh dầu bạc hà có tác dụng gì? Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc có thêm kiến thức về các loại tinh dầu. Cùng đón chờ các bài viết tiếp theo nhé!