Mô là tập hợp tế bào chuyên hóa có chức năng vô cùng quan trọng đối với cơ thể của mỗi chúng ta, vậy nó có chức năng như thế nào? Hãy cùng Dinhnghia tìm hiểu mô là gì, chức năng và cách phân loại mô trong bài viết lần này nha.
Bạn đang đọc: Mô là gì? Phân loại, so sánh các loại mô và các bài tập về mô
Contents
Mô là gì?
Bạn có thể hiểu mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau và các tế bào này thường đảm nhiệm một chức năng nhất định trong cơ thể chúng ta. Trong cơ thể chúng ta có 4 loại mô chính là: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.
Mỗi loại trong số đó lại đảm nhiệm một vai trò khác nhau. Ngoài ra, ở một số loại mô sẽ có những thành phần không có trong cấu trúc tế bào bình thường như: Máu, calci, phosphor và chất cốt giao trong xương.
Phân loại và chức năng chính của các loại mô
Mô biểu bì
Mô biểu bì được cấu tạo từ các tế bào xếp sát cạnh nhau. Xen kẽ giữa các cơ là tế bào tuyến. Đây là loại cơ phủ ở ngoài cơ thể hoặc được dùng để lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa hay dạ con, bóng đái…
Chức năng chính của mô biểu biểu là bảo vệ và hấp thụ. Chúng sẽ tiết ra các chất cần thiết hoặc lấy đi các chất không cần thiết để bảo vệ và nuôi dưỡng cơ thể. Mô biểu bì được chia thành 2 loại chính là: Biểu bì bao phủ và biểu bì tuyến.
Mô cơ
Mô cơ là một phần của hệ vận động, có chức năng chính là co giãn và tạo nên sự vận động cho cơ thể. Cấu tạo của mô cơ gồm các tế bào có hình dạng kéo dài. Dựa vào vị trí của mô cơ, người ta chia thành 3 loại:
- Mô cơ trơn: đây là loại mô cơ cấu tạo nên các mạch máu hay các nội quan như dạ dày, ruột, bóng đái… Chúng có cấu tạo hình thoi, nhọn và có một nhân.
- Mô cơ vân: khác với mô cơ trơn, mô cơ vân có nhiều nhân và có những vân ngang. Vì thế, nó được gọi là mô cơ vân. Chức năng chính của loại cơ này là co lại và phình ra dưới sự kích thích của thần kinh để giúp cơ thể cử động.
- Mô cơ tim: đúng như tên gọi, mô cơ tim có vị trí ở phần tim của cơ thể. Đây là một bộ phận có chức năng cấu tạo nên thành tim. Chức năng của mô cơ tim là tham gia vào hoạt động co bóp của tim.
Mô liên kết
Giống như tên gọi, mô liên kết có ở tất cả các loại mô trong cơ thể để liên kết chúng lại với nhau. Dựa theo vị trí, người ta chia mô liên kết thành 2 loại chính, đó là mô liên kết dinh dưỡng và mô liên kết cơ học.
Trong đó, mô liên kết dinh dưỡng thường nằm giữa máu và bạch huyết, có tác dụng liên kết các mô tại đây với nhau. Còn mô liên kết cơ học thì thường nằm giữa mô sụn và xương. Mô liên kết còn được cấu tạo ở dạng sợi, chúng có 2 chức năng chính là chức năng dinh dưỡng và cơ học.
Chức năng của mô liên kết là tạo ra bộ khung cơ thể. Đồng thời, chúng cũng có chức năng neo giữ các cơ quan hoặc có chức năng đệm. Ngoài ra, mô liên kết dạng sợi vừa có sở hữu chức năng dinh dưỡng vừa có thêm chức năng cơ học cho cơ thể.
Mô thần kinh
Đúng như tên gọi, vị trí của mô thần kinh là ở các tế bào thần kinh hay còn gọi là các noron. Chức năng chính của mô thần kinh là tiếp nhận những kích thích từ bên ngoài, xử lý thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Mô thần kinh sẽ có vị trí ở não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh. Hơn hết, mô xốp cũng thuộc mô thần kinh cấu tạo nên cơ quan sinh dục ở nam.
Tìm hiểu thêm: ADN là gì? Mô tả cấu trúc không gian của ADN và ARN
Vậy là chúng ta đã tìm hiêu xong về 4 loại mô cơ bản và chủ yếu của cơ thể con người rồi. Để hiểu rõ hơn phần này, chúng ta hãy cùng so sánh 4 loại mô theo mẫu sau nhé:
Mô biểu bì | Mô liên kết | Mô cơ | Mô thần kinh | |
Đặc điểm cấu tạo | Gồm các tế bào xếp sát nhau | Tế bào nằm bên trong chất cơ bản | Tế bào dài, xếp thành lớp hoặc thành các bó | Gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron hoặc các tế bào thần kinh đệm |
Chức năng | Bảo vệ và hấp thụ các chất, tiết các chất cần thiết nuôi cơ thể | Tạo ra bộ khung của cơ thể, đồng thời neo giữ các cơ quan hoặc có chức năng đệm | Co giãn và tạo nên sự vận động | Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin, điều hòa hoạt động của các cơ quan. |
Cách so sánh các loại mô
So sánh mô biểu bì và mô liên kết
Điểm giống nhau: Cả hai tế bào mô đều là tập hợp những tế bào chuyên hóa. Chúng có cấu tạo giống nhau và thực hiện quá trình trao đổi chất như nhau.
Điểm khác:
- Mô biểu bì bao phủ bên ngoài cơ thể và thường nằm ở trong những cơ quan rỗng. Các tế bào sẽ nằm chặt trong mô và có chức năng bảo vệ cũng như che chở cho cơ thể, cơ quan.
- Mô liên kết bao gồm máu và mô mỡ kết nối những cơ quan hay cấu trúc, mô sụn, mô xương. Những tế bào trong mô liên kết sẽ phân tách, tách rời với nhau và có chức năng ổn định vị trí của những cơ quan, nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể.
So sánh mô cơ và mô thần kinh
Điểm giống nhau: Mô cơ và mô thần kinh đều là mô động vật. Cả hai đều được cấu tạo từ nhiều tế bào và hiện diện khắp mọi nơi trong cơ thể của chúng ta.
Điểm khác:
- Mô cơ là mô động vật chuyên về co bóp.
- Mô thần kinh lại có tác dụng giúp động vật giao tiếp với nhau.
So sánh mô bần và mô biểu bì
Điểm giống nhau: Mô bần và mô biểu bì đều thuộc loại mô che chở cho các loài thực vật.
Điểm khác:
- Mô bần được cấu tạo từ nhiều lớp tế bào chết và nó có chức năng bao bọc lấy những phần già của cây.
- Mô biểu bì có ở trên cơ thể người lẫn thực vật. Còn mô bần chí có ở trên thực vật.
>>>>>Xem thêm: Enzim là gì? Enzim trong nước bọt có tên là gì?
Các bài tập trắc nghiệm về mô
Câu 1: Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể
B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng
C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau
D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau
- Đáp án: D
Câu 2: Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại?
A. Mô máu
B. Mô cơ trơn
C. Mô xương
D. Mô mỡ
- Đáp án: B
Câu 3: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?
A. Mô cơ
B. Mô thần kinh
C. Mô biểu bì
D. Mô liên kết
- Đáp án: D
Câu 4: Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin
B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước
C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết
D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng
- Đáp án: C
Câu 5: Trong cơ thể người có mấy loại mô chính?
A. 5 loại
B. 2 loại
C. 4 loại
D. 3 loại
- Đáp án: C
Bài viết vừa rồi đã cung cấp những kiến thức cần thiết để giúp bạn giải đáp thắc mắc mô là gì. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn, hẹn gặp bạn ở những chủ đề tiếp theo.