Các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy lo lắng khi con cái bước vào độ tuổi ăn dặm, vì đây là giai đoạn như một thử thách rất khó khăn với các con khi tiếp xúc với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Vậy chính xác thì ăn dặm là gì và làm sao để các bé có thể ăn dặm đúng cách? Hãy đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Ăn dặm là gì? Các giai đoạn và hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách
Contents
Ăn dặm là gì?
Có thể hiểu, ăn dặm là giai đoạn để bé chuyển từ việc bú mẹ sang làm quen với thức ăn thô. Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên lưu ý theo dõi chặt chẽ quá trình ăn và nên có kế hoạch ăn dặm hợp lý cho các con.
Thông thường, thời gian ăn dặm thích hợp của các bé là từ 6 tháng tuổi đến khi các bé được 1 tuổi. Trong giai đoạn này, các mẹ có thể cho bé ăn những món ăn ở dạng lỏng và giảm số lần cho bé bú sữa mẹ, để bé có thể tập làm quen với giai đoạn ăn dặm.
Mấy tháng cho bé ăn dặm?
Đôi khi các bậc phụ huynh nhìn thấy trẻ ốm yếu và bị còi xương đã nôn nóng cho con tập ăn dặm, mặc dù con chưa đủ 6 tháng tuổi. Khi này, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé vẫn chưa được phát triển một cách hoàn chỉnh, dẫn đến việc bé có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Ngược lại, nếu các mẹ cho bé ăn dặm sau khi bé đã qua tháng thứ 6, sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bé sẽ chậm phát triển vì không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Vậy nên thời gian phù hợp nhất là 6 tháng tuổi.
Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), độ tuổi thích hợp cho các bé ăn dặm chính là 6 tháng tuổi. Vì ở tháng tuổi này, các bé sẽ đủ khả năng để hoạt động miệng lưỡi, và hệ tiêu hóa cũng đã trưởng thành.
Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách
Vì giai đoạn ăn dặm là một giai đoạn mới của các bé nên trong quá trình ăn dặm, các con và ba mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn. Hãy xem những cách ăn dặm dưới đây để các bậc phụ huynh có thể giúp con ăn dặm đúng cách nhé!
Nguyên tắc ngọt – mặn
Khi các mẹ bắt đầu cho con ăn dặm, bột ngọt sẽ là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bé vì nó có hương vị gần giống với sữa mẹ. Sau khi đã cho con ăn bằng bột ăn dặm có vị ngọt, các mẹ có thể chuyển sang bột mặn để bé có thể bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn.
Trong nguyên tắc này, các mẹ cũng có thể cho bé ăn bột ăn dặm kết hợp cùng các loại trái cây và không nên sử dụng các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt,… để tạo hương vị cho món ăn của bé nhé!
Nguyên tắc ít – nhiều
Nguyên tắc này sẽ giúp luyện tập cho hệ tiêu hóa của các con có thể thích ứng dần với số lượng và thành phần của thức ăn. Ba mẹ hãy cho con ăn với số lượng ít rồi sau đó hãy tăng dần lên.
Việc này sẽ giúp hệ tiêu hóa của các con được cung cấp đầy đủ năng lượng và một số dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của bé.
Nguyên tắc “tô màu chén bột”
Một nguyên tắc nghe có vẻ hơi lạ, nhưng nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm của bé phải có đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng, để các bé có thể phát triển tốt.
4 nhóm thức ăn quan trọng đó bao gồm: nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và một số khoáng chất. Thêm một lưu ý cho các mẹ, vì thận của con rất yếu nên khi nấu ăn, các mẹ đừng nên cho muối hay nước mắm vào món ăn.
- Nhóm cung cấp bột đường: Bao gồm gạo, bột, khoai. Khi các bé đang ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm, các mẹ không nên trộn thêm gạo nếp, hạt sen, đậu xanh vì làm bé cảm thấy chán ăn và gây khó tiêu cho bé. Nếu bé đã trên 1 tuổi, mẹ hãy thay đổi thực đơn ăn đa dạng món để bé không bị biếng ăn.
- Nhóm cung cấp chất đạm: Bao gồm thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng. Đây đều là những loại thực phẩm giàu chất đạm, được các bác sĩ khuyên dùng khi bé mới vào giai đoạn ăn dặm. Khi trẻ đã bước sang tháng thứ 7, mẹ có thể thay đổi đô ăn linh hoạt cho bé như thịt bò, cá, tôm,…
- Nhóm cung cấp chất béo: Trong khẩu phần ăn của bé, nên có các nhiều loại thức ăn để xen kẽ giữa thịt, dầu và mỡ. Vì trẻ rất cần dầu thực vật và mỡ động vật với tỉ lệ thích hợp là 6:4. Mẹ có thể bổ sung cho bé nhiều loại dầu thực vật, tuy nhiên các mẹ nên lưu ý chỉ nên cho bé ăn dầu gấc từ 1 – 2 lần/ tuần để không bị vàng da.
- Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: Bao gồm rau xanh và củ quả. Vì nhóm thức ăn này sẽ không cung cấp năng lượng cho cơ thể, nên trong khẩu phần ăn của bé cũng nên hạn chế cho quá nhiều, làm trẻ chậm tăng cân. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, để các món ăn không bị lợn cợn thì mẹ nên chọn phần lá rau xanh mềm và bỏ đi phần cuống rau.
Không ép trẻ ăn
Việc các bé cảm thấy chán ăn và tỏ vẻ phản đối là điều không thể tránh khỏi khi bước vào giai đoạn ăn dặm. Khi gặp tình huống này, ba mẹ không nên ép con cố ăn để đủ chất. Mà thay vào đó, phụ huynh nên tạm dừng việc ăn dặm cho bé trong khoảng 5 – 7 ngày. Sau khi các con đã bớt căng thẳng, ba mẹ có thể luyện tập cho bé ăn dặm tiếp.
Tìm hiểu thêm: Phân tích tính chất và ý nghĩa của nguyên lý về sự phát triển
Các giai đoạn ăn dặm của bé
Vì ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng của con, nên ba mẹ hãy chú ý các móc thời gian sau để có kế hoạch ăn dặm thích hợp cho bé nhé!
Khi bé 6 tháng tuổi
Đối với các bé 6 tháng tuổi, muỗng bột dặm đầu tiên nên được pha loãng cùng 200ml nước, để kích thích vị giác cho bé, các mẹ cũng có thể cho bé ăn xen kẽ giữa bột ngọt và bột mặn.
Sau một thời gian, mẹ có thể tập cho con ăn bột ăn dặm đặc hơn, để bé có thể hấp thụ được chất xơ và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thì các mẹ có thể cho thịt và rau đã được nấu chín, xay nhuyễn vào bột ăn dặm cho bé ăn cùng.
Để bé không cảm thấy lạ lẫm với việc ăn dặm, mẹ hãy cho bé ăn những bát bột với mùi vị nhẹ nhàng, các thành phần được xay nhuyễn hoặc các mẹ có thể trộn một ít sữa vào bột cho bé.
Khi bé 10 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, vì bé đã bắt đầu mọc răng, nên các mẹ có thể nấu cháo loãng cho bé ăn vào những ngày đầu tiên. Để đảm bảo bé được bổ sung đủ dưỡng chất, trong món cháo nên có thêm thịt và rau xanh.
Để tránh tình trạng con bị chán ăn, không thể học cách nhai và biếng ăn, thì mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn mà chỉ nên băm nhỏ phần thịt và rau xanh. Mẹ cũng chỉ nên nêm muối hay nước mắm cho bé nhạt hơn khẩu vị của người lớn một chút.
Khi bé mọc đủ 20 răng sữa
Ba mẹ nên lưu ý không nên cho con ăn quá sớm, vì sẽ làm con không tiêu hóa được thức ăn, và cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết. Cũng không nên cho con ăn quá muộn, vì khi đó các bé có thể bị suy dinh dưỡng.
Khi bé đã 2 tuổi và mọc đủ 20 răng sữa, thì bé có thể cắn, nhai và nghiền nát được thức ăn trước khi cho chúng xuống dạ dày. Đối với giai đoạn này, sẽ rất thích hợp khi cho trẻ ăn cơm.
Lúc mới bắt đầu, mẹ hãy cho con ăn cơm mềm, được nấu nhão hay dằm nát trộn cùng các loại thức ăn khác. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên cho con làm quen với các loại rau, để bé dễ nhai, mẹ có thể cắt nhỏ phần rau ra.
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
Để ba mẹ có thể dễ dàng đồng hành cùng con trong giai đoạn này, thì hãy cùng xem qua một số lưu ý khi ba mẹ cho con ăn dặm nhé:
- Nếu các con mới bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên ưu tiên những thực phẩm loãng và mềm. Không nên lựa chọn những loại thực phẩm khó tiêu như khoai, ngô,…
- Khi bắt đầu cho con luyện ăn, ba mẹ đừng nên cho bé ăn dặm quá nhiều bữa/ngày. Nên bắt đầu bằng việc cho bé ăn với số lượng ít và ăn 1 bữa/ngày, bên cạnh đó có thể thăm dò xem con có thật sự thích ăn dặm hay không. Sau đó, hẵng tăng bữa ăn lên 2 – 3 bữa.
- Để giúp các bé không bị chán ăn, mẹ có thể liên tục thay đổi khẩu phần ăn cho đa dạng và phong phú hơn. Nếu mẹ muốn cho bé ăn thử những món mới, thì chỉ nên cho bé ăn thử từng chút một, không nên ép con.
- Khi con bị ốm và chậm tăng cân, các mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé như sữa mẹ, thịt, cá,… để bé có thể đạt được mức phát triển tiêu chuẩn.
- Đối với các sản phẩm nhiều năng lượng, dinh dưỡng và vitamin cho bé như hải sản hay rau củ quả, thì các mẹ nên chế biến thật cẩn thận và kỹ lưỡng để phù hợp với hệ tiêu hóa của con.
- Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cũng nên lựa chọn những loại thực phẩm sạch sẽ và có đầy đủ nguồn gốc. Khi nấu ăn, thì các mẹ nên đảm bảo việc vệ sinh tay và dụng cụ nấu ăn được sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Vì thận của trẻ ở độ tuổi này còn khá yếu, nên các mẹ không nên nêm nếm đồ ăn quá mặn. Việc này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé và quá trình hoạt động của thận.
- Nếu các mẹ không muốn bé bị rối loạn chuyển hóa thì cũng nên hạn chế việc cho các bé ăn quá nhiều những bữa phụ chứa nhiều đường và mang giá trị dinh dưỡng thấp.
>>>>>Xem thêm: eSIM Apple Watch là gì? Cách kết nối eSIM với Apple watch?
Thông qua bài viết vừa rồi, Gockhampha.edu.vn mong rằng các bậc phụ huynh đã hiểu được quá trình ăn dặm là gì rồi phải không nào. Chúc cho ba mẹ có thể có một kế hoạch ăn dặm đúng cách dành cho con nhé!