Chỉ số CEA là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm CEA

Chỉ số CEA là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm CEA
Rate this post

CEA là gì? Chỉ số CEA là gì? CEA là chỉ số gì? Cách định lượng CEA? CEA tăng trong trường hợp nào? Những trường hợp nào cần xét nghiệm CEA? Những lưu ý khi xét nghiệm CEA là gì?… Đây là những câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Gockhampha.edu.vn.COM.VN sẽ đề cập đến nội dung chỉ số CEA là gì cùng những nội dung liên quan.

Bạn đang đọc: Chỉ số CEA là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm CEA

Tìm hiểu CEA là gì?

CEA là gì và xét nghiệm CEA là gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Trong thời buổi hiện nay, tỉ lệ mắc các bệnh ung thư đang tăng cao đột biến và y học vẫn chưa tìm ra các để điều trị ung thư một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc chẩn đoán sớm ung thư là một ưu tiên hàng đầu.

CEA là một kháng nguyên xuất hiện nhiều trong ung thư đại tràng, bên cạnh đó còn là ung thư phổi, dạ dày… Bản chất của loại kháng nguyên này chính là glycoprotein với thành phần chủ yếu là carbohydrate chiếm 51% trọng lượng phân tử.

Nó có ở màng bào tương của các tế bào màng nhày (mucosal cells) bình thường, nhưng số lượng lại tăng lên trong các ung thư thể tuyến (adenocarcinoma). Bình thường, các tế bào này chế tiết ra một lượng CEA nhất định giải phóng vào trong máu, do đó, ở người bình thường vẫn có CEA.

Theo nhiều nghiên cứu y khoa, nồng độ CEA trong mô cao nhất được tìm thấy trong ung thư biểu mô đại trực tràng nguyên phát (primary colorectal carcinomas) và tình trạng di căn gan của loại ung thư này. Lúc này thì nồng độ CEA trong màng nhày của đại tràng có thể cao gấp 500 lần so với giá trị bình thường.

Tìm hiểu thêm: Thảm Yoga định tuyến là gì? Nên chọn mua hay không?

Chỉ số CEA là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm CEA

>>>>>Xem thêm: Lipit là gì? Vai trò, tầm quan trọng của Lipid đối với trẻ nhỏ

CEA là một kháng nguyên xuất hiện nhiều trong ung thư đại tràng

Khi nào cần làm xét nghiệm CEA?

Ngoài việc hiểu CEA là gì, chúng ta cần biết khi nào mình nên làm xét nghiệm này. Xét  nghiệm CEA nên được tiến hành trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện của ung thư đại tràng như gầy sút cân, ăn uống kém, mệt mỏi, rối loạn đại tiện, thấy đổi tính chất và hình dáng phân…

Ngoài ra, CEA cân được chỉ định ở những bệnh nhân đã điều trị ung thư đại tràng để theo dõi kết quả điều trị cũng như phát hiện các trường hợp tái phát sau điều trị.

Cách đọc kết quả xét nghiệm CEA

Trên thực tế, có rất nhiều bạn hiểu CEA là gì, xét nghiệm CEA là gì nhưng lại không biết cách đọc kết quả xét nghiệm CEA.

  • Bệnh lý lành tính: Nồng độ CEA trong máu không vượt quá 10 ng/ml.
  • Ở người bình thường không hút thuốc lá: Nồng độ CEA trong máu không vượt quá 2,5 ng/ml.
  • Ở người hút thuốc lá thường xuyên: Chỉ số CEA máu nhỏ hơn 5 ng/ml.
  • Ung thư đại tràng: Khi nồng độ CEA cao trên 20 ng/ml cần nghĩ đến các nguyên nhân do ung thư, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến ung thư đại tràng.

CEA tăng trong trường hợp nào?

Bạn băn khoăn về CEA là gì, xét nghiệm CEA là gì và CEA tăng trong những trường hợp nào. Để giải thích được điều này, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và nhận thấy rằng, CEA tăng trong một số trường hợp như:

  • Có thói quen hút thuốc: Khi bạn hút thuốc thường xuyên sẽ gây biến đổi các tế bào chế tiết nhầy, làm các tế bào này tăng sản xuất CEA.
  • Một số bệnh lý lành tính: Trong định nghĩa về CEA là gì đã nhắc đến CEA được tiết ra bởi các tế bào tuyến. Chính vì vậy, bất kỳ nguyên nhân nào làm cho các tế bào này tăng chế tiết đều làm cho nồng độ CEA tăng lên trong máu. Một số bệnh lý lành tính thường gặp như: viêm phổi, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, viêm đại tràng…
  • Các bệnh lý ác tính: Khi tìm hiểu về CEA là gì, chắc hẳn nhiều người cũng biết đây là chất chỉ điểm một số loại ung thư liên quan đến tế bào tiết nhầy như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư đường mật…

Chỉ định xét nghiệm CEA là gì?

Điều quan trọng sau khi tìm hiểu về CEA là gì cũng như xét nghiệm CEA là gì đó là biết được CEA được chỉ định trong những trường hợp nào.

  • Trong các trường hợp bệnh nhân có biểu hiện của ung thư đại tràng như mệt mỏi gầy sút cân, ăn uống kém, rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân…cần được chỉ định làm xét nghiệm CEA để định hướng chẩn đoán.
  • Một số trường hợp bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư và đang được điều trị theo các phác đồ khác nhau. Trong những trường hợp này, xét nghiệm CEA được chỉ định để theo dõi quá trình điều trị và tái phát sau điều trị.
  • Xét nghiệm CEA dịch cơ thể được chỉ định nhằm giúp phát hiện khối u đã xâm lấn hoặc di căn.

Quy trình thực hiện xét nghiệm CEA

Xét nghiệm CEA là một xét nghiệm máu nhằm định lượng nồng độ CEA trong huyết tương của bệnh nhân. Để thực hiện kỹ thuật này cần tiến hành một số bước sau:

  • Bước 1: Garô chặt tay của bệnh nhân để ngăn chặn dòng máu lưu thông.
  • Bước 2: Lấy máu bằng kim sạch dùng một lần và tuyệt đối vô khuẩn.
  • Bước 3: Sau  khi đã lấy đủ lượng máu cần thiết cho vào ống đựng, rút kim và đặt một miếng bông vô khuẩn lên vị trí lấy máu để ngăn máu chảy ra ngoài.
  • Bước 4: Cho máu đã lấy đực vào máy đã được cài đặt sẵn các thông số và chờ đợi kết quả.

Ý nghĩa của xét nghiệm CEA là gì?

  • Trong trường hợp ung thư đại tràng: CEA được sử dụng để sàng lọc, phát hiện sớm ung thư đại tràng, đánh giá mức độ, giai đoạn của ung thư, tiên lượng bệnh và theo dõi diễn biến quá trình điều trị cũng như phát hiện các trường hợp tái phát sau điều trị.
  • Trong các bệnh lý lành tính: CEA ít có giá trị chẩn đoán trong các bệnh lý lành tính do xét nghiệm này không màng tính đặc hiệu, hiện tượng dương tính giả chiếm tỷ lệ khá cao.

Một số kết luận về chỉ số CEA

  • Như vậy CEA chính là dấu ấn ung thư glycoprotein, được sản xuất từ các tế bào màng nhày của nhiều mô khác nhau, đặc biệt có thể tăng trong các ung thư thể tuyến, đặc biệt là bệnh ung thư đại trực tràng.
  • Xét nghiệm CEA trong huyết tương được dùng nhằm theo dõi hiệu quả điều trị và sự tái phát của ung thư đại trực tràng. Việc xét nghiệm CEA dịch cơ thể được sử dụng nhằm mục đích đánh giá sự xâm lấn và di căn của ung thư.
  • CEA được chỉ định nhằm theo dõi hiệu quả điều trị, đánh giá các giai đoạn, tiên lượng của ung thư đại trực tràng.
  • CEA huyết tương thường tăng trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng có dấu hiệu tiến triển, thường sẽ tăng trở lại nếu tái phát hoặc di căn.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chỉ số CEA là gì, những trường hợp nào cần chỉ định xét nghiệm CEA, CEA tăng trong những trường hợp nào, giá trị bình thường của xét nghiệm CEA là gì cũng như ý nghĩa của xét nghiệm CEA. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề chỉ số CEA là gì, bạn có thể để lại câu hỏi để cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu thêm nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *