Amway là gì? Các sự thật về tập đoàn số 1 thế giới về lĩnh vực bán hàng trực tiếp

Amway là gì? Các sự thật về tập đoàn số 1 thế giới về lĩnh vực bán hàng trực tiếp
Rate this post

Amway là gì? Kinh doanh đa cấp có đặc điểm như nào và sự phát triển của nó ở Việt Nam ra sao? Vốn là những câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm. Vậy Amway là gì? Lịch sử hình thành và phát triển của Amway sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết bên dưới của Gockhampha.edu.vn.COM.VN. 

Bạn đang đọc: Amway là gì? Các sự thật về tập đoàn số 1 thế giới về lĩnh vực bán hàng trực tiếp

Amway là gì?

Amway là một tập đoàn thành lập vào năm 1959 bởi hai doanh nhân Jay Van Andel và Rich Devos, có trụ sở chính tại bang Michigan, Hoa Kỳ. Nó cũng trực thuộc công ty mẹ Alticor, áp dụng mô hình kinh doanh đa cấp để bán các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực sức khỏe, thẩm mỹ và tiêu dùng.

Với doanh thu khủng, Amway đứng thứ 29 trong số các công ty tư nhân lớn nhất tại Mỹ theo Forbes vào năm 2015, tuy nhiên đã bị cáo buộc kinh doanh đa cấp theo mô hình kim tự tháp, đã bị điều tra ở nhiều quốc gia và bởi các tổ chức như Federal Trade Commission.

Lịch sử hình thành và phát triển của Amway

Thành lập

Thành lập vào năm 1959 bởi hai doanh nhân người Mỹ cùng ý tưởng bán sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ người tiêu dùng. Mọi chuyện bắt đầu khi hai nhà sáng lập là Jay Van Andel và Richard DeVos được giới thiệu với công ty Nutrilite Products Corporation. ký kết để trở thành nhà phân phối các sản phẩm thực phẩm chức năng Nutrilite vào tháng 8 năm đó.

Cả hai bán sản sản phẩm đầu tiên của mình vào ngày hôm sau với giá $ 19.50, sau đó lại chẳng còn ai quan tâm nữa. Chính điều này đã khơi dậy ý tưởng của Jay và Richard. Khởi đầu, Amway có văn phòng cũng chính là nhà kho là một căn nhà gỗ. Chỉ từ bước khởi đầu khiêm tốn này, Amway dần phát triển trở thành tập toàn đa quốc gia thế giới.

Sản phẩm đầu tiên của họ là Frisk, một chất tẩy rửa hữu cơ đậm đặc. Với những kinh nghiệm tích lũy và áp dụng cách bán hàng đa cấp cho công ty, họ thành lập Amway Sales và Amway Services để phục vụ quyền lợi cho các nhà bán hàng, sau đó đã mua 50% cổ phần của công ty sản xuất LOC là Atco Manufacturing để đổi tên thành Amway Manufacturing. Sau đợt cải tiến năm 1964, các công ty Amway Sales, Amway Services và công ty Amway đã hợp lại thành Tập đoàn Amway.

Mở rộng toàn cầu

Bước ngoặc đầu của Amway là vào năm 1960, khi triết lý kinh doanh Amway bắt đầu lan rộng, từ đó doanh số và thị phần tập đoàn được nâng cao, nhờ đó mà mới đến năm 1970 thì Amway đã mở rộng thêm 8 thị trường, thậm chí hơn 30 thị trường vào năm 1990, có trụ sở khắp nơi trên thế giới.

Cụ thể, năm 1971 – 1973, Amway đã mở rộng sang Úc đến các vùng của Châu Âu và châu Á. Kế đó, tập đoàn tiếp tục lần lượt sang Nhật, Mỹ Latinh, Thái Lan và Trung quốc vào năm 1979 – 1985 – 1987 và 1995, năm 1997 là châu Phi, đến Ấn Độ, Scandinavia và Ukraine vào  năm 1998 – 2003. Cuối cùng, họ đánh sáng Nga năm 2005 – Việt Nam vào năm 2006.

Cho đến năm 2010, Amway đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, doanh số vững chắc dẫn đến sự mở rộng sản xuất toàn cầu. Mô hình kinh doanh này thật sự đã đạt được sự lớn mạnh một cách nhanh chóng.

Quixtar

Vào năm 1999, những người sáng lập tập đoàn Amway đã thành lập một công ty mới có tên là Alticor và ra mắt ba công ty mới là Quixtar, Access Business Group và Pyxis Innovations. Sự khác biệt chính của chúng là tất cả các “chủ sở hữu kinh doanh độc lập” (IBO) có thể đặt hàng trực tiếp từ Amway trên Internet.

Tuy nhiên, cái tên Amway vẫn tiếp tục được sử dụng. Sau khi hầu hết các nhà phân phối Amway ở Bắc Mỹ chuyển sang Quixtar, Alticor đã chọn để đóng Amway Bắc Mỹ sau năm 2001. Trải qua nhiều thay đổi, vào tháng 6 năm 2007, thương hiệu Quixtar bị loại bỏ để thống nhất lại thành Thương hiệu Amway Amway Global.

Mô hình kinh doanh

Amway sử dụng chiến lược kinh doanh đa cấp kết hợp bán hàng trực tiếp. Qua đó, các nhà phân phối sẽ được gọi là IBOs hay “chủ doanh nghiệp độc lập”. Những IBOs này tiếp thị sản phẩm trực tiếp cho khách hàng tiềm năng và cũng có thể tài trợ và hướng dẫn người khác trở thành IBO.

Qua mô hình trên, các chủ doanh nghiệp độc lập sẽ kiếm được thu nhập từ việc bán lẻ lên bất kỳ sản phẩm nào mà họ bán cá nhân, bên cạnh đó còn có thêm một khoản thưởng hiệu suất dựa trên khối lượng bán hàng và các tuyến dưới của họ. Khi đăng ký làm IBO, người đó có để mua sản phẩm ở mức giá chiết khấu. Như Harvard đã mô tả thì Amway là “một trong những công ty bán hàng trực tiếp có lãi nhất trên thế giới”.

Hai nhà sáng lập của Amway vốn đã thành công bằng cách sử dụng một hệ thống phân phối hình kim tự tháp khá công phu. Các nhà phân phối độc lập của Amway nhận được tỷ lệ phần trăm trên hàng hóa mà họ bán được và một tỷ lệ phần trăm hàng hoá bán bởi các nhà phân phối mà họ tuyển dụng.

Thương hiệu

Chất tẩy rửa gia dụng

Thương hiệu Amway vốn được biết đến nhiều nhất ở Bắc Mỹ, sản phẩm nổi bật nhất là sản phẩm làm sạch đa chức năng của LOC, chất tẩy giặt SA8, và chất rửa chén Dish Drops. Tuy được ưa chuộng và có thị phần lớn, nhưng không ít người tiêu dùng đã chỉ trích giá của SA8.

Amway đứng thứ 9 và 18 trong số 20 chất tẩy rửa được thử nghiệm, tuy vậy, Pat Slaven là giám đốc chương trình Consumer Reports đã lên tiếng khuyến cáo không nên mua sản phẩm SA8 vì người tiêu dùng có thể “đi đến siêu thị và mua được sản phẩm tốt hơn rất nhiều so với số tiền ít hơn nhiều”

Sức khỏe và làm đẹp

Amway có các thương hiệu chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp nổi tiếng ở nhiều nơi trên thế giới, ví dụ: Artistry, Satinique, Hymm,… ở Nam Mỹ, hay Nutrilite, Nutriway ở Úc và New Zealand), Attitude (Ấn Độ), thức uống XL và XS Energy,… Amway cũng có rất nhiều các thương hiệu khác bị ngừng sản xuất hoặc thay thế bao gồm Tolsom, Eddie Funkhouser New York, hoặc beautycycle ở Đông Âu.

Sự phát triển của Amway ở Việt Nam như nào?

Amway chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 4/ 2018 với hình thức kinh doanh đa cấp, ban đầu có vốn đầu tư là 24,8 triệu đô la Mỹ, hoạt động bằng một nhà máy hiện đại tại khu công nghiệp Amata (Đồng Nai).

Sau 10 năm không ngừng phát triển, mạng lưới kinh doanh của Amway đã có hàng loạt trung tâm phân phối, trung tâm huấn luyện và hàng chục điểm giao hàng tại các tỉnh thành trọng điểm trong nước. Việt Nam cũng được biết đến là một trong ba thị trường toàn cầu trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Trong đó, sản phẩm phân phối chính của tập đoàn Amway là sản phẩm dinh dưỡng, chăm sóc da và mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc đồ gia dụng và chăm sóc cá nhân. Tại thị trường Việt Nam, Amway có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế và nhiều thành tích nổi bật trong suốt 10 năm, lọt top 500 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.

Đánh giá khách quan về Amway

Các dòng sản phẩm Amway được giới thiệu là có nguồn nguyên liệu thiên nhiên và an toàn với người sử dụng, bên cạnh đó, được áp dụng phương pháp thân thiện với môi trường, tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá nghiêm ngặt.

Đội ngũ chuyên gia của tập đoàn cũng cam kết kiểm tra toàn bộ quy trình của nhà máy đảm bảo chất lượng đồng nhất trên thị trường. Vì vậy chất lượng sản phẩm của Amway được đánh giá tốt trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng.

Các cáo buộc kinh doanh theo mô hình kim tự tháp

Vụ điều tra của Federal Trade Commission

Vào năm 1979, Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã có một phán quyết rằng Amway không phù hợp với định nghĩa của một mô hình kim tự tháp vì các lý do sau: Họ đã không trả tiền cho các nhà phân phối không để tuyển người, công ty cũng không yêu cầu các nhà phân phối phải mua một lượng hàng tồn kho lớn và còn yêu cầu các nhà phân phối duy trì doanh số bán lẻ (ít nhất là 10 mỗi tháng), phải chấp nhận trả lại hàng tồn kho thừa từ các nhà phân phối cấp dưới.

FTC cũng đã ra kết luận rằng Amway “có tội về việc làm giá và đưa ra những tuyên bố phóng đại về thu nhập”. Với kết luận này, công ty đã bị yêu cầu chấm dứt việc ấn định giá bán lẻ và phân bổ khách hàng giữa các nhà phân phối và bị cấm không được trình bày sai về lợi nhuận. Ngoài ra, chiến dịch quảng cáo năm 1986 đã vi phạm quy định ở trên, Amway đã phải nhận án phạt 100.000 đô la từ tòa án.

Các cơ quan giám sát người tiêu dùng độc lập cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng trên 1000 người tham gia kinh doanh đa cấp với kế hoạch trả lương theo kiểu Amway đều bị mất tiền.

Amway Ấn Độ

Vào tháng 9 năm 2006, cảnh sát Andhra Pradesh và cảnh sát bang Telangana (CID) đã bắt đầu các vụ kiểm tra và giam giữ các nhà phân phối của Amway trong tiểu bang và đã đệ đơn kiện họ, đóng cửa tất cả các văn phòng công ty liên kết với Amway bao gồm văn phòng của một số nhà phân phối của Amway.

Cáo buộc cho rằng mô hình kinh doanh của công ty là bất hợp pháp, Amway Ấn Độ có thể vi phạm một số điều luật liên quan đến “kế hoạch luân chuyển tiền tệ” và “Amway tập trung nhiều hơn về kiếm tiền từ việc tuyển dụng mọi người trở thành nhà phân phối, chứ không phải với việc bán sản phẩm ”

Năm 2008, chính quyền bang Andhra Pradesh ban hành lệnh cấm quảng cáo Amway trên các phương tiện truyền thông. Vào ngày 6 tháng 8 năm 2011, Cảnh sát Kerala niêm phong các văn phòng của Amway. Vào tháng 11 năm 2012, Đội Cảnh sát Kerala đã tiến hành lục soát tại các văn phòng và đóng cửa các tài sản của công ty tuy nhiên đã hủy bỏ lệnh vào ngày 8 tháng 6 năm 2013.

Vào ngày 27 tháng 5 năm 2013, với cáo buộc điều hành một mô hình kinh doanh kim tự tháp, các nhân viên cảnh sát chống tội phạm bang Kerala đã bắt William S. Pinckney, Giám đốc điều hành của Amway India Enterprises cùng với hai giám đốc khác của công ty từ Kozhikode, tuy nhiên họ được nộp tiền bảo lãnh vào ngày hôm sau và hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng.

Vào ngày 26 tháng 5 năm 2014, với cáo buộc xoay vòng tiền không hợp pháp, Pinckney đã bị cảnh sát Andhra Pradesh bắt giữ trên cơ sở khiếu nại của người tiêu dùng, kề đó, Pinckney bị bắt trong các vụ án hình sự tiểu bang khác với cáo buộc về những bất thường về tài chính của công ty, bị giam 2 tháng cho đến khi được thả ra sau khi nộp tiền bảo lãnh.

Thỏa thuận ngoài tòa cho vụ kiện tập thể tại Mỹ

Một vụ kiện xảy ra tại Tòa án Liên bang ở California năm 2007 đã khiến Amway phải đồng ý trả 56 triệu đô la vào ngày 3 tháng 11 năm 2010. Cụ thể, vụ kiện chống lại Quixtar và một số nhà phân phối cấp cao với các cáo buộc gian lận, lừa đảo cùng hoạt động kinh doanh như một chương trình kim tự tháp bất hợp pháp.

Amway thừa nhận rằng công ty đã thay đổi hoạt động kinh doanh của mình như là kết quả của vụ kiện tuy nhiên vẫn lưu ý rằng việc giải quyết ngoài tòa này không đồng nghĩa với việc thừa nhận sai trái mà tùy thuộc vào sự chấp thuận của tòa án.

Trốn thuế tại Canada

Năm 1982, những người đồng sáng lập cùng với phó chủ tịch điều hành của Amway là William J. Mr. Discher Jr. bị truy tố tại Canada về một số cáo buộc hình sự. Các cáo buộc bao gồm: Chưa báo cáo giá trị hàng hóa đưa vào trong nước, lừa gạt chính phủ Canada số tiền trị giá hơn 28 triệu đô la từ năm 1965 đến năm 1980, tuy nhiên Amway đã hủy bỏ được cáo buộc vào năm 1983 sau khi Amway và chi nhánh Canada của nó đã nhận tội về tội gian lận hải quan hình sự.

Qua đây, Amway đã trả phạt 25 triệu đô la Canada, mức phạt lớn nhất từng được áp dụng tại Canada vào thời điểm đó. Công ty cũng đã thanh toán số tiền thuế hải quan còn nợ là 45 triệu đô la Mỹ năm 1989.

RIAA

RIAA (Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ) đã lên cáo buộc kiện Amway sử dụng trái phép nhạc trong các video hướng dẫn bán hàng. Amway lên tiếng rằng vấn đề này là do những người phân phối đã hiểu lầm để phủ nhận mọi cáo buộc, tuy nhiên họ vẫn phải bồi thường 9 triệu USD ngoài tòa án.

Amway UK

Amway bị cấm hoạt động ở Anh và Ireland sau cuộc điều tra kéo dài qua nhièu năm của Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh bắt đầu từ năm 2007. Cáo buộc này mô tả rằng Amway đã làm quảng cáo lừa đảo, đưa ra các thu nhập cao không có thực, từ đó người mới mua các gói đào tạo bị lừa bịp.

Procter & Gamble

Vụ lùm xùm này xảy ra giữa các nhà phân phối của Amway và P&G khi Amway đã tung tin rằng nhãn hiệu dịch vụ Procter & Gamble (cũ) là một biểu tượng của Satan, cũng nói rằng CEO của P&G là một người theo Satanist.

Chính vì lý do trên, P&G đã cáo buộc một số nhà phân phối của Amway năm 1990, đệ đơn kiện công ty này vì tội phỉ báng và vu khống. Năm 2003 tất cả các cáo buộc đối với các nhà phân phối Amway và Amway đã bị tòa từ chối sau hơn một thập kỷ kiện tụng ở nhiều bang. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2005, Utah đã đệ đơn kháng cáo, vấn đề này được đưa lên tòa sơ thẩm để điều tra thêm và Procter & Gamble đã nhận được một khoản bồi thường 19,25 triệu đô la. Mãi đến ngày 24 tháng 11 năm 2008 vụ án này mới chính thức được giải quyết.

Amway Việt Nam

Tại Việt Nam, Amway đã bị Bộ Công Thương điều tra vào năm 2016 cùng cáo buộc không rõ ràng về nội dung đào tạo cho những người làm đa cấp, không những thế, các cáo buộc liên quan còn bao gồm: Không đăng ký kinh doanh với Sở Công thương tại các địa phương theo điều 17 nghị định 42/2014/ND-CP.

Qua bài, ta hiểu được Amway là gì? Sự phát triển của Amway tại thị trường Việt Nam. Amway được đánh giá là mô hình kinh doanh có tiềm năng thực sự phát triển. Hy vọng bài viết “Amway là gì” đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!

>>>>>Xem thêm: Bản ngã là gì? Làm sao để vượt qua cái tôi của mỗi người?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *