Khí dung là một trong những phương pháp thường được sử dụng để hỗ trợ việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tuy nhiên với nhiều người, đây vẫn là khái niệm khá xa lạ. Hãy cùng tìm hiểu khí dung là gì cũng như tác dụng và các loại thuốc xông khí dung phổ biến hiện nay nhé!
Bạn đang đọc: Khí dung là gì? Các loại thuốc xông khí dung phổ biến
Contents
Khí dung là gì?
Khí dung là phương pháp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến niêm mạc đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí – phế quản,… cấp tính và mãn tính, đồng thời cải thiện các triệu chứng cảm cúm.
Phương pháp này sử dụng máy khí dung, khuếch tán thuốc thành dạng sương mù và đưa đến đường hô hấp, tác động trực tiếp vào vùng bị viêm nhiễm của niêm mạc đường hô hấp trên và dưới.
Các loại thuốc xông khí dung
Tùy vào từng triệu chứng bệnh và mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc xông khí dung khác nhau. Cụ thể:
- Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng dị ứng: Thường sử dụng thuốc xông dạng corticoid, giảm sung huyết, phù nề, có thể kết hợp thêm kháng sinh nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn, bội nhiễm.
- Bệnh hen suyễn,viêm phế quản cấp, viêm phổi mạn tính: Sử dụng loại thuốc có tác dụng làm giãn phế quản để dễ hô hấp.
- Người mắc bệnh phổi: Sử dụng thuốc xông có công dụng long đờm.
- Trẻ bị viêm tiểu phế quản do tắc đờm: Xông khí dung bằng nước muối để làm loãng đờm, kích thích ho để đưa đờm ra ngoài.
Ngoài ra, có thể dùng máy khí dung xông với tinh dầu khuynh diệp, lá bạc hà, sả, lá bưởi, chanh, lá tía tô,… để làm sạch đường thở, thông mũi – họng, giảm triệu chứng cảm cúm, sát trùng đường hô hấp.
Sử dụng máy khí dung có tốt không?
Việc sử dụng máy khí dung đúng cách, đúng loại thuốc với liều lượng và tần suất xông phù hợp sẽ mang lại nhiều tác dụng như hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, phương pháp này còn hạn chế các tác dụng phụ như sốc phản vệ, co giật, ép tim,… tốt hơn so với việc uống hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào cơ thể.
Vì sao không nên lạm dụng khí dung?
Có thể gây ức chế hô hấp
Một số loại thuốc xông khí dung có chứa thành phần Corticoid, Aminoglycosid, nếu sử dụng quá nhiều, liều lượng không phù hợp thì có thể phản tác dụng, làm tổn hại đến phổi và đường hô hấp.
Cơ thể dễ bị phụ thuộc
Việc lạm dụng phương pháp khí dung trong thời gian dài sẽ dẫn đến phụ thuộc vào thuốc, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khứu giác. Ngoài ra, bệnh nhân hen suyễn cũng không được khuyến khích tự ý sử dụng máy khí dung ở nhà vì có thể khiến cơ thể nhờn thuốc, tình trạng bệnh nặng hơn mà không phát hiện kịp thời.
Có thể gây ngộ độc ốc tai, dẫn tới điếc
Bên cạnh việc sử dụng đúng cách thì vệ sinh, thay thế dây và bảo quản máy khí dung cũng vô cùng quan trọng. Nếu người dùng vệ sinh không cẩn thận, sử dụng nhiều lần mà không thay bộ dây mới thì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, sử dụng thuốc xông khí dụng dạng lỏng hoặc các dung dịch xông có chứa nhóm aminoglycosid cho trẻ nhỏ (trẻ chưa biết nói) có thể gây ngộ độc ốc tai, thậm chí có thể dẫn tới điếc.
Gây phản xạ co thắt phế quản
Lạm dụng phương pháp khí dung lâu dài có thể khiến người bệnh không kiểm soát, nhận biết được tình trạng bệnh, đến khi diễn biến xấu có thể dẫn đến biến chứng phản xạ co thắt phế quản.
Quy trình sử dụng máy khí dung đúng chuẩn
Bước 1: Lắp đặt cho máy khí dung
Để chuẩn bị cho phương pháp khí dung, bạn cần lắp đặt các bộ phận của máy khí dung hoàn chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó đặt máy lên một bề mặt phẳng, chắc chắn và kết nối máy với nguồn điện.
Bước 2: Lấy thuốc cho vào cốc đựng thuốc
Dùng ống sạch để lấy thuốc và cho vào cốc đựng thuốc. Lượng dung dịch trong cốc cần tối thiểu là 2,5ml. Nếu không đủ, bạn có thể bổ sung thêm nước muối sinh lý 0,9%. Lưu ý rửa tay sạch sẽ khi thực hiện lấy thuốc.
Tìm hiểu thêm: Tai nghe kiểm âm là gì? Khi nào nên mua tai nghe kiểm âm
Bước 3: Nối mặt nạ hoặc ống thở vào cốc đựng thuốc
Sau khi lấy đủ liều lượng thuốc xông, bạn đậy kỹ nắp lại và gắn mặt nạ hoặc ống thở vào phía trên của cốc đựng thuốc. Gắn phần phía dưới cốc và ống dẫn khí vào máy nén khí.
Bước 4: Thở chậm và sâu bằng miệng
Kích hoạt máy khí dung, đảm bảo có sương phun ra. Nếu sử dụng mặt nạ thì cần điều chỉnh dây sao cho vừa vặn với khuôn mặt. Thực hiện xông khí dung trong tư thế ngồi thẳng người để phổi căng ra, thực hiện hít thở bình thường với máy thở khí dung trong khoảng 5 – 15 phút.
Đối với trẻ nhỏ, bạn bế bé ngồi thẳng, để bé hít thở chậm và sâu bằng miệng. Điều này sẽ giúp thuốc được lan tỏa và lắng đọng bên trong niêm mạc hô hấp.
Một số lưu ý khi sử dụng máy khí dung
Đọc kỹ tên thuốc, sử dụng đúng liều lượng
Cần đọc và kiểm tra kỹ tên thuốc, hướng dẫn sử dụng và đảm bảo đúng liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thực hiện phương pháp khí dung.
Lưu ý:
- Không sử dụng kết hợp corticoid và thuốc giãn phế quản.
- Không dùng nước thay cho nước muối sinh lý 0,9% để xông khí dung.
- Không tự ý sử dụng thuốc xông khí dung có corticoid hay kháng sinh.
Chọn thời điểm thở khí dung thích hợp
Thời điểm để thực hiện khí dung cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Không nên khí dung ngay trước bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn no vì có thể khiến việc hít thở không thoải mái, gây khó thở khi xông.
Tạo môi trường yên tĩnh
Khi xông khí dung, cần giữ tư thế ổn định và thư giãn trong suốt quá trình khí dung (thường kéo dài từ 5 – 15 phút), do đó, bạn cần chọn môi trường yên tĩnh, tập trung hít thở sâu, như vậy mới có thể đảm bảo hiệu quả.
Lưu ý tới các tác dụng phụ
Trong và sau khi sử dụng máy khí dung, có thể có một vài tác dụng phụ như ho, khàn tiếng, niêm mạc hầu họng bị kích thích, trường hợp sử dụng mặt nạ có thể gây kích ứng da mặt. Tuy nhiên, đa phần các tác dụng phụ này có thể cải thiện sau khi khí dung bằng cách súc miệng và rửa sạch mặt với xà bông.
Cách giữ vệ sinh và bảo quản máy phun khí dung
Cách giữ vệ sinh máy phun khí dung
Vì máy khí dung sử dụng trực tiếp cho đường hô hấp nên bạn cần vệ sinh máy thật kỹ. Sau mỗi lần sử dụng, bạn tháo rời cốc đựng thuốc, ống tiêm (hoặc ống nhỏ giọt) và mặt nạ (hoặc ống thở), rửa kỹ từng bộ phận dưới vòi nước sạch (trừ ống dẫn bằng nhựa), sau đó đặt lên tấm vải hoặc khăn sạch, để khô.
Tiếp đó, bạn gắn các bộ phận lại, cho máy chạy trong khoảng 10 – 20 giây để làm khô bên trong. Lưu ý không rửa ống dẫn nhựa, không để máy vào nước. Ngoài ra, mỗi tuần bạn nên thực hiện vệ sinh máy với nước ấm và xà bông, rồi rửa sạch lại với nước và làm khô theo cách tương tự.
Cách bảo quản máy phun khí dung
Bạn hãy bảo quản máy khí dung ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, không có bụi bẩn, đảm bảo không có vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, sau một thời gian sử dụng, ống nhựa bị mờ, đục, ố màu hoặc đọng nước thì bạn cần thay ống dẫn mới, đồng thời thay màng lọc mới 6 tháng 1 lần.
>>>>>Xem thêm: 0528 là mạng gì? Có nên sử dụng SIM đầu số 0528?
Vừa rồi là thông tin về khí dung. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ khí dung là gì, tác dụng cũng như các loại thuốc xông khí dung phổ biến. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp ở những chủ đề tiếp theo!