Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam
Rate this post

Scam và scammer là thuật ngữ phổ biến trên Internet. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết được ý nghĩa và nguy cơ đằng sau. Vậy scam là gì? Hãy cùng Dinhnghia tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Scam là gì?

Scam là hành động lừa đảo người dùng diễn ra trên các phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội. Mục tiêu của họ là chiếm đoạt tài sản, lấy thông tin cá nhân hoặc mưu đồ bất chính. Chúng đánh vào tâm lý của người dùng bằng những chiêu trò rất tinh vi.

Scam là một tội phạm, vì thế nếu phát hiện ra các âm mưu lừa đảo hay nhận được các thông báo, tin nhắn mà bạn nghi là lừa đảo hãy báo ngay cho Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để họ có biện pháp xử lý.

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Scam là hình thức lừa đảo thông qua mạng

Scammer là gì?

Scammer dịch sang tiếng Việt là kẻ lừa đảo, dùng để chỉ cá nhân thực hiện hành vi lừa đảo người khác, thông thường những kẻ lừa đảo sẽ thực hiện theo từng tổ chức. Chúng đã tận dụng mạng lưới hoạt động vô cùng rộng, để thực hiện hành vi lừa đảo cả trong và ngoài nước.

Những kẻ lừa đảo này sẽ tận dụng triệt để các kết nối Internet toàn cầu để dễ dàng thực hiện các chiêu trò lừa đảo của mình. Vì vậy bạn phải hết sức cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân mình cho bất kỳ ai trên mạng xã hội.

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Scammer là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi lừa đảo

Các hình thức scam thường gặp hiện nay

Sau khi tìm hiểu scam là gì, sau đây là một số hình thức scam online trong thời đại công nghệ phát triển.

Lừa đảo qua Email

Thông thường, đây là hình thức nhắm vào đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng. Nếu trước đó bạn không thực hiện giao dịch nào với ngân hàng, hãy cẩn trọng với những email như: Xác thực danh tính, đổi mật khẩu,…

Scam qua email là hành vi rất tinh vi. Chúng sẽ gửi những email có nội dung khiến bạn phải tiết lộ những thông tin cá nhân như: “Ngân hàng cần xác thực thông tin, vui lòng bấm vào đường link để đăng nhập”. Vì vậy, chúng sử dụng địa chỉ email tương tự với ngân hàng của bạn. Khi gặp trường hợp trên, bạn nên gọi cho hotline hoặc đến trực tiếp ngân hàng.

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Scam qua email của bạn

Hack tài khoản Facebook

Đối với các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, scammer lợi dụng lỗ hổng bảo mật để hack tài khoản của bạn. Sau đó sử dụng tài khoản này để nhắn tin cho bạn bè và người quen vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản. Thậm chí chúng còn dựng những video giả mạo khuôn mặt và tình huống khẩn cấp để tăng độ tin cậy và thuyết phục.

Chính vì vậy, khi vay tiền, hai bên nên gặp mặt và trao đổi trực tiếp, đừng tin những cuộc gọi video vay mượn tiền từ bất cứ ai trên mạng xã hội.

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Scam bằng cách hack tài khoản facebook

Tạo website mạo danh

Scammer sẽ tạo ra một website ảo và sao chép hoàn hảo về mọi mặt của website nổi tiếng. Sau đó, chúng bắt đầu tối ưu từ khóa lên thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Chúng sử dụng nhiều chiêu trò khác nhau, nhằm mục đích lôi kéo người khác đăng nhập vào trang web.

Khi người dùng đăng nhập vào trang web giả, chúng sẽ đánh cắp dữ liệu cá nhân và bán cho bên thứ 3. Hình thức này tốn rất nhiều thời gian và dễ bị Google phạt. Tuy vậy, khi scam qua website, người dùng rất khó phân biệt.

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Scam qua các website lừa đảo

Mạo danh tên, thương hiệu

Các scammer tạo ra tài khoản mạng xã hội giả có tên giống hoặc gần giống với các thương hiệu nổi tiếng nhằm lừa đảo khách hàng. Nếu bạn không kiểm tra các thông tin đầy đủ trước khi mua hàng, sẽ dễ dàng bị rơi vào các bẫy của scammer.

Bán hàng online không đúng như đã đăng tải

Xu hướng mua hàng online trở nên rộng rãi trong thời gian gần đây. Scammer lợi dụng sàn thương mại điện tử để trục lợi từ khách hàng. Vì khi mua dưới hình thức này bạn sẽ không thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm.

Theo đó, chúng sẽ đăng tải hình ảnh trang phục hoặc phụ kiện lộng lẫy.  Sau khi khách hàng thanh toán, chúng sẽ gửi sản phẩm kém chất lượng, không đúng màu sắc,… Nếu khách hàng phản ánh, scammer sẽ chối bỏ trách nhiệm hoặc chặn khách hàng.

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Scam qua hình thức bán hàng online

Lừa đảo quyên góp từ thiện

Hình thức này thường xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội, chúng sẽ sử dụng các hình ảnh đáng thương, cần tiền chữa trị gấp,… kèm theo các tài khoản ngân hàng để mong nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng mạng, các mạnh thường quân.

Scammer sẽ lợi dụng tâm lý thương người của người dùng mạng để trục lợi cho bản thân, chiếm đoạt tài sản.

Lừa đảo qua số điện thoại mạo danh, gửi SMS

Chúng sẽ giả mạo các ngân hàng thương mại với nội dung thông báo đăng ký, kích hoạt dịch vụ tại ngân hàng. Nếu muốn hủy đăng ký dịch vụ thì bạn cần truy cập vào trang web. Khi bạn truy cập đăng nhập vào tài khoản ngân hàng, bạn đã bị dính bẫy của chúng và có thể bị mất hết số tiền trong tài khoản ngân hàng.

Tìm hiểu thêm: Biểu tượng mặt trăng là gì? Cách bật, tắt trên iPhone, Android

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam
Lừa đảo qua số điện thoại mạo danh, gửi SMS

Lừa đảo qua khảo sát online

Scammer sẽ gửi một mẫu khảo sát đến, khi bạn thực hiện sẽ nhận được tiền mặt hay các phiếu quà tặng. Chỉ cần điền là xong chúng sẽ lấy được thông tin cá nhân của bạn, mục đích của hình thức này dùng để sử dụng để gửi tin rác hoặc bán cho những nhà tiếp thị.

Website đấu giá trực tuyến không có thực

Scammer sẽ tạo ra những cuộc đấu giá sản phẩm không có thực với mục đích lừa người quan tâm phải đặt cọc trước thì mới có cơ hội sở hữu, nếu bạn đặt cọc sẽ bị mất tiền không nhận được bất kì sản phẩm nào.

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Website đấu giá trực tuyến không có thực

Scam qua hình thức hẹn hò online

Hình thức lừa đảo thông qua hẹn hò online nhắm đến các bạn thanh thiếu niên trẻ tuổi. Scammer sẽ tạo dựng bộ hồ sơ giả tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo và kết bạn với người khác.

Thông qua đó, chúng tiếp cận bạn. Khi đã xây dựng được mối quan hệ, scammer có những xu hướng như sau: Mượn tiền, bán thông tin cá nhân, đe doạ,…

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Hình thức scam qua ứng dụng hoặc website hẹn hò online

Scam 419

Scam 419 hay còn gọi là lừa đảo Nigeria. Tên gọi này được đặt theo tên bộ luật hình sự khi truy tố vụ án tại Nigeria, châu Phi.

Hình thức này thường được thực hiện thông qua email, điện thoại hoặc fax. Khi đó, họ sẽ nói rằng bạn đã trúng số, đóng phạt hoặc cần liên hệ với giao dịch viên ngân hàng…

Lúc này, scammer dùng thủ thuật dưới đây:

  • Cần khoảng tiền nhỏ để rút số tiền lớn.
  • Đòi hỏi cung cấp tài khoản ngân hàng, mã pin,…
  • Thoả thuận cần thực hiện trong bí mật.

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Hình thức scam 419 còn gọi là scam Nigeria

Dấu hiệu nhận biết scam – check scam đơn giản

Các dấu hiệu nhận biết scam online:

  • Nếu bạn nhận được một đường link qua email, tin nhắn Facebook, tin nhắn thường từ tài khoản lạ gửi đến hay đến từ một người quen thì bạn cũng nên kiểm tra kỹ lại vì có thể acc của họ đã bị hack.
  • Một số tin nhắn hay cuộc gọi yêu cầu cung cấp mã OTP ngân hàng, thông tin cá nhân,…
  • Nhận được những tin nhắn có thông tin sai ngữ pháp, chính tả từ địa chỉ gần giống các địa chỉ email thật của một số doanh nghiệp.
  • Nhận được các lời mời mang đến quyền lợi hấp dẫn như: Nhấn vào là có quà lớn, quà tặng trúng thưởng,…

Những scammer thường lợi dụng lòng tin, lòng tham hoặc đánh vào tâm lý của bạn. Vì vậy, bạn cần giữ tỉnh táo trong mọi tình huống. Trong trường hợp nhận được quyền lợi miễn phí hoặc cần cung cấp dữ liệu, bạn nên tìm cách để xác nhận lại thông tin đó.

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

Cách nhận ra hành vi scam

Một số cách phòng tránh scam hiệu quả

Các kẻ lừa đảo muốn gây ấn tượng, tạo lòng tin bằng những lời hứa hẹn như: kiếm tiền nhanh chóng, cơ hội hấp dẫn chỉ có một lần,… Gặp những tình huống như thế bạn phải bình tĩnh, xem xét kỹ vấn đề, đặt ra những câu hỏi check scam như:

  • Đây có phải một thỏa thuận thực tế không?
  • Bạn có biết người này không?
  • Giao dịch tài chính này có an toàn không?
  • Sẽ mang đến nguy cơ gì khi bạn chia sẻ thông tin

Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn bình tĩnh, đánh giá được vấn đề đang gặp phải và tránh những tổn thất tài sản không đáng có. Tuy nhiên để tránh gặp tình huống bất lợi, bạn cần lưu ý những điều này khi tham gia Internet, bao gồm:

  • Khi thực hiện giao dịch với người lạ: Tìm kiếm cá nhân/đơn vị trung gian uy tín cùng tham gia giao dịch. Ngoài ra, bạn tham khảo những bài nhận xét của người khác về sản phẩm đó.
  • Khi đăng nhập vào website: Đọc kỹ tên miền và kiểm tra độ uy tín của trang.
  • Khi mua hàng online: Tham khảo chỉ số rating và phản hồi của người mua trước.

Scam là gì? Các loại scam, dấu hiệu và cách phòng tránh scam

>>>>>Xem thêm: MSI Afterburner là gì? Cơ chế, chức năng của MSI Afterburner

Một số lưu ý phòng tránh hành vi lừa đảo

Trên đây là chia sẻ về khái niệm scam là gì cũng như cách đề phòng hành vi lừa đảo của scammer trên không gian mạng. Qua đó, mong bạn có thể tỉnh táo khi gặp trường hợp trên. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin bổ ích đến bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *