Archimedes đã từng nói “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên”, nhằm khẳng định về việc áp dụng định luật đòn bẩy. Ngày nay, đòn bẩy được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, giúp cho việc nâng đỡ các vật nặng trở lên dễ dàng. Vậy đòn bẩy là gì? Có loại nào và ứng dụng ra sao, hãy cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Đòn bẩy là gì? Các loại đòn bẩy và Ứng dụng của đòn bẩy
Contents
Đòn bẩy là gì?
Đòn bẩy là một vật rắn và cứng, được dùng làm điểm tựa cho vật khác, thông qua đó làm giảm bớt độ lớn của lực khi nâng hay di chuyển vị trí của vật nặng hơn gấp nhiều lần.
Cấu tạo của đòn bẩy
Đòn bẩy có cấu tạo gồm một thanh cứng với điểm tựa.
- Điểm O (nằm trên thanh cứng) được coi là điểm tựa khi dùng đòn bẩy nâng (di chuyển) vật và điểm O này sẽ chịu tác dụng của hai lực là lực F1 và F2.
- Lực F1 là lực do vật tác dụng vào đòn bẩy tại O1
- Lực F2 là lực do ta tác dụng vào đòn bẩy tại O2
Tác dụng của đòn bẩy
Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật, giúp con người nâng được các vật nặng hơn gấp nhiều lần chỉ với một lực nhỏ.
Để làm được điều này thì cần OO2 > OO1, tức là khoảng cách từ điểm tựa O tới điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa O đến điểm đặt vật.
Tìm hiểu thêm: Haptic Touch là gì? Có gì khác với công nghệ 3D Touch
Các loại đòn bẩy
Hiện nay có 3 loại đòn bẩy thông dụng, để việc tìm hiểu dễ dàng hơn, bạn cần lưu ý đến các ký hiệu sau:
O: Điểm tựa
R: Vật cần nâng
AF: Lực tác động
a: Khoảng cách giữa O và R
b: Khoảng cách giữa O và AF
Loại 1: Điểm tựa ở giữa vật cần nâng và lực tác động
Loại 1 này, điểm tựa O được đặt ở vị trí chính giữa so với hai điểm R (vật cần nâng) và AF (lực tác động).
Cách đặt điểm tựa và nguyên lý là:
- Trường hợp 1: Nếu b (khoảng cách giữa O và AF) càng lớn thì lực tác động vào R (vật cần nâng) sẽ càng nhỏ, khiến R di chuyển chậm hơn.
- Trường hợp 2: Nếu muốn b (khoảng cách giữa O và AF) nhỏ thì cần đặt O (điểm tựa) lại gần AF (lực tác động), lúc đó AF sẽ lớn hơn và R (vật cần nâng) sẽ di chuyển nhanh hơn trường hợp 1.
Loại 2: Vật cần nâng ở giữa lực tác động và điểm tựa
Khi vật cần nâng được đặt ở giữa thì lúc này điểm tựa O sẽ nằm ở vị trí khác và trong mọi trường hợp luôn xảy ra a (khoảng cách giữa O và R)
Loại 3: Lực tác động ở giữa vật nâng và điểm tựa
AF (lực tác động) sẽ được đặt ở giữa vật nâng R và điểm tựa O và trường hợp này luôn xảy ra a (khoảng cách giữa O và R) > b (khoảng cách giữa O và AF). Vì thế, loại 3 này có ưu điểm là dịch chuyển vật nhanh, dễ dàng và nhược điểm là phải dùng nhiều sức hơn so với 2 loại còn lại.
Một số ứng dụng của đòn bẩy trong thực tế
Bạn có thể bắt gặp rất nhiều ứng dụng của đòn bẩy trong thực tế như: Cái bập bênh, xà beng, búa, xe cút kít, cái cần cẩu, mái chèo thuyền, đồ khui bia…
>>>>>Xem thêm: Công nghệ Advanced Pro-Flo là gì? 4 bình sữa Pur van Pro-Flo
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ đòn bẩy là gì, nó có loại nào và được ứng dụng gì trong đời sống. Hãy đến với Gockhampha.edu.vn.COM.VN để biết thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích nhé!