Nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử là gì?

Nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử là gì?
Rate this post

Thành phần cấu tạo nên vật thể là chất, vậy chất được cấu tạo từ đâu? Câu trả lời là nguyên tử. Hãy cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu xem nguyên tử là gì và các thành phần của nguyên tử có gì đặc biệt nhé.

Bạn đang đọc: Nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử là gì?

Nguyên tử là gì?

Định nghĩa nguyên tử

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

Chính vì kích thước nhỏ nên chúng ta chỉ có thể quan sát hình dạng của nguyên tử qua kính hiển vi.

“Nguyên tử” với từ gốc tiếng Hy Lạp mang ý nghĩa “không thể chia nhỏ”, “hạt nhỏ nhất của vật chất”…

Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương ở giữa và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

Nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện

Hạt nhân nguyên tử là gì?

Hạt nhân nguyên tử là bộ phận nằm trung tâm nguyên tử được tạo bởi proton và nơtron.

  • Proton: ký hiệu là p, mang điện tích như electron nhưng khác dấu, ghi bằng dấu dương (+), khối lượng là 1 đvC (đơn vị Cacbon).
  • Nơtron: ký hiệu là n, trung hòa về điện (không mang điện tích), và có khối lượng là 1 đvC.

Các nguyên tử cùng loại sẽ có cùng số proton trong hạt nhân. Và trong một nguyên tử thì số proton = số electron.

Đồng thời proton và nơtron có cùng khối lượng, còn khối lượng của electron rất bé, không đáng kể. Vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.

Ví dụ: Hydro là nguyên tử nhẹ nhất và cũng là nguyên tử duy nhất chỉ có 1 hạt proton, không có nơtron. Chính vì tính chất này mà người ta thường sử dụng khí hydro để bơm vào bóng bay.

Tìm hiểu thêm: Axit propionic là gì? Công thức, tính chất và tính ứng dụng

Nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử là gì?
Hạt nhân nguyên tử là bộ phận nằm trung tâm nguyên tử được tạo bởi proton và nơtron

Lớp electron trong nguyên tử là gì?

Lớp electron là lớp vỏ chuyển luôn động xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp sẽ có số electron nhất định.

– Những electron này luôn mang điện tích âm và vô cùng nhẹ. Nó bị hút lại bởi proton mang điện tích dương trái dấu. Số lượng electron (số e) luôn bằng số proton (số p) để nguyên tử luôn trung hòa về điện (số p = số e).

Ví dụ: nguyên tử Cacbon có số nguyên tử là 6, tức có số p = 6+ và số e = 6 –

– Và mỗi nguyên tử có một hoặc nhiều lớp electron. Trong đó, lớp electron trong cùng (lớp 1) luôn chỉ có 2 electron. Các lớp còn lại có nhiều nhất là 8 electron.

Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8 electron được chia làm 2 lớp. Lớp 1 có 2 electron và lớp 2 có 6 electron.

Nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử là gì?

>>>>>Xem thêm: Mmol/l là gì? Công thức tính mmol/l và Ứng dụng của nồng độ mol

Lớp electron là lớp vỏ chuyển luôn động xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp sẽ có số electron nhất định

Bài tập, cách giải

Bài tập 1 (Bài 3 trang 15 skg hóa học 8) Vì sao khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử?

Hướng dẫn giải: Khối lượng nguyên tử được tính bằng tổng khối lượng các hạt có trong nguyên tử, gồm số proton (số P), số nơtron (số N) và số electron (số e).

Tuy nhiên, vì khối lượng của số e quá nhỏ và không đáng kể nên người ta chỉ tính khối lượng nguyên tử bằng tổng số P + số N có trong hạt nhân.

Chính vì vậy, người ta coi khối lượng hạt nhân là khối lượng nguyên tử.

Bài tập 2 (Bài 5 trang 16 skg hóa học 8): Dựa vào sơ đồ nguyên tử sau, hãy tìm số điện tích hạt nhân, số electron, lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Hướng dẫn giải:

Nguyên tử

Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng

Heli

2 2 1 2

Cacbon

6 6 2

4

Nhôm 13 13 3

3

Canxi 20 20 4

2

Như vậy, dinhnghia.com.vn đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi nguyên tử là gì, hạt nhân nguyên tử là gì. Chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này rồi phải không nào. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *