Ribosome là bào quan có mặt ở tất cả tế bào của cơ thể sống. Chúng có vai trò quan trọng tới hoạt động của tế bào. Vậy ribosome là gì và có khác ribosome liên kết hay không? Và đặc trưng của chúng là gì? Hãy cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu và khám phá về riboxom liên kết qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Ribosome liên kết là gì? Đặc trưng, Cấu tạo và Chức năng của Ribosome
Contents
Ribosome liên kết là gì? Cấu trúc của ribosome liên kết
Ribosome liên kết là gì?
Được mô tả lần đầu vào năm 1953, ribosome liên kết đã được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể sống. Từ vi khuẩn cho đến động vật bậc cao đều chứa loại bào quan này. Ribosome có thể đứng riêng lẻ một mình hoặc liên kết với nhau, và những ribosome liên kết đó được gọi chung là ribosome liên kết.
Cấu trúc của riboxom và ribosome liên kết
Cấu tạo của loại bào quan này là những khối hình cầu, không có màng bao bọc, có đường kính khoảng 150A. Ribosome liên kết được cấu tạo từ nhiều ribosome riêng lẻ. Các ribosome có kích thước tương đối nhỏ, chỉ khoảng 15 – 25mm. Trong đó, mỗi một bào quan ribosome lại gồm 2 tiểu đơn vị được kết hợp vừa vặn với nhau.
Mỗi tiểu đơn vị lại được cấu tạo từ các ARN hay còn gọi là rARN, cùng với đó là hơn 50 loại protein. Cụ thể, các tiểu đơn vị nhỏ liên kết với các mARN trong khi các tiểu đơn vị lớn lại liên kết với tARN và các axit amin. Các ribosome thường được đính trên những màng nội bào và được gọi là ribosomes định khu.
Các ribosome liên kết thường có cấu trúc sợi mảnh có đường kính cụ thể và được gọi là các mARN. Thông thường, một chuỗi sẽ có từ 5 – 70 ribosome liên kết với nhau.
Cấu tạo hóa học và độ lắng của ribosome
Hệ số lắng của ribosome
Hệ số lắng là một đơn vị quan trọng để phân biệt các loại ribosome. Các ribosome khác nhau ở những cơ thể sống khác nhau sẽ có hệ số lắng không giống nhau. Cụ thể:
- Ribosomes ở vi khuẩn có độ lắng là 70s nên còn được biết tới với tên gọi ribosome 70s. Trong đó, tiểu phần lớn có tốc độ lắng là 50s và tiểu phần nhỏ là 30s.
- Ribosome ở động vật sẽ có độ lắng chủ yếu là 80s, trong đó, tiểu phần lớn có độ lắng 60s và tiểu phần nhỏ là 40s. Các ribosome này được gọi với tên gọi khác là ribosome 80s.
Cấu tạo hóa học của ribosome
Thông qua quá trình phân tích và nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được thành phần cụ thể của từng loại ribosome. Trong đó, thành phần hóa học của ribosome gồm các rARN, enzyme, các loại protein và nước.
Đặc biệt, với mỗi loại ribosome khác nhau lại có tỉ lệ thành phần khác nhau. Dựa vào độ lắng của các ribosome, các nhà khoa học đã phân tích được:
- Ribosome 70s chứa 50% nước. Khi ta tách riêng nước thì số rARN bằng 63% tổng trọng lượng và còn lại là protein.
- Ribosome 80s chứa nhiều nước hơn, lên tới 80% nước. Còn các rARN và protein chứa lần lượt một nửa số trọng lượng khô.
Ngoài ra, các ribosome còn chứa một vài thành phần phụ khác như axit, ion (Mg^{2+}), (Ca^{2+}), các ribonuclease, deoxyribonuclease….
Chức năng của ribosome liên kết
Ribosome liên kết có chức năng vô cùng quan trọng trong tế bào. Đây là nơi tổng hợp ra protein – một hợp chất quan trọng với cơ thể người và động vật. Để thực hiện việc này, ribosome sẽ dịch các mARN thành chuỗi polypeptide – một đơn vị quan trọng cấu thành protein.
Bên cạnh đó, ribosome còn được miêu tả như một nhà máy tổng hợp lên các protein dựa trên thông tin di truyền có được từ gene. Khi đó, các tiểu đơn vị sẽ liên kết với nhau để tạo thành protein hoàn chỉnh. Do đó, ribosome được biết tới với chức năng tiêu biểu đó là tập hợp và vận chuyển protein trong tế bào.
Tìm hiểu thêm: Hô hấp hiếu khí là gì? Ưu điểm và Ý nghĩa của hô hấp hiếu khí
Ribosome trong tế bào vi khuẩn
Ribosome ở người và động vật có lẽ đã quen thuộc với chúng ta, vì thế, trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu ribosome trong tế bào của vi khuẩn nhé.
Trong tế bào vi khuẩn, các ribosome nằm ở dạng tự do trong các tế bào nguyên sinh và là sự kết dính của 2 tiểu đơn vị có độ lắng lần lượt là 30s và 50s. Hai tiểu phân tử này khi được kết hợp với nhau sẽ tạo thành ribosome 70s. Đây là loại ribosome nằm trong tế bào chất của vi khuẩn và chiếm tới 70% trọng lượng khô của tế bào chất.
Trong tế bào vi khuẩn riboxom có chức năng gì? Cũng tương tự với ribosome trong cơ tể người và động vật, trong cơ thể vi khuẩn, các ribosome có chức năng tổng hợp các loại protein của tế bào. Từ đó giúp tế bào hoạt động và phát triển. Đặc biệt, một số ribosome liên kết còn có thể trở thành các hạt dự trữ.
>>>>>Xem thêm: Giun đốt là gì? Đặc điểm và Vai trò của ngành giun đốt
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về ribosome là gì, cũng như chức năng và đặc điểm của chúng rồi. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về ribosome liên kết ở cơ thể người, động vật và vi khuẩn. Hãy đến với Gockhampha.edu.vn.COM.VN để khám phá nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé.