Đã bao giờ bạn tự hỏi làm cách nào mà những hình ảnh 3D có thể được dựng nên chân thật đến vậy? Các biển hiệu quảng cáo kia đến từ đâu? Hãy cùng Gockhampha.edu.vn tìm hiểu công nghệ Hologram – công nghệ tạo hình 3 chiều, để có thể biết thêm những đặc điểm của nó cũng như giải đáp các thắc mắc trên nhé!
Bạn đang đọc: Hologram là gì? Ứng dụng của công nghệ trình chiếu 3D Hologram
Contents
Hologram là gì?
Mặc dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau cho Hologram, tuy nhiên, định nghĩa được nhắc đến nhất chính là “công nghệ Hologram” – một sản phẩm của công nghệ ghi hình 3D gọi là Holography.
Ngoài ra, nó còn được hiểu là phương pháp tái tạo hình ảnh 3D của sự vật một bản ghi phẳng 2D. Đây là kĩ thuật ghi hình của không gian 3 chiều (3D) lên môi trường không gian 2 chiều (2D), để từ đó có thể phát lại hình ảnh 3D của sự vật.
Chi tiết và chuyên sâu hơn, ta sẽ hiểu về Hologram qua một trong 2 định nghĩa sau:
- Là việc bố trí vị trí của các chi tiết trong một bức ảnh phẳng, làm sao mà khi có ánh sáng chiếu vào, hình ảnh đó sẽ nổi lên như một ảnh 3D ( ảnh 3 chiều). Sản phẩm thường thấy nhất là tem chống hàng giả.
- Là khi mà ta có thể nhìn hình ảnh phản chiếu của một vật thế ở mọi góc độ, cảm giác như vật thể là có thật và ta có thể chạm vào được.
Lịch sử hình thành của Hologram
Nhà khoa học người Anh – Dennis Gabor được xem là cha đẻ của ảnh ba chiều khi ông bắt đầu tìm hiểu và gọi tên nó bằng thuật ngữ “ảnh ba chiều” từ năm 1947.
Đây là giai đoạn sơ khai, nguồn ánh sáng chủ yếu khi này là đơn sắc nên cũng khó tạo ra ảnh ba chiều nên nó cũng không được khởi sắc lắm. Mãi cho đến những năm 1960, khi hai nhà khoa học người Nga là N. Basov và A. Prokhorov cùng nhà khoa học người Mỹ Charles Townes đã phát minh ra tia laze, ngoài ra còn có laser ruby đã được phát triển bởi tiến sĩ TH Maiman. Đây vốn là ánh sáng cường độ cao, cực kỳ lý tưởng để tạo ảnh ba chiều.
Đến năm 1962, hình ảnh ba chiều đầu tiên của một vật thể được ghi lại thành công bởi công nghệ laser ghi lại các vật thể 3D của Emmett Leith và Juris Upatnieks từ Đại học Michigan. Tiếp đó, tiến sĩ Denisyuk người Nga đã tạo ra một hình ba chiều phản xạ ánh sáng trắng từ một bóng đèn sợi đốt thông thường.
Tiến sĩ Stephen A. Benton đã tạo ra một bước tiến lớn khi tạo ra ảnh ba chiều là hình ảnh “cầu vồng” từ bảy màu tạo nên ánh sáng trắng vào năm 1968. Loại ảnh ba chiều này còn có thể được xem trong ánh sáng trắng thông thường. Lúc này ta đã có thể sản xuất hàng loạt ảnh ba chiều bằng kỹ thuật dập nổi.
Đến năm 1972 , Lloyd Cross kết hợp hình ảnh ba chiều truyền ánh sáng trắng với kỹ thuật quay phim thông thường để tạo ra hình ảnh 3 chiều chuyển động. Kế đó, nhà nghiên cứu Victor Komar người Nga, đã phát triển một nguyên mẫu cho một bộ phim chiếu ba chiều cùng các đồng nghiệp của ông tại Viện Nghiên cứu Nhiếp ảnh và Điện ảnh All-Union.
Holography – Công nghệ 3D Hologram là gì?
Holography là một kỹ thuật tán xạ ánh sáng từ một vật thể đã được lưu lại hình ảnh 2 chiều và sau đó tạo ra hay dựng lại hình ảnh 3 chiều của nó. Hình ảnh 3D này sẽ được dựng lại lơ lửng trong không khí (hoặc môi trường đồng nhất khác như nước, thủy tinh). Hình ảnh có thể được xem từ bất kỳ góc độ nào mà không cần sử dụng các loại kính đeo chuyên dụng hỗ trợ.
Holography vốn được dựa trên nền tảng kỹ thuật Hologram bởi thế nó có đặc điểm sử dụng những nguyên lý ánh sáng để trình chiếu những hình ảnh 2 chiều đã được lưu thành hình ảnh 3 chiều sống động trong một môi trường đồng chất.
Năm 1947 một nhà vật lý người Anh gốc Hungary – Dennis Gabor đã phát minh Công nghệ Holography. Đến nay phát minh Holography đã được phát triển thêm, ứng dụng rất nhiều cho đời sống nói chung và việc trình chiếu hình ảnh nói riêng. Đây được gọi là kỹ thuật toàn ảnh hay kỹ thuật trình chiếu ảnh 3 chiều.
Các loại Hologram phổ biến
Theo dòng chảy của lịch sử phát triển của công nghệ cũng tạo nên nhiều loại Hologram. Các loại phổ biến có thể kể đến là:
- Transmission hologram (Hologram Truyền): Thường sử dụng tia laze chiếu từ hướng đối diện với mắt của người xem so với vị trí của Hologram.
- White light reflection hologram (Hologram phản xạ ánh sáng trắng): Giúp bạn có thể nhìn thấy được ảnh của vật dưới ánh sáng trắng.
- 3D Hologram LED Fan Display: Đây là loại Hologram được dùng rộng rãi cho mục đích quảng cáo. Khi này, những bóng đèn Led được gắn trên một chiếc quạt hai cánh, khi cánh quạt quay các bóng Led sẽ phát sáng theo sự lập trình sẵn để tái tạo hình ảnh của vật.
Cách thức vận hành của Hologram
Để tạo nên một Hologram và hiểu sự vận hành của nó, cần có những dụng cụ:
- Máy chiếu HD
- Bộ phận tạo nền
- Hình ảnh phù hợp để trình chiếu 3D
- Đầu DVD hoặc laptop để vận hành hình ảnh được chiếu.
Lúc này, hình ảnh để trình chiếu sẽ được phát thông qua máy chiếu. Ảnh hiển thị trên màn hình đi qua máy tạo nền, khi chiếu tới mắt chúng ta thì sẽ trông như thật 100%. Khi hình ảnh 3D càng chất lượng, thiết kế càng đơn giản (xoay được càng nhiều chiều, nền tối với độ tương phản càng cao) thì hiệu ứng tạo ra sẽ đẹp và chân thật hơn.
Các ứng dụng của Hologram trong các lĩnh vực
Quảng cáo
Kỹ thuật Hologram trình chiếu ảnh 3D đi kèm âm thanh vô cùng sống động là một cách quảng cáo mang đến sự ấn tượng cũng như thu hút sự quan tâm của người xem. Kỹ thuật này không cần đến thiết bị chuyên dụng như màn hay kính chiếu mà chỉ cần một tấm nhựa mica hình kim tự tháp cụt và video Hologram trên thiết bị chiếu thông minh như smartphone là có thể xây dựng một quảng cáo sống động.
Designer sẽ xây dựng một đoạn video ngắn về sản phẩm bằng kỹ thuật chiếu Hologram để người xem có thể trải nghiệm sản phẩm một cách chân thực nhất trong thực thay vì quảng cáo không mang tính thực tế trên sách báo in thông thường.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các thẻ html cơ bản – Thông tin, chức năng cần biết
Thời trang
Trong thời trang, Hologram không còn chỉ công nghệ dựng hình ảnh 3D, mà nói về một chất liệu mới có sự ảo diệu tương tự. Ngành thời trang đã bắt đầu sử dụng các chất liệu Hologram với các hiệu ứng 3D và đặc biệt trở nên phổ biến trong việc thiết kế các bộ sưu tập. Khi nhìn vào một bộ quần áo từ Hologram, bạn sẽ có cảm giác như nhìn vào 1 bức tranh 3D đang chuyển động.
Người xem có thể nhầm lẫn chất liệu này với metallic hay sequin nhưng nếu để tinh tế sẽ thấy rằng chất liệu này mỏng, nhẹ hơn sequin và nổi bật hơn metallic vì mỗi góc nhìn khác nhau sẽ mang đến cho người xem nhiều màu sắc khác nhau. Điều này đã làm Hologram như thổi một làn gió mới thổi vào ngành thời trang.
Phim ảnh
Các biên tập viên phim sử dụng kỹ thuật Hologram trong ngành phim ảnh nói chung và những phim khoa học viễn tưởng nói riêng để có thể tạo ra những hình ảnh công nghệ lơ lửng. Diễn viên tương tác với chúng sẽ khiến người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Ví dụ, trong Iron man, khán giả đã vô cùng phấn khích khi thấy Robert Downey Jr tạo một hình lập phương 3D trong lòng bàn tay để quan sát.
Giáo dục
Trong giáo dục, hình ảnh ba chiều là công nghệ giúp học sinh có thể thực sự hiểu khái niệm được dạy một cách tổng quát cũng như hình dung chúng ngay trong giờ học.
Khi các khái niệm trừu tượng này được hiển thị trước mắt học sinh dưới dạng hình ảnh 3 chiều trực quan, học sinh sẽ hiểu rõ các khái niệm này tốt hơn và sẽ nâng cao chất lượng học tập của học sinh cũng như nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên.
Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới các nhà giáo dục đã bắt đầu áp dụng công nghệ Hologram để “đưa” giảng viên đến các vùng sâu vùng xa giảng dạy. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí và thuận tiện hơn cho các giảng viên, vừa giúp các em học sinh được tương tác chân thật với thầy cô cũng như hưởng một chế độ giáo dục tốt nhất.
Game
Nếu bạn là một game thủ liên minh huyền thoại chắc hẳn sẽ không quên việc ban tổ chức Riot đã tạo ra “Rồng ngàn tuổi” bằng kỹ thuật dựng ảnh Hologram. Hình ảnh con rồng được tạo ra có thể bay, khè lửa, vỗ cánh chân thực như trong game đã tạo ra cơn địa chấn về sự phát triển của Hologram trong việc tạo ra những thước phim ảnh chân thực ngoài đời thực.
Đo đạc và vẽ bản đồ
Với đặc thù của ngành này, địa hình khác nhau nên dụng cụ đo đạc thông thường dường như không đủ để ấp ứng nhu cầu, chưa kể đến những nơi đặc biệt mà con người không thể đến được. Hologram đã khắc phục được bằng cách sử dụng các tia laze để thu về những hình ảnh kỹ thuật số của các vật thể vật lý ở những địa hình “khó nhằn” đó.
Sau đó, các thông tin về vật thể đều sẽ được gửi về dưới dạng là những điểm đám mây (hay còn gọi là cloud point). Từ đây, cấu trúc của vật thể được tái hiện lại, việc ước lượng tính toán chính xác và dễ dàng hơn nhiều.
Ngoài ra, Hologram còn được ứng dụng vào những lĩnh vực khác như lưu trữ, y khoa, bảo mật, chống gian lận như tem chống giả,…
Tiềm năng phát triển của Hologram trong tương lai
Với sự phát triển không ngừng nghỉ cùng với nền hội nhập công nghệ, những bước phát triển mạnh mẽ của Hologram được đánh giá là có tiềm năng. Người ta đang đặt ra một tương lai về sự kết hợp giữa nó với AI, công nghệ kỹ thuật số.
Từ những hình ảnh ba chiều tĩnh rồi trở thành ảnh động, chân thực, các công nghệ đa góc, hiển thị 3D không cần kính,… Với tần suất phát triển như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi một ngày xem các thể loại 3D hay chơi game 3D mà không cần phải đeo kính.
>>>>>Xem thêm: Digital Marketing là gì? 10 website hữu ích cho Digital Marketer
Trên đây là tổng quan về Hologram là gì và những ứng dụng thú vị của công nghệ này. Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến sự ra đời của nhiều công nghệ góp phần làm thay đổi thế giới. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy thú vị nhé!