Người dùng thường khá tò mò về chất liệu textile trên các sản phẩm trong ngành thời trang và thắc mắc liệu textile là gì và phân biệt vải textile với các loại vải khác như thế nào là đúng nhất? Mời bạn cùng tham khảo ngay bài viết của Gockhampha.edu.vn để được giải đáp thật chi tiết nhé!
Bạn đang đọc: Textile là gì? Cách phân biệt vải Textile với các loại vải khác
Contents
Textile là gì?
Thuật ngữ textile được giải thích theo nghĩa tiếng Anh là “a cloth made by hand or machine” và được dịch qua tiếng Việt là một loại vải được dệt bằng tay hoặc máy.
Như vậy, các sản phẩm trên thị trường nếu được sản xuất ra thông qua các quy trình dệt như dệt thoi, dệt kim cũng sẽ đều được gọi là textile. Các sản phẩm dệt từ chất liệu textile thường được sử dụng rất phổ biến, có thể là quần áo, tất, khăn,…
Một số thuật ngữ khác về chất liệu Textile
2.1. Textile Art
Đúng như tên gọi, textile art được hiểu là các sản phẩm nghệ thuật trưng bày được thiết kế từ các loại vải dệt, thường xuất hiện tại các triển lãm hoặc được sản xuất để bày bán. Đây là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng và sưu tầm vì có tính thẩm mỹ cao.
Textile art là các sản phẩm được thiết kế rất tỉ mỉ bởi các thợ thủ công và được làm bằng tay 100% nên chất lượng của mỗi sản phẩm đều được đánh giá cao và mang tính cá nhân. Các sản phẩm textile thường sẽ được thợ thủ công áp dụng công nghệ nhuộm batik, may shashiko, shibory,…
Thông thường các sản phẩm này thường có mức giá không quá cao, mức giá chênh lệch sẽ phụ thuộc vào kích thước và tính phức tạp trong khâu sản xuất.
2.2. Textile Design
Thuật ngữ tiếp theo mà bạn có thể quan tâm là textile design. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các designer thiết kế các tiết trên mặt vải textile bằng cách dệt con thoi hoặc các cách dệt khác nhằm tạo ra thành phẩm để thể hiện phong cách, nét riêng của bản thân.
Các sản phẩm này thường có những họa tiết mang đậm dấu ấn của nhà thiết kế kèm theo thông điệp cá nhân mà họ muốn truyền tải. Thông thường design textile thường được ứng dụng trong thiết kế thời trang và nội thất vì đem lại tính thẩm mỹ cao mà không bị lỗi mốt.
Đặc điểm của vải Textile
Ưu điểm:
- Chất vải textile khá thoáng mát và mềm xốp, tạo cho người mặc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng mà không gây khô ráp hay ngứa ngáy.
- Có tính co giãn tốt nhưng không dễ bị chảy hay giãn sau một thời gian sử dụng.
- Có thể giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ thấp nên rất thích hợp để sản xuất đồ ấm vào mùa đông miền Bắc.
- Vải rất ít bị nhăn sau khi giặt nên người dùng không phải tốn nhiều thời gian khi giặt ủi, có thể giặt bằng tay và máy.
- Tạo cảm giác thoải mái khi mặc và không gây kích ứng cho da.
Nhược điểm:
- Chất vải dễ bị quăn mép sau một thời gian sử dụng gây mất thẩm mỹ.
- Dễ bị rách khi tiếp xúc với đồ vật sắc nhọn.
Phân biệt giữa chất liệu Textile, Fabric và Cloth
4.1. Fabric
Fabric là loại vải thời trang thông thường và không được liệt kê vào các loại vải thời trang cao cấp. Loại chất liệu này thường khá đa dạng về dạng sợi cấu thành, họa tiết hay hoa văn nên các loại trang phục được tạo ra cũng rất đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng.
Thông thường, kiểu dáng và thiết kế trang phục từ loại vải này sẽ phụ thuộc vào xu hướng của mỗi thời điểm nên sẽ có sự biến đổi linh hoạt.
Tìm hiểu thêm: Cẩu lương là gì? Giải mã ý nghĩa thuật ngữ mạng
4.2. Cloth
Cloth thường là loại vải được sản xuất từ các loại sợi như len hay sợi bông nên không được đa dạng về loại sợi dệt như fabric và textile. Chính vì điều này mà cloth là một khái niệm có nghĩa hẹp hơn hai loại vải còn lại và là một khái niệm đích danh.
Ứng dụng của trang phục vải Textile hiện nay
5.1. Ứng dụng trong ngành thời trang
Vì tính cầu kỳ trong quá trình dệt vải nên loại vải này thường được ứng dụng rất phổ biến trong ngành thiết kế thời trang với các sản phẩm như quần áo, giày thể thao,… Nhờ vậy mà các loại trang phục, phụ kiện thời trang này sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao, tạo nên sự hài lòng cho người mặc.
5.2. Ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế, trang trí nội thất
Các đồ dùng trang trí nội thất thường đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, sự khéo và tỉ mỉ trong quá trình sản xuất nên vải textile thường được ưa chuộng trong việc thiết kế đồ thủ công mỹ nghệ để trưng bày trong nhà, tạo nên một không gian vừa hiện đại vừa cổ điển.
>>>>>Xem thêm: Tiêu chuẩn chống nước IP68 là gì? Khác nhau giữa IP68 và IP67
Bài viết chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích để giải đáp cho câu hỏi: “Chất liệu textile là gì”. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp khi mua các loại trang phục, phụ kiện được làm từ chất liệu textile, các bạn đừng ngại mà để lại cho Gockhampha.edu.vn chúng mình một bình luận nhé!