Nếu bạn là người sở hữu tình yêu to lớn với game thì chắc hẳn đã nghe qua từ game engine. Vậy bạn đã biết Game engine là gì và top 10 engine game có ảnh hưởng nhất chưa? Cùng trang tin Gockhampha.edu.vn tìm hiểu ngay phần mềm này trong bài viết bên dưới nhé!
Bạn đang đọc: Game engine là gì? Top 10 engine game có ảnh hưởng nhất
Contents
Game engine là gì?
Định nghĩa
Game engine tên tiếng Việt là phần mềm game, đây là phần mềm dùng để thiết kế và phát triển một trò chơi điện tử (video game). Cụ thể, game engine là phần mềm trung gian kết nối tương tác của nhiều ứng dụng trong cùng một hệ thống với nhau, hỗ trợ các nhà làm game phát triển game của mình.
Một game engine thường bao gồm kết xuất đồ họa cho các hình ảnh 2D hay 3D, công cụ tính toán và phát hiện va chạm, hoạt hình, trí tuệ nhân tạo, quản lý bộ nhớ, phân luồng,… Quá trình phát triển từ 1 game engine ra những game khác nhau mất rất nhiều kinh phí và thời gian cho các nhà sản xuất.
Lịch sử hình thành
Khi game engine chưa xuất hiện, để phát triển phần mềm game, các nhà phát hành game phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng từ những phần nhỏ ban đầu. Vào những năm 1980 thì một số hệ thống đồ họa 2D mới xuất hiện, đánh dấu nền tảng phát triển các trò chơi. Trong đó, nổi tiếng nhất là RPG Maker của ASCII được công chúng biết đến vào năm 1998.
Mãi đến những năm 1990, thuật ngữ “Game engine” mới chính thức được công nhận và được áp dụng vào các game 3D. Cũng từ đây, game engine và nội dung game được biết đến là hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Cũng vào năm 1988, Quake III Arena và Unreal là hai đại diện tiêu biểu của giai đoạn khởi nguồn này.
Hiện nay, game engine còn xuất hiện trong các thể loại game nhập vai ngoài game bắn súng góc nhìn thứ nhất như: MMORPG: Dark Age of Camelot và The Elder Scrolls III: Morrowind. Hơn nữa, để phù hợp với trải nghiệm người dùng, game engine phải được viết bằng ngôn ngữ lập trình phức tạp và thường xuyên chỉnh sửa.
Mục đích hình thành và phát triển
Game engine cung cấp một nền tảng phần mềm linh hoạt và dễ tái sử dụng với các chức năng cốt lõi cần thiết bằng các công cụ phát triển trực quan. Từ đó, thuận tiện hơn cho việc phát triển các ứng dụng game nhưng vẫn đảm bảo được các yếu tố quan trọng trong ngành công nghiệp game như giá thành, độ phức tạp, bắt kịp xu hướng,…
Game engine cho phép một game có thể chạy trên nhiều hệ máy như những phần mềm trung gian khác. Game engine thường được sử dụng cho các loại khác của ứng dụng tương tác với đồ họa thời gian như đào tạo mô phỏng, mô hình hóa môi trường, dựng hình kiến trúc,…
Để việc trình diễn hướng đối tượng của thế giới game 3D trong thiết kế được đơn giản hóa và giúp kết xuất thế giới ảo rộng lớn một cách hiệu quả hơn, game engine ngày nay thường được cung cấp bởi một trường đồ thị dựng sẵn.
Phần mềm trung gian trò chơi (Game middleware)
Trong game engine, phần mềm trung gian trò chơi (Game middleware) được hiểu là hệ thống con của chức năng trong một công cụ trò chơi. Game middleware hiện nay thường cung cấp âm thanh, hình ảnh, hệ thống vật lý, chức năng AI và phổ biến nhất hiện nay chính là RenderWare và Gamebryo.
Hiện nay, bốn gói phần mềm trung gian được sử dụng phổ biến nhất là Bink, Havok, FMOD, GFx. Ngoài ra, một số phần mềm trung gian hoạt động còn hiệu quả hơn toàn bộ engine dù chỉ thực hiện một chức năng như SpeedTree.
Game engine trong thời buổi hiện nay
Trong thời buổi hiện nay, các ứng dụng của game engine vẫn đang liên tục mở rộng và phát triển và vượt ra khỏi giới hạn giải trí đơn thuần để đáp ứng nhu cầu của người dùng như: Huấn luyện ảo, mô phỏng, y tế ảo, mô phỏng các ứng dụng quân sự,…
Nhờ vào Microsoft XNA (công nghệ XNA) cung cấp phần mềm phát triển chung cho tất cả các game trên các sản phẩm liên quan và hệ máy Xbox mà các game độc lập được mở rộng với ít chi phí hơn. Bên cạnh đó, các game engine hiện nay đều được phát triển trên ngôn ngữ lập trình là C# và Java hay Python, .NET.
Tổng hợp 10 engine game có ảnh hưởng nhất ngành game
Unreal Engine
Unreal Engine cho phép người chơi sử dụng góc quay của camera theo chuyển động của nhân vật, giúp tạo sự chân thực cho khung cảnh và tương tác của nhân vật trong game. Vì vậy, Unreal Engine hay xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như tựa game online, offline bom tấn,…
Unity
Unity hỗ trợ và phát triển game trên nhiều nền tảng khác nhau và rất thích hợp cho nhà phát hành game mới vào nghề. Đây cũng là phần mềm được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực từ xây dựng game, phim ảnh, phục vụ Quân đội Hoa Kỳ,… Một trong những cái tên bom tấn không thể bỏ qua đó chính là Pokemon Go, Beat Saber,…
Tìm hiểu thêm: Cảm biến cửa là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cảm biến cửa
CryEngine
CryEngine là sản phẩm của công ty game Crytek – Đức, đây là phần mềm có thể áp dụng linh hoạt cho nhiều hệ máy console khác nhau và được dùng tạo nên tên tuổi cho thương hiệu game Far Cry. CryEngine giúp các nhà phát triển tạo ra thế giới 3D chân thật, các trò chơi giả lập một cách chính xác và thuận tiện hơn.
id Tech
id Tech là phần mềm do đội ngũ Software phát triển và ra mắt vào năm 1992, đến nay đã có phiên bản id Tech 7. id Tech góp phần đóng góp không nhỏ vào các tựa game bom tấn nổi tiếng như game Doom nhờ vào khả năng tối ưu hóa phần cứng. Phần mềm này giúp lập trình viên tạo ra tựa game hỗ trợ tần số quét tối đa lên đến 1000 fps, từ đó tạo ra thế giới game chân thật.
Source
Được giới thiệu vào năm 2006, nhờ vào sự tối ưu về mặt thiết kế hình ảnh mà Source hay Source Engine là phần mềm dùng để tạo ra các tựa game 3D nổi tiếng như: Counter Strike và Half-Life. Năm 2015, thương hiệu game đình đám Dota 2 cũng được xây dựng nên từ Source 2 và được Valve cho ra mắt vào năm này.
Amazon Lumberyard
Amazon Lumberyard là phần mềm lập trình game “giá rẻ” phát triển trên nền tảng của CryEngine. Các nhà phát triển dùng dữ liệu trên nền tảng của đám mây Amazon cũng như kết hợp với các công cụ sẵn có để kịp thời phát triển tối ưu và đưa ra các bản nâng cấp tốt nhất cho nhu cầu của người chơi.
Godot
Godot là phần mềm được thiết kế để hỗ trợ các nhà phát hành tạo ra bối cảnh 2D và 3D, sử dụng được cả điện thoại và PC. Người chơi có thể sáng tạo ra nhiều game khác nhau khi sử dụng Godot phụ thuộc vào khả năng của lập trình viên. Một số tựa game tiêu biểu phải kể đến như: Deponia hay Sonic Colors: Ultimate.
GameMaker Studio
Nhờ vào GameMaker Studio mà việc tạo ra tựa game chưa bao giờ là đơn giản đến vậy khi bạn chỉ cần hai thao tác là kéo và thả để hoàn thành trò chơi. Đây cũng chính là phần mềm được phát triển cho việc thiết kế các tựa game đồ họa 2D. Ngoài ra, còn có một kênh YouTube hỗ trợ các nhà phát triển mới vào nghề có thể sáng tạo ra game 2D do các nhà phát triển Yo Yo games lập ra.
Infinity Engine
Năm 1998, các nhà phát triển BioWare cho ra mắt Infinite Engine để hỗ trợ việc xây dựng hoạt ảnh 2D cho các sản phẩm game nhập vai. Tiếp theo, BioWare đã cho ra mắt Aurora Engine – phần mềm game với âm thanh môi trường chân thực và khả năng tạo bóng và đánh sáng theo thời gian thực chỉ sau 4 năm.
Tựa game nổi tiếng phải kể đến là The Witcher của CD Projekt Red, Star Wars: Knights of the Old Republic (2003), Star Wars Knights of the Old Republic II: The Sith Lords (2004).
Dark Engine
Dark Engine được các nhà phát triển game Looking Glass Studios ấp ủ ý tưởng từ năm 1995 để hỗ trợ cho các nhà phát triển tạo ra môi trường chân thực gồm các NPC với nhận thức khác nhau, khả năng đổ bóng tự động, phản chiếu ánh sáng.
Năm 2000, Dark Engine chính thức khép lại chặng đường của mình nhưng vẫn luôn được xem là một trong những phần mềm có thể tạo ra đồ họa đẹp và có chiều sâu nhất thông qua series game Thief – loạt game nhập vai hành động lén lút đình đám những năm đầu của thế kỷ 21.
>>>>>Xem thêm: Vải kaki là gì? Đặc điểm, các loại vải kaki phổ biến
Thông qua bài viết Game engine là gì? Top 10 engine game có ảnh hưởng nhất vừa rồi, hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về một thế giới game sống động với những phát minh mang tính thành tựu. Nếu yêu thích bài viết, bạn hãy chia sẻ cho bạn bè cũng xem nhé, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau.