Nhiều người vẫn hay khuyên bạn nếu thấy có dấu hiệu red flag trong tình yêu thì nên tránh ngay đi. Vậy bạn đã hiểu được chính xác red flag là gì? Cũng như phải làm gì nếu bị vướng vào một mối quan hệ red flag chưa? Cùng Dinhnghia.com.vn tìm hiểu ngay!
Bạn đang đọc: Red flag là gì? Những dấu hiệu cảnh báo “cờ đỏ” mà bạn cần biết
Contents
Red flag là gì?
Red flag (tiếng Việt là cờ đỏ) là dấu hiệu cảnh báo cho thấy sự tồn tại hoặc tiềm ẩn của một vấn đề, rủi ro, hoặc tình huống không tốt, không an toàn.
Trong văn hóa đại chúng, red flag thường được sử dụng để ẩn dụ về người, mối quan hệ hoặc tình huống mà bạn nên đề phòng và cẩn trọng hơn. Đặc biệt trong tình yêu, red flag là những dấu hiệu hoặc tín hiệu cảnh báo cho thấy có những vấn đề tiềm ẩn và thường chỉ ra rằng mối quan hệ có thể không lành mạnh hoặc không đáng tin cậy.
Red flag còn được dùng trên Tiktok qua các meme hoặc trào lưu vui nhộn đề cập đến các tình huống mà người dùng đánh giá là rủi ro, không nên làm. Hoặc red flag trên Facebook chỉ các dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề nghiêm trọng, thông tin sai lệch, mà người đăng muốn thông báo hoặc cảnh giác đến bạn bè và người theo dõi.
Ngoài ra, red flag còn xuất hiện trong nhiều lĩnh vực như thể thao, kinh doanh, giao tiếp hay bất cứ lĩnh vực nào cần phải nhận diện và đối phó với các vấn đề có thể gây hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ.
Nguồn gốc ra đời thuật ngữ red flag
Red flag là cụm từ được bắt nguồn từ văn hóa sử dụng cờ đó, chủ yếu là các hoạt động liên quan đến lực lượng vũ trang, đặc biệt là trong việc cảnh báo và báo hiệu về các tình huống nguy hiểm. Quân đội và các tổ chức quân sự đã sử dụng cờ đỏ như một biểu tượng cảnh báo trong nhiều thế kỷ để thông báo về những điều quan trọng trong chiến tranh.
Những năm 1600, cờ đỏ được sử dụng trong quần đội để báo hiệu sẵn sàng ra trận. Và đến những năm 1700, red flag được sử dụng với ý nghĩa là dấu hiệu cảnh báo. Ngoài ra, red flag còn được sử dụng trong các cuộc đua vào khoảng thế kỷ 19, cờ đỏ được dùng để thông báo cuộc đua đang trong tình trạng bị gián đoạn hoặc ngừng hoạt động.
Vậy vì sao lại sử dụng màu đỏ để làm dấu hiệu cảnh báo? Màu đỏ là màu sắc rực rỡ và nổi bật, có bước sóng dài nhất nên ít bị tán xạ hơn các màu khác nên nó dễ dàng thu hút sự chú ý và nhận biết kể cả ở khoảng cách xa. Hơn nữa, màu đỏ có thể tạo ra một hiệu ứng tâm lý khiến người nhìn thấy sẽ tỉnh táo và cảnh giác hơn.
Vì sao hiện nay red flag lại trở nên phổ biến?
Red flag đã được sử dụng phổ biến trong giao tiếp, nhưng hiện nay red flag là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Và khi search từ khóa “red flag” sẽ thường nhận về những bài viết liên quan đến các dấu hiệu của red flag trong mối quan hệ.
Red flag xuất hiện từ cộng đồng tên Black Twitter và các thành viên trong cộng đồng này thường chia sẻ quan điểm, góc nhìn về red flag trong tình yêu hoặc khi đi hẹn hò. Sau đó, từ khóa này bắt đầu nổi lên nhanh chóng trên Twitter và được sử dụng để đề cập đến những hành động cảnh báo “cờ đỏ” trong mối quan hệ tình cảm.
Vấn đề liên quan đến mối quan hệ tình cảm luôn thu hút sự quan tâm của mọi người. Người dùng thường tìm kiếm “red flag” để hiểu rõ hơn về những tín hiệu cảnh báo trong mối quan hệ và cách nhận biết các mối đe dọa tiềm ẩn trong tình yêu. Sự lan truyền nhanh chóng trên Internet, đặc biệt là TikTok, Twitter, Facebook, cũng góp phần làm “red flag” trở nên phổ biến và được tìm kiếm nhiều hơn trên Google.
Một số dấu hiệu red flag trong tình yêu
Thường xuyên nói dối
Nói dối là dấu hiệu red flag đầu tiên trong tình yêu. Khi một trong hai người trong mối quan hệ thường xuyên nói dối, điều này có thể báo hiệu về những vấn đề tiềm ẩn và không tốt trong mối quan hệ. Nói dối có thể liên quan đến những sự kiện hằng ngày, nơi họ đến, đối tượng đang trò chuyện,…
Nói dối nhiều lần và thường xuyên sẽ làm mất đi sự tin tưởng lẫn nhau, tạo nên sự bất an lo lắng, dễ có những xung đột trong mối quan hệ.
Luôn chỉ trích, đánh giá thấp bạn
Dấu hiệu “red flag” khi một người luôn chỉ trích và đánh giá thấp bạn là một tín hiệu không tốt trong mối quan hệ. Khi một người thường xuyên nói những lời tiêu cực, có ý chỉ trích và không tôn trọng bạn làm ảnh hưởng đến sự tự tôn và tự tin của bản thân, có thể làm bẽ mặt bạn trước gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh.
Kiểm soát và đeo bám quá mức
Kiểm soát và đeo bám quá mức cũng là một dấu hiệu báo động red flag cho bạn. Khi một người trong mối quan hệ cố gắng can thiệp quá nhiều vào cuộc đời bạn, thường quan tâm đến những gì họ muốn hơn là quan tâm đến ý muốn và suy nghĩ của bạn.
Ngoài ra, họ còn dùng cách chiến tranh lạnh để kiểm soát cảm xúc, họ sẽ không nói chuyện hoặc hành động như thể hai người không trong bất cứ mối quan hệ nào, như hai người xa lạ. Nói chung, họ thường dùng cách áp đặt đối phương hơn là thấu hiểu.
Giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực
Đây chính là hồi chuông cảnh báo cho bạn, nếu đối phượng có những hành vi bạo lực, có thể làm tổn thương cả về tinh thần lẫn thể xác cho bạn, gia đình, bạn bè, người lạ và cả động vật.
Thái độ nổi nóng và cáu gắt thường xuyên với các lời nói tục tĩu hoặc những hành vi bạo lực gây tổn hại đến bạn thì bạn nên cân nhắc về red flag của mối quan hệ này.
Tìm hiểu thêm: Xe đạp Hybrid là gì? Ưu nhược điểm của dòng xe đạp Hybrid
Nghi ngờ và ghen tuông thái quá
Một phân tích tổng hợp vào năm 2010 đã cho thấy sự ghen tuông trong các mối quan hệ đang gia tăng. Ghen tuông là phản ứng tự nhiên trong tình yêu, nhưng nếu ghen tuông thái quá có thể tạo nên sự ngột ngạt trong mối quan hệ, khiến bạn cảm thấy đang bị kiểm soát toàn bộ.
Do đó, bạn phải luôn luôn tìm cách thay đổi hành vi của chính mình để xoa dịu đối phương, cho bạn cảm giác khó chịu, chất lượng của mối quan hệ từ đó cũng ngày càng giảm.
Hành vi thao túng tâm lý
Họ thường phản bác lại những gì bạn nói, có ý không tôn trọng lời nói và tư duy của bạn. Hoặc tạo cho bạn cảm giác bị phụ thuộc vào họ, họ không xem trọng cảm xúc của bạn, thường có hành vi đổ lỗi và phán xét.
Thao túng tâm lý được xem là hình thức lạm dụng tình cảm ngầm có thể gây nhiều tổn thương về mặt tình cảm, khiến bạn bị mất phương hướng. Chính vì thế, bạn cần tỉnh táo để xác định rằng đối phương có đang thao túng tâm lý của bạn không.
Nói xấu người yêu cũ
Thái độ coi thường với từ ngữ đay nghiên, đổ lỗi cho người yêu cũ vì sự đỗ vỡ trước kia cũng là một dấu hiệu của red flag. Vì thế, bạn cần để ý về cách họ nhắc đến người yêu cũ của mình, là thái độ tôn trọng hay hạ thấp? Vì nếu không may, mối quan hệ của bạn tan vỡ, thì bạn cũng sẽ là đối tượng để họ tiếp tục xem thường và nói xấu.
Luôn giữ bí mật về bản thân
Đối phương luôn thể hiện mình là một con người hoàn hảo, họ thường không nhắc đến chuyện quá khứ hay bất cứ những việc gì họ đang làm.
Đặc biệt, bạn không thể dùng điện thoại, máy tính hoặc sử dụng tài khoản mạng xã hội của đối phương, họ sẽ trở nên nhạy cảm hoặc cáu gắt khi bạn vô tình hoặc cố tình chạm vào nó. Đây cũng là một red flag mà bạn nên lưu ý trong mối quan hệ của mình.
Vô trách nhiệm
Cuối cùng, một dấu hiện red flag khó nhận biết nhất đó là sự vô trách nhiệm của đối phương. Vô trách nhiệm thể hiện sự thiếu đồng thuận và hỗ trợ từ đối phương, luôn thất hứa, yêu cầu được hỗ trợ tài chính,…
Giải pháp nào cho mối quan hệ có dấu hiệu red flag?
Có một sự thật rằng các red flag sẽ không tự biến mất, chúng cần được giải quyết một cách triệt để. Vậy phải làm thế nào khi “red flag” xuất hiện trong mối quan hệ của bạn?
- Tìm thời gian để trò chuyện mở lòng với đối phương về những “red flag” mà bạn đã nhận thấy trong mối quan hệ. Hãy thể hiện tình cảm, lắng nghe ý kiến và cảm xúc của họ, cùng thấu hiểu và chia sẻ nguyên nhân đằng sau những red flag này và tìm hiểu xem liệu có thể cải thiện và thay đổi trong mối quan hệ không.
- Nếu đối phương không cởi mở hợp tác mà thể hiện thái độ bất cần, cáu gắt thì đây là lúc bạn nên nghiêm túc nhìn nhận và xem xét lại mối quan hệ này, cũng như, tự chủ động tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Nếu “red flag” gây ra những vấn đề nghiêm trọng và không thể giải quyết được một cách đơn giản, hãy xem xét tìm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy như gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp bạn và đối phương hiểu rõ hơn về mối quan hệ và tìm ra các giải pháp phù hợp cho cả hai.
- Trường hợp mối quan hệ có quá nhiều “red flag” và không thể cải thiện được thì hãy can đảm cân nhắc việc dừng lại, cho bản thân sự bình yên, thời gian để chữa lành cũng như tìm kiếm một hạnh phúc mới.
>>>>>Xem thêm: IAP, ISP là gì? Phân biệt giữa IAP và ISP
Tuy nhiên, không dễ để định nghĩa một cách chính xác red flag là gì vì mỗi người, mỗi mối quan hệ sẽ có những vấn đề đa dạng khác nhau. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích cũng như giúp bạn biết được cách đối mặt nếu đang ở trong một mối quan hệ “red flag” là thế nào.