M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay
Rate this post

Nếu thường xuyên quan tâm đến kinh tế, tìm hiểu các thông tin tài chính trên báo, đài chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp cụm từ M&A. Vậy M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay là gì và quy trình thực hiện M&A gồm những bước nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Bạn đang đọc: M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

M&A là gì?

M&A trong đó: M có nghĩa là Sáp nhập (Mergers) và A có nghĩa là Mua lại (Acquisitions).

Hoạt động M&A chính là giành quyền kiểm soát, quản lý, đưa ra các quyết định định hướng hoạt động doanh nghiệp nào đó bằng cách mua một phần cổ phiếu hoặc toàn bộ danh nghiệp đó để sát nhập.

 

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

M&A là viết tắt của 2 cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại)

Các công ty có cùng quy mô hoạt động thường có xu hướng Mergers (Sáp nhập) để thành lập một doanh nghiệp với tư cách pháp nhân mới. Khi đó, doanh nghiệp mới này sẽ có quyền quyết định về toàn bộ tài sản, quyền lợi, quyền sở hữu của các công ty bị sát nhập.

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Mergers đây là sự liên, hợp tác giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô

Khác với Mergers, Acquisitions (Mua lại) lại là hoạt động một doanh nghiệp, tổ chức lớn mua lại những doanh nghiệp, công ty nhỏ. Sau khi mua lại xong, doanh nghiệp có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp, công ty nhỏ đó.

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Acquisitions (Mua lại) lại là hoạt động một doanh nghiệp lớn mua lại những doanh nghiệp nhỏ

Các hình thức M&A phổ biến

M&A có rất nhiều hình thức khác nhau tùy theo tính chất và cách thức hoạt động. Có các hình thức M&A phổ biến sau:

M&A theo chiều dọc

M&A theo chiều dọc (Vertical) là hình thức M&a giữa hai công ty, doanh nghiệp có giá trị, quy mô chuỗi sản xuất ngang nhau, cung cấp cùng một dịch vụ, nhưng có giai đoạn sản xuất khác nhau.

Ưu điểm của hình thức này chính là:

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ và tránh sự gián đoạn trong nguồn cung cấp các mặt hàng thiết yếu.
  • Hạn chế sự cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp gia tăng lợi nhuận, giảm cạnh tranh và giảm chi phí trung gian.

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

M&A theo chiều dọc

M&A theo chiều ngang

Các công ty, doanh nghiệp cùng ngành sản xuất, giai đoạn sản xuất giống nhau thường có hoạt động sáp nhập theo chiều ngang. Các công ty này thường là đối thủ của nhau, cung cấp cùng một dòng sản phẩm, có chung đối tượng người tiêu dùng.

Ưu điểm M&A theo chiều ngang:

  • Giảm bớt sự cạnh tranh trên thị trường, từ đó giúp tăng doanh thu và lợi nhuận.
  • Giảm được các chi phí cố định và mở rộng được thi trường.

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

M&A theo chiều ngang

M&A kết hợp (tập đoàn)

Đây là hình thức mua bán và sáp nhập với mục định hình thành và tạo nên các tập đoàn lớn mạnh. Việc sáp nhập này diễn ra giữa các công ty có chung mục tiêu khách hàng nhưng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Các sản phẩm này có thể bổ sung cho nhau hoặc cùng nhau phát triển nhưng về mặt kỹ thuật, công đoạn sản xuất có thể là khác nhau.

 

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

M&A kết hợp (tập đoàn)

Việc kết hợp tập đoàn giúp công ty trở nên đa dạng hóa hàng hóa, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Vì những sản phẩm khi bán sẽ bổ trợ, khuyến khích người dùng mua sản phẩm còn lại.

Các công ty được liên kết theo nhiều cách khác nhau, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực khác của ngành. Bên cạnh đó loại sáp nhập này giúp giảm rủi ro và cung cấp quyền truy cập vào các tài nguyên và thị trường không có sẵn trước đó.

 

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Việc kết hợp tập đoàn giúp công ty trở nên đa dạng hóa và thu được nhiều lợi nhuận hơn

Các bước trong quy trình M&A

Quá trình M&A thường tiêu tốn khá nhiều thời gian có thể mất từ ​​6 tháng đến vài năm để hoàn thành. Các bước trong quy trình M&A cụ thể bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xây dựng chiến lược M&A

Không chỉ riêng M&A mà bất kỳ chiến lược nào cũng cần xây dựng những kế hoạch cụ thể. Việc này sẽ được Giám đốc điều hành hay lãnh đạo cấp cao xây dựng và phát triển chiến lược M&A một cách rõ ràng, đề ra những mục tiêu mong muốn và phương thức để đạt được mục tiêu đó.

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Xây dựng chiến lược M&A

Bước 2: Xác định tiêu chí tìm kiếm M&A

Bước tiếp theo là xác định các tiêu chí cụ thể và rõ ràng về lợi nhuận, vị trí địa lý hoặc cơ sở khách hàng…  nhằm xác định các công ty, mục tiêu tiềm năng có thể mua lại hoặc sáp nhập.

 

Tìm hiểu thêm: GoPro là gì? Bạn biết gì về dòng máy quay dành cho dân phượt

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay
Xác định tiêu chí tìm kiếm M&A

Bước 3: Đánh giá các mục tiêu tiềm năng

Sau khi đã lựa chọn và lập ra danh sách các mục tiêu tiềm năng phù hợp các tiêu chí đề ra, người quản lí sẽ đánh giá các công ty đó để lựa chọn ra mục tiêu phù hợp nhất.

 

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Đánh giá các mục tiêu tiềm năng

Bước 4: Bắt đầu lập kế hoạch mua lại

Liên lạc với các công ty thỏa mãn điều kiện, phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp để trao đổi, đàm phán. Từ đó thu thập thêm các thông tin quan trọng và xem xét doanh nghiệp này có phù hợp với mục tiêu sát nhập hoặc mua lại không.

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Bắt đầu lập kế hoạch mua lại

 

Bước 5: Thực hiện phân tích định giá

Sau khi đã có sự thỏa thuận ban đầu với công ty mục tiêu, người thâu tóm yêu cầu công ty mục tiêu cung cấp thông tin đáng kể (tài chính hiện tại, tài sản…). Từ đó có nhiều thông tin hơn nhằm đánh giá thêm về doanh nghiệp và mục tiêu mua lại phù hợp

 

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Thực hiện phân tích định giá

Bước 6: Đàm phán

Sau khi đã có những phân tích, đánh giá chi tiết, hiểu hết về công ty định thâu tóm. Người thâu tóm sẽ đưa ra những đề nghị hợp lí, trình bày bên công ty mục tiêu, từ đó hai công ty có thể thương lượng các điều khoản chi tiết, rõ ràng hơn.

 

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Đàm phán

Bước 7: Thẩm định

Bên thâu tóm sẽ tiến hành kiểm tra và phân tích chi tiết mọi khía cạnh và hoạt động của công ty mục tiêu (chỉ số tài chính đến tài sản và nợ, nguồn khách hàng, nguồn nhân lực mà công ty đang sở hữu,…). Sau đó, xác nhận hoặc điều chỉnh giá trị của công ty mục tiêu một cách chính xác nhất.

 

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Thẩm định

Bước 8: Hợp đồng mua bán

Khi mọi bước trên đều suôn sẻ và không có vấn đề lớn nào phát sinh, hai bên sẽ thực hiện hợp đồng mua bán cuối cùng. Hai bên thỏa thuận và đưa ra quyết định cuối cùng về loại thỏa thuận mua hàng đó là mua tài sản hay mua cổ phần.

 

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Hợp đồng mua bán

Bước 9: Tài chính

Khi ký kết được hoàn tất, nhà đầu tư (sỡ hữu cổ phiếu của công ty bị mua lại) sẽ nhận được một cổ phiếu mới trong danh mục đầu tư, là cổ phiếu mở rộng của công ty mua lại.

Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp nhà đầu tư sẽ nhận được cổ phiếu mới xác định một thực thể doanh nghiệp mới được tạo ra bởi thỏa thuận M&A. Công ty mua lại sẽ thanh toán cho công ty được mua bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc có thể bằng cả hai.

 

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

Khi ký kết được hoàn tất, nhà đầu tư sẽ nhận được một cổ phiếu mới trong danh mục đầu tư

Bước 10: Kết thúc giao dịch

Kết thúc giao dịch, lúc này người thâu tóm cùng các nhóm quản lý của mục tiêu sẽ thực hiện sáp nhập hai công ty. Sau khi kết thúc giao dịch Người mua và Người bán thường có một số điều chỉnh tài chính và Người mua phải tích hợp công ty được mua lại vào công ty mẹ hoặc đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục hoạt động như một doanh nghiệp độc lập.

 

M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay

>>>>>Xem thêm: Công nghệ Advanced Pro-Flo là gì? 4 bình sữa Pur van Pro-Flo

Kết thúc giao dịch

Trên đây là bài viết về M&A là gì? Các hình thức M&A phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết có ích với bạn, chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *