Quy trình 6s là một quy trình đang ngày càng phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong quá trình sản xuất hiện nay. Hãy cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu 6s là gì và những ứng dụng của quy trình 6s trong sản xuất như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Quy trình 6S là gì? Ứng dụng quy trình 6S trong sản xuất như thế nào là đúng nhất?
Contents
Quy trình 6S là gì?
Quy trình 6S là phương pháp quản trị tinh gọn bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Toyota giữa những năm 1948 và 1975. Tuy ra đời từ rất lâu nhưng quy trình này vẫn còn được áp dụng đến tận ngày nay, giúp không gian nhà máy luôn ngăn nắp, sạch sẽ và có tổ chức.
6S được viết tắt của 5S + Safety. Trong đó, tiêu chuẩn 5S được xem là cơ sở của mô hình 6S, còn Safety là yếu tố giúp 6S trở nên phổ biến và đáp ứng các điều kiện sản xuất phức tạp. Quy trình 6s trong quản lý sản xuất hướng tới tăng chất lượng, hiệu quả và tăng khả năng kiểm soát an toàn sản phẩm.
Hiện nay quy trình 6s được rất nhiều công ty hàng đầu trong các lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm,… áp dụng vào sản xuất và chế biến.
Tìm hiểu về 5S
5S là một phương pháp quản lý và sắp xếp nơi làm việc. Nó là viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật: Seiri (整理 Sàng lọc), Seiton (整頓 Sắp xếp), Seiso (清掃 Sạch sẽ), Seiketsu (清潔 Săn sóc) và Shitsuke (躾 Sẵn sàng).
5S là một mô hình quản lý khá đơn giản, dễ thực hiện ở bất kỳ quốc gia, khu vực hay địa phương, tổ chức nào. Tuy là hệ thống cơ bản nhưng lại rất toàn diện, đa năng và hiệu quả. Cá nhân, tổ chức làm việc trong một môi trường sạch sẽ, lành mạnh sẽ làm cho tinh thần thoải mái và hiệu quả lao động sẽ tăng cao.
Tìm hiểu về yếu tố Safety
Safety là yếu tố tập trung vào việc xác định các mối nguy hiểm và thiết lập các biện pháp kiểm soát phòng ngừa. Điều này tác động trực tiếp tới người lao động – nguồn lực chính tạo nên sự thành công của mọi phương pháp quản trị cũng như đảm bảo rằng môi trường làm việc luôn tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn bắt buộc.
Do đó, Safety luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng cho phép quy trình 6s vận hành một cách trơn tru và hiệu quả cho đến hiện tại.
Cách ứng dụng quy trình 6S trong sản xuất
Mỗi một chữ S trong quy trình 6s đều có những ý nghĩa nhất định mà người chủ doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả tốt nhất thì cần biết cách ứng dụng nó trong quy trình sản xuất một cách phù hợp. Cụ thể như sau:
Seiri: Sàng lọc
Đây là bước đầu tiên trong quy trình tiêu chuẩn 6s mang ý nghĩa phân loại. Bước này nhằm mục đích phân loại, sắp xếp hàng hóa cũng như giảm bớt sự lộn xộn trong khu vực sản xuất dựa trên đối tượng, mục đích và tần suất sử dụng.
Doanh nghiệp phải thường xuyên phân loại, sàng lọc các mặt hàng theo mức độ thường xuyên sử dụng thông qua kế hoạch sản xuất. Đầu tiên cần xác định những công cụ và nguồn lực lao động cần thiết, sau đó là loại bỏ những đồ vật, máy móc, trang thiết bị không cần thiết.
Bước sàng lạc là rất quan trọng cho phép doanh nghiệp tạo môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn. Đồng thời cũng sẽ giúp tập trung vào mục tiêu kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Seiton: Sắp xếp
Đây là giai đoạn doanh nghiệp cần phải tiến hành sắp xếp hàng hóa, trang thiết bị một cách thông minh, khoa học và tối ưu nhất dựa trên các tiêu chí: Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và dễ trả lại.
Mục đích của việc sắp xếp là thiết lập có hệ thống để lưu trữ và truy xuất các mục, từ đó giúp tối đa hóa khả năng tiếp cận và không gian. Để mọi thứ dễ dàng hơn thì doanh nghiệp nêm mã hóa các thông thống bằng QR code và sử dụng mát đọc mã để đối soát, cập nhật nhanh chóng hơn.
Tìm hiểu thêm: POB là gì? Ý nghĩa của POB trong nhiều lĩnh vực
Seiso: Sạch sẽ
Sau khi các vật dụng không cần thiết đã được loại bỏ và các vật dụng cần thiết đã được sắp xếp thì bước tiếp theo là làm sạch.
Giai đoạn này bao gồm các hoạt động như dọn dẹp nơi làm việc, bảo trì máy móc, thiết bị và sử dụng các bước ngăn ngừa để giữ cho không gian làm việc ngăn nắp và sạch sẽ. Như vậy sẽ tạo ra môi trường ngăn ngừa thương tích và các sản phẩm sạch sẽ.
Ngoài ra, việc giữ môi trường sạch sẽ góp phần gia tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp, tại uy tín cao đối với khách hàng.
Seiketsu: Săn sóc
Mục đích của giai đoạn này là thiết lập một quy chuẩn mới tại nơi làm việc bằng cách xác định các phương pháp hay nhất và tạo ra các mục tiêu nhất quán cho ba giai đoạn đầu tiên.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách cung cấp các nhắc nhở trực quan, đặt ra kỳ vọng về trách nhiệm của người lao động và tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc thường xuyên. Việc thiết lập săn sóc sẽ tạo thói quen làm việc có quy trình cho một tập thể và phát triển các thói quen hiệu quả hơn.
Shitsuke: Sẵn sàng
Để quy trình 6S phát huy hiệu quả nhất thì doanh nghiệp phải đảm bảo rằng các công việc được áp dụng liên tục trong một thời gian dài cho đến khi nó trở thành bản chất trong công việc hàng ngày.
Giai đoạn này không chỉ là nhiệm vụ của mỗi người đứng đầu mà còn cần sự phối hợp của mỗi cá nhân, nhân viên. Mọi thành viên phải ý thức được việc coi nơi làm việc là ngôi nhà thứ 2 của mình, làm việc với tinh thần nghiêm túc thì mới đi đến thành công được.
Safety: An toàn
Bước thiết yếu của chữ S thứ 6 này tập trung vào việc xác định các mối nguy hiểm cũng như rủi ro gây ra sự mất an toàn. Sau đó là thiết lập các biện pháp kiểm soát phòng ngừa để hạn chế các mối nguy hiểm trong tương lai.
Điều này giúp giữ an toàn cho người lao động trong quá trình vận hành công việc và đảm bảo môi trường làm việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn bắt buộc của pháp luật và quốc tế.
Lợi ích của việc ứng dụng quy trình 6S cho doanh nghiệp
Hiện nay, khi áp dụng quy trình 6S, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận ra những sự thay đổi tích cực. Đầu tiên là loại bỏ những thứ không cần thiết khỏi nơi làm việc, đồng thời giúp doanh nghiệp sắp xếp môi trường làm việc tiện lợi, khuyến khích tinh thần tập thể.
Áp dụng quy trình 6S trong ngành vệ sinh cũng giúp tác động tích cực đến năng suất và chất lượng. Không chỉ vậy, 6S còn ngăn ngừa tốt nhất những tổn thất năng suất do chấn thương và các nguy cơ về sức khỏe nghề nghiệp bằng cách cung cấp các khu vực làm việc sạch sẽ và không có tai nạn tại nơi làm việc.
Khi thực hiện tiêu chuẩn 6S, môi trường làm việc của doanh nghiệp sẽ được cải thiện. Từ đó tạo thái độ làm việc tích cực và trách nhiệm hơn cho toàn bộ nhân viên, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
>>>>>Xem thêm: Japan Movt là gì? Phân biệt Made in Japan và Japan Movt
Tiêu chí đánh giá khi thực hiện quy trình 6S
Ta có bảng tiêu chí đánh giá thực hiện quy trình 6S với 6 tiêu chí, được phân ra 5 cấp độ tăng dần từ 0 đến 5 thể hiện hiệu quả đạt được khi ứng dụng quy trình 6S vào sản xuất.
Tiêu chí | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 | 0 |
Sàng lọc | Các vật dụng được giữ lại cần thiết, đầy đủ cho công việc | Vật dụng còn thiếu nhưng không đáng kể | Còn tồn tại một số thứ không cần thiết | Ít lộn xộn và có nhiều vật dụng không cần thiết | Còn lộn xộn, vật dụng không cần thiết đặt khắp nơi | Rất lộn xộn |
Sắp xếp | Các vật dụng được sắp xếp đúng các, gọn gàng, khoa học, có các ký hiệu để phân biệt vị trí, và đánh dấu | Vật dụng sắp xếp tương đối gọn và đúng vị trí, lối thông thoáng | Các vật dụng đã được lưu trữ đúng chỗ | Cơ bản vật dụng được đặt đúng chỗ, song, nhiều vật đặt sai vị trí, gây khó khăn trong tìm kiếm | Các vật dụng cần thiết không có vị trí, lối đi không rõ ràng | Công tác tổ chức sắp xếp tại khu vực sản xuất kém, hàng hóa lộn xộn |
Sạch sẽ | Mọi thứ trong khu vực đều trong tình trạng tuyệt vời, sạch sẽ, không bụi bẩn | Tất cả sạch sẽ và tiện dụng | Hầu hết sạch sẽ và tiện dụng. | Một số vị trí không sạch sẽ | Nhiều vật dụng, khu vực chưa được vệ sinh, cần được làm sạch | Khu vực sản xuất bẩn, ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe |
Săn sóc | Các tiêu chuẩn cho từng khu vực được tuân theo, công tác cải thiện được thực hiện tốt | Các tiêu chuẩn cho các khu vực được tuân theo, các khu vực có thể cải thiện hầu hết đã làm. | Cơ bản tuân theo các tiêu chuẩn và cải thiện các khu vực còn khả năng | Có ít tiêu chuẩn được tuân theo hoặc theo dõi | Rất ít danh sách kiểm tra các tiêu tồn đọng nhiều vấn đề cần giải quyết | Không có danh sách kiểm tra, doanh nghiệp không thể tiến hành đánh giá chương trình 6s |
Sẵn sàng | Tất cả hệ thống được lập hồ sơ và theo dõi để duy trì ít nhất trong nửa năm | Duy trì trong ít nhất 90 ngày | Tối thiểu duy trì trong 30 ngày | Duy trì dưới 30 ngày | Hệ thống theo dõi ít ổn định | Không có hệ thống hay cam kết duy trì 6S |
An toàn | Tất cả các thiết bị an toàn đã được kiểm tra và hoạt động tốt. Các khu vực bên ngoài cơ sở được duy trì tốt | Trên 85% các thiết bị an toàn được kiểm tra, các mục tương tự điểm 5 nhưng doanh nghiệp vẫn cần cải tiến | 60% các thiết bị an toàn được kiểm tra, nhân viên được đào tạo bài bản, các tiêu chuẩn tương tự mức 4 điểm | Dưới 50% thiết bị được kiểm tra an toàn, các tiêu chuẩn còn lại thấp hơn điểm 3 | Dưới 30% thiết bị được kiểm tra an toàn, các mục còn lại thấp hơn điểm 2 | Trên 80% các thiết bị không được kiểm tra an toàn, hầu hết các mục còn lại đều tệ |
Trên đây là những thông tin về khái niệm 6s là gì và ứng dụng quy trình 6S trong sản xuất để đạt hiệu quả cao. Nếu có bất cứ câu hỏi hay đóng góp nào liên quan đến nội dung bài viết 6s là gì, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để cùng Gockhampha.edu.vn.VN tìm hiểu thêm nữa nhé!