Microsoft DirectX là bộ sưu tập các giao diện lập trình ứng dụng (API) giúp xử lý những tác vụ liên quan đến đa phương tiện trên hệ điều hành Windows. Vậy Microsoft DirectX là gì, hãy cùng Gockhampha.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Microsoft DirectX là gì? Vì sao bạn nên cài đặt và sử dụng DirectX?
Contents
Microsoft DirectX là gì?
Microsoft DirectX là tập hợp các giao diện lập trình ứng dụng (API). Bộ dữ liệu khổng lồ này cho phép người dùng có thể kết nối với các thư viện và ứng dụng khác nhau. Nhờ đó, hỗ trợ tối ưu đồ họa 3D, hình ảnh, âm thanh, các tác vụ đa phương tiện khác,…
DirectX là cái tên đại diện cho tất cả bộ giao diện lập trình ứng dụng (API) của Microsoft như: DirectDraw, Direct3D, DirectSound, DirectMusic, DirectPlay,…
Vì sao bạn cần sử dụng DirectX?
Chơi các tựa game trên nền tảng DirectX
Đa phần các tựa game được phát triển trên nền tảng Microsoft DirectX đều yêu cầu có DirectX hoạt động. Các trò chơi được thiết kế cho Windows 98 hay những hệ điều hành mới hơn đều sử dụng DirectX.
Các trò chơi khi tải về nếu không có bản DirectX thích hợp đều sẽ gợi ý cho bạn tải về và cài đặt đúng yêu cầu. Bạn cũng nên đảm bảo driver mới và phù hợp với thông số kỹ thuật của phần cứng như card đồ họa, card âm thanh,… để tải về.
Đang học, thực hành lập trình – gần tương đương nhà phát triển
Nếu bạn đang học lập trình hay muốn trở thành một nhà phát triển thì điều bạn cần là những API thuộc DirectX để truy cập vào những card âm thanh. Điều này giúp bạn có thể tạo hiệu ứng âm thanh, đồ họa 2D, 3D để truyền tải nội dung tốt hơn.
Tuy nhiên hiện nay không chỉ có DirectX là có thể hỗ trợ bạn mà bạn có thể lựa chọn nhiều API khác mang nhiều tính năng hơn. Nếu là người dùng bạn chỉ cần DirectX là đủ, còn là một nhà phát triển bạn hãy thử tìm hiểu thêm những API khác nhé.
Cấu tạo của DirectX
Tầng thứ nhất: Lớp nền tảng
Lớp nền tảng được xem là phần cốt lõi của DirectX. Bởi đây là nơi sẽ tập hợp những API cấp thấp nhất để xây dựng nền móng cho những tác vụ đa phương tiện cũng như những nội dung mang tính tương tác khác. Nhờ tầng này ta có thể tác dụng đến những API khác như:
- DirectDraw: Giúp quản lý bề mặt của đồ hoạ.
- Direct3D: Có thể cung cấp những tính năng 3D ở cấp thấp.
- DirectInput: Dùng có thể sử sử dụng như một tính năng hỗ trợ những thiết bị nhập, thậm chí với các Joystick thế hệ mới cũng có thể sử dụng.
- DirectSound: Lớp nền tảng này sẽ cung cấp hiệu ứng âm thanh và bộ trộn tiếng.
- DirectSound 3D: API này hỗ trợ người dùng tạo ra những hiệu ứng âm thanh 3D từ những kiểu loa 2D.
- DirectSetup: Có thể cài đặt các phần mềm, những Driver tự động.
Tầng thứ hai: Lớp phương tiện
Nếu lớp nền tảng tập hợp những API ở cấp thấp thì với lớp phương tiện đây là nơi tập hợp API cấp ứng dụng. Giúp tận dụng khả năng của lớp nền tảng và có tính độc lập với các thiết bị. Chẳng hạn như:
- Direct3D: Có khả năng tập hợp những tính năng biểu diễn 3D.
- DirectPlay: Tính năng này cho phép người nhiều dùng có thể chơi game qua mạng cùng nhau.
- DirectShow: Tính năng này giúp quản lý Slide Show.
- DirectAnimation: Để tạo ra những hoạt hình, DirectAnimation là một tính năng cần thiết và không thể thiếu.
- DirectModel: Hỗ trợ, cung cấp các khả năng mô phỏng 3D.
Tìm hiểu thêm: Tinder Baby là gì ? Sự nhầm lẫn giữa Tinder Baby và Sugar Baby
Tầng thứ ba: Lớp thành phần
Đây là lớp trên cùng của DirectX. Nó có thể sử dụng những tính năng của cả hai lớp trên bao gồm:
- NetMeeting: Giúp người dùng có thể làm việc theo nhóm tại mạng máy tính.
- ActiveMovie: Đây là một công cụ quản lý, trình diễn phim MPEG vả cả hỗ trợ chơi các file phim, âm thanh.
- NetShow: Truyền tải những nội dung multimedia qua Internet.
Công dụng của Intel DirectX
Có thể nói DirectX là một bộ sưu tập API nhằm xử lý đa phương tiện, nó được ví như một thư viện DLL lớn. Nhờ vậy các nhà phát triển có thể tạo ra những đồ họa với chất lượng cao mà tốc độ nhanh, âm thanh đa dạng và không có lỗi về lập trình cho thiết bị đầu vào.
DirectX là một công cụ quan trọng được các ứng dụng hay phần mềm yêu cầu để có thể giao tiếp với phần cứng. Vì vậy game sử dụng DirectX sẽ mang đồ họa rất cao là photorealistic (ảnh hiện thực).
Nhờ DirectX mà những nhà phát triển còn có thể tận dụng được những đơn vị xử lý đồ họa mang khả năng 3D, card âm thanh và những phần cứng khác thông qua sự hỗ trợ ngôn ngữ cấp thấp.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
Ngày nay DirectX vẫn rất được yêu thích sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Bởi nó là một sự hỗ trợ lớn đối với các nhà phát triển. Có thể kể đến vài ưu điểm như:
- Các phiên bản trước của DirectX đều sẽ tương thích với các phiên bản cũ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không cần thay card đồ họa mới vẫn tận dụng đủ các tính năng của phiên bản mới.
- Hỗ trợ laptop và máy tính cấu hình thấp: Dù là laptop hay máy tính bảng thì đều có thể sử dụng DirectX mà không lo máy sẽ bị đơ hay lag.
- Khả năng hỗ trợ phần cứng tối đa: DirectX mang đến cho ứng dụng khả năng quản lý trực tiếp những tài nguyên và đồng bộ hóa cần thiết. Nhờ nó các nhà phát triển có thể phân chia nhiệm vụ giữa GPU và đồ họa tích hợp CPU tốt hơn.
Nhược điểm
Tuy được ưu ái sử dụng nhưng DirectX cũng có những nhược điểm nhỏ. Chẳng hạn có thể kể đến như:
- Là công cụ khá mới mẻ đối với game thủ cũng như các nhà phát hành không có sự đầu tư về mặt truyền thông. Vì vậy, nhiều game thủ sẽ không lựa chọn DirectX đó sợ bị lỗi hệ thống.
- Hạn chế về mặt tương thích đa nền tảng: Với các nền tảng khác như PlayStation hay MacOS để dùng DirectX họ phải thay đổi bộ API khác. Số lượng phần cứng có thể hỗ trợ DirectX cũng không phong phú.
- Thường xuyên kiểm tra phiên bản của card đồ họa: Phải thường xuyên kiểm tra để có thể nâng cấp kịp thời. Bởi mỗi phiên bản DirectX sẽ chỉ tương thích với một số card đồ họa nhất định.
>>>>>Xem thêm: Pinterest là gì? Thông tin mới nhất, đầy đủ nhất về Pinterest
Vậy là Gockhampha.edu.vn đã cung cấp cho bạn những kiến thức về Microsoft DirectX là gì cũng như tầm quan trọng của tính năng này trên hệ điều hành Windows. Hãy để lại bình luận nếu bạn còn những thắc mắc nhé.