Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua cụm từ “Tết Ba Tư”, đây là một ngày Tết của người Iran/Ba Tư. Tết Ba Tư còn một tên gọi khác là ngày tết Nowruz. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngày tết của người Iran, hãy cùng Gockhampha.edu.vn.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Nguồn gốc và những nghi thức của ngày tết Nowruz
Contents
Nowruz là ngày gì?
Nowruz là ngày Tết của người dân Iran/Ba Tư, được biết đến với cái tên “Năm mới Ba Tư” hay “Tết Ba Tư”, là một ngày lễ Hỏa giáo và có ý nghĩa quan trọng trong nguồn gốc Hỏa giáo của người Iran hiện nay. Trong tiếng Ba Tư, “Nowruz” có nghĩa là “Ngày mới”.
Tết Nowruz thường diễn ra vào tháng 3 hằng năm, đánh dấu ngày đầu tiên của mùa xuân và bắt đầu năm mới theo lịch Iran, đã có niên đại trên dưới 3.000 năm, cũng là ngày nghỉ lễ chính thức tại nhiều quốc gia khác như Kurdistan, Albania, Iraq, Kazakhstan, Mông Cổ,…
Trong cuộc họp tại Abu Dhabi của Ủy ban Liên Chính phủ về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của Liên Hợp Quốc từ ngày 28 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 2009, Nowruz đã chính thức được liệt vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của UNESCO.
Nguồn gốc của lễ hội Nowruz
Tuy không rõ thời gian xuất xứ nhưng Nowruz được biết là bắt nguồn từ một lễ hội Hỏa giáo – lễ hội thiêng liêng nhất trong tôn giáo Hỏa giáo, vì vậy nó cũng được cho là do người Hỏa giáo sáng lập nên.
Tuy xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 2 SCN trong các ghi chép Ba Tư, nhưng Nowruz đã là một ngày quan trọng từ thời những năm c. 548-330 TCN, thời kỳ Achaemenes.
Phong tục
Cũng như các ngày lễ truyền thống tại các quốc gia khác, vào ngày tết Nowruz cũng sẽ có các phong tục tập quán và những màu sắc riêng biệt, đặc biệt kể đến đó là Haft Sin, Half Mewa và Lửa.
Haft Sin và Haft Mewa
Haft Sin chính là phần quan trọng nhất trong công việc chuẩn bị của Tết Nowruz, trong tiếng Ba Tư nó có nghĩa là 7S, nghĩa là các thành phần trong “mâm cỗ” nhất thiết phải bắt đầu bằng chữ cái “S” của Ba Tư (س): Sekke – tiền kim loại; Sib – trái táo; Somach – một loại gia vị (từ cây Rhus coriaria); Sombol – Hyacinthus; Sir – tỏi; Sabsi – nghĩa là “cây xanh” và Serke – giấm.
Bên cạnh Haft Sin thì Haft Mewa là một loại nước uống từ 7 loại trái cây, cũng nên bắt đầu bằng chữ “S” tượng trưng cho đức tính của Hỏa giáo thì càng tốt. Để hoàn thiện “bàn cỗ”, người ta sẽ đặt Haft Sin và Haft Mewa trên bàn cùng với Samanak (loại cây giống hay là mầm xanh từ bảy loại hạt), một tấm gương, một ngọn nến và một cuốn sách thánh Qur’an cho người Hồi giáo, Kinh Thánh giữa các Kitô hữu, Avesta hoặc hình ảnh của Hỏa giáo.
Lửa
Đây là một nghi lễ được xem là quan trọng nhất của Tết Nowruz, người ta sẽ đốt lửa vào đêm trước của ngày thứ tư cuối cùng (Chahar Schanbe Suri) – ngày thứ tư lửa. Lúc đó xung quanh ngập tràn trong không khí hừng hực và màu vàng đỏ của lửa, rực cháy mọi nơi.
Người dân Iran mừng lễ Nowruz như thế nào?
Người dân sẽ ăn mừng lễ Nowruz trong 13 ngày, diễn ra các phong tục và nghi thức vào mỗi thời điểm khác nhau. Đêm thứ 3 trước Nowruz sẽ là mọi người lúc hóa trang, đến thăm những người hàng xóm đồng thời đập bát, đĩa, thìa vào nhau để nhận lại những món đồ ăn nhẹ.
Thứ tư ngay trước lễ Nowruz, họ sẽ đốt pháo, bắn pháo hoa, nhảy qua lửa để mong cầu bình an, may mắn. Ngày cuối cùng, mọi người sẽ bắt đầu trò chơi khăm, dã ngoại, thăm thú và thả lá cây trôi theo nguồn nước. Nếu là nữ và vẫn độc thân, họ sẽ cột lá lại trước khi thả xuống nước để biểu hiện rằng đang tìm kiếm một nửa của mình.
Tìm hiểu thêm: Tinder là gì? Thông tin từ A đến Z về Tinder
Gần giống như Giáng sinh, sẽ có một nhân vật với bộ râu dài trắng xóa là Amu Nowruz sẽ đến phát quà cho trẻ nhỏ, thường là đồ ăn vặt, đồng hành cùng Amu Nowruz là một người chơi trống tambourine tên là Haji Firuz với trang phục đỏ và khuôn mặt phủ đầy bồ hóng.
Những nghi lễ vào ngày Nowruz của các quốc gia khác
Ngoài Iran, Tết Nowruz cũng là dịp lễ lớn tại nhiều quốc gia khác, đặc biệt kể đến là Azerbaijan, người dân nước này sẽ tổ chức lễ vào thứ ba hằng tuần trong vòng 4 tuần trước lễ Nowruz.
Lễ hội thường sẽ có các điệu nhảy truyền thống, thi đấu thể thao, hoặc vào ngày thứ 3 tuần cuối, trẻ em sẽ để một cái giỏ trước cửa nhà hàng xóm, gõ cửa rồi trốn đi để nhận được đồ ăn vặt.
Tại Armenia người dân sẽ nhảy qua lửa còn ở Bangladesh thì lại phun nước khắp nhà. Ngoài ra, tại các quốc gia như Kyrgyzstan hay Kazakhstan, người dân chế biến món súp lạnh đặc biệt từ lúa mạch, sữa, men kefir và muối để uống mừng.
Một số vùng khác sẽ chọn việc ăn các loại ngũ cốc hay tổ chức dã ngoại, nhảy múa,…
>>>>>Xem thêm: Fix là gì? Nghĩa của Fix giá khi mua bán và trong các lĩnh vực khác
Vừa rồi Gockhampha.edu.vn.com.vn đã cung cấp cho các bạn một số những thông tin cần thiết liên quan đến ngày tết Nowruz của người Iran. Hy vọng rằng đây là một bài viết bổ ích và thú vị dành cho các bạn. Nếu muốn cập nhật thêm những tin tức khác hãy theo dõi Gockhampha.edu.vn.com.vn nhé!