Lưu huỳnh là gì? Các hợp chất của lưu huỳnh và ứng dụng

Lưu huỳnh là gì? Các hợp chất của lưu huỳnh và ứng dụng
Rate this post

Lưu huỳnh là gì? Lưu huỳnh hóa trị mấy? Lưu huỳnh có độc không? Kiến thức lưu huỳnh hóa 10 cần ghi nhớ gì? Đặc điểm của lưu huỳnh trioxit, lưu huỳnh đioxit, oxi lưu huỳnh, axit lưu huỳnh? Tính chất vật lý và tính chất hóa học của lưu huỳnh là gì? Cách nhận biết, điều chế và ứng dụng của lưu huỳnh như nào?.. Những thắc mắc đó của bạn sẽ được Gockhampha.edu.vn.VN giải đáp cụ thể trong bài viết về chủ đề lưu huỳnh là gì dưới đây, cùng tham khảo nhé!

Bạn đang đọc: Lưu huỳnh là gì? Các hợp chất của lưu huỳnh và ứng dụng

Lưu huỳnh là gì?

Lưu huỳnh là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu S và số nguyên tử 16. Nó là một phi kim phổ biến, không mùi, không vị, nhiều hóa trị.

Lưu huỳnh trong dạng gốc là chất rắn kết tinh màu vàng chanh. Trong tự nhiên, nó có thể tìm thấy ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sunfua và sunfat.

Lưu huỳnh là gì? Các hợp chất của lưu huỳnh và ứng dụng

Lưu huỳnh là gì?

Nó là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống và được tìm thấy trong hai axit amin. Sử dụng thương mại của nó chủ yếu trong các phân bón nhưng cũng được dùng rộng rãi trong thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm.

Tính chất của lưu huỳnh

Tính chất vật lý

Lưu huỳnh là chất bột màu vàng, không tan trong nước. S có 6e ở lớp ngoài cùng → dễ nhận 2e thể hiện tính oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa của S yếu hơn so với O.

Tính chất hóa học

Các mức oxi hóa có thể có của S: -2, 0, +4, +6

Ngoài tính oxi hóa, lưu huỳnh còn có tính khử

Lưu huỳnh là gì? Các hợp chất của lưu huỳnh và ứng dụng

Tính chất hóa học

Tính oxi hóa

Tác dụng với hiđro: H2+S→350∘CH2S

Tác dụng với kim loại:

  • S tác dụng với nhiều kim loại tạo ra muối sunfua (trong đó kim loại thường chỉ đạt đến hóa trị thấp).
  • Hầu hết các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao 2Na+S→t∘Na2S

Muối sunfua được chia thành 3 loại:

  • Loại 1. Tan trong nước gồm: Na2S,K2S,CaS,BaS,(NH4)2S.
  • Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm: FeS,ZnS…
  • Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm: CuS,PbS,HgS,Ag2S…

Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS,PbS,Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.

Tính khử

Tác dụng với oxi

  • S+O2→t∘SO2

Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh

  • S+4HNO3dac→t∘2H2O+4NO2+SO2

Ứng dụng của lưu huỳnh là gì?

Là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp:

  • 90% dùng để sản xuất H2SO4
  • 10% để lưu hóa cao su, chế tạo diêm, sản xuất chất tẩy trắng bột giặt, chất dẻo ebonit, dược phẩm,…

Tìm hiểu thêm: Uranium là gì? Tất tần tật về nguyên tố chế tạo bom nguyên tử

Lưu huỳnh là gì? Các hợp chất của lưu huỳnh và ứng dụng
Ứng dụng của lưu huỳnh là gì?

Lưu huỳnh đioxit – SO2 (khí sunfurơ, lưu huỳnh (IV) oxit, anhiđrit sunfurơ)

Tính chất vật lý

Là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, tan và tác dụng được với nước.

Tính chất hóa học

SO2 là oxit axit

Tác dụng với nước

  • SO2+H2O↔H2SO3

Tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit)

  • KOH+SO2→KHSO3
  • 2KOH+SO2→K2SO3+H2O

Tác dụng với oxit bazơ để tạo ra muối

  • SO2+CaO→CaSO3

SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa (do S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian là +4)

SO2 là chất oxi hóa

  • SO2+2H2S→3S+2H2O

SO2 là chất khử

  • SO2+Cl2+2H2O→H2SO4+2HCl

Lưu huỳnh là gì? Các hợp chất của lưu huỳnh và ứng dụng

Lưu huỳnh đioxit – SO2 (khí sunfurơ, lưu huỳnh (IV) oxit, anhiđrit sunfurơ)

Điều chế

Đốt cháy lưu huỳnh

  • S+O2→t∘SO2

Đốt cháy H2S trong oxi dư

  • 2H2S+3O2→2SO2+2H2O

Cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc, nóng

  • Cu+H2SO4→2H2O+SO2+CuSO4

Đốt quặng

  • 4FeS2+11O2→2Fe2O3+8SO2

Trong phòng thí nghiệm điều chế SO2 bằng cách cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4

  • Na2SO3+H2SO4→Na2SO4+SO2+H2O

Nhận biết

Làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.

Làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím…

  • SO2+2H2O+Br2→2HBr+H2SO4
  • 2H2O+2KMnO4+5SO2→2H2SO4+2MnSO4+K2SO4

Ứng dụng

  • Sản xuất axit sunfuric.
  • Tẩy trắng giấy, bột giấy.
  • Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.
  • Ngoài các ứng dụng trên, SO2 còn là chất gây ô nhiễm môi trường. Nó là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.

Axit sunfuric

Tính chất vật lý

H2SO4 là chất lỏng, nhớt, nặng hơn nước, khó bay hơi và tan vô hạn trong nước.

H2SO4 đặc hút nước mạnh và tỏa nhiều nhiệt nên khi pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào nước mà không làm ngược lại vì có thể gây bỏng.

H2SO4 có khả năng làm than hóa các hợp chất hữu cơ.

Tính chất hóa học

H2SO4 là một axit mạnh

Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ

Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo ra muối sunfat (trong đó có kim loại có hóa trị thấp) và H2

  • Fe+H2SO4→FeSO4+H2

Lưu huỳnh là gì? Các hợp chất của lưu huỳnh và ứng dụng

>>>>>Xem thêm: Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì? Bài tập Hóa lớp 9

Axit sunfuric

Tác dụng với oxit bazơ → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O

  • FeO+H2SO4→FeSO4+H2O

Tác dụng với bazơ tạo ra muối + H2O

  • NaOH+H2SO4→NaHSO4+H2O
  • 2NaOH+H2SO4→Na2SO4+H2O

Tác dụng với muối tạo ra muối mới và axit mới

  • Na2CO3+H2SO4→Na2SO4+H2O+CO2

Tác dụng với kim loại

H2SO4 đặc phản ứng được với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) tạo ra muối trong đó kim loại có hóa trị cao + H2O+SO2(S,H2S)

  • 2Fe+6H2SO4→Fe2(SO4)3+3SO2+6H2O

H2SO4 đặc nguội thụ động với Al, Fe và Cr.

Tác dụng với phi kim tạo ra oxit phi kim, nước và SO2

  • C+2H2SO4→t∘CO2+2H2O+2SO2

Tác dụng với các chất khử khác

  • 2FeO+4H2SO4→Fe2(SO4)3+SO2+4H2O

Điều chế

Đốt cháy quặng firit sắt.

  • 4FeS2+11O2→8SO2+2Fe2O3

Oxi hóa SO2 bằng oxi trong điều kiện 400−500∘C, xúc tácV2O5)

  • 2SO2+O2→8SO3

Axit sunfuric đặc hấp thụ SO3 tạo thành oleum có công thức tổng quát là H2SO4.nSO3

  • nSO3+H2SO4→H2SO4.nSO3

Pha loãng oleum thành axit sunfuric bằng lượng nước thích hợp

  • H2SO4.nSO3+(n+1)H2O→(n+1)H2SO4

Ứng dụng

  • Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất:
  • Sản xuất các loại muối Sunfát
  • Điều chế các axít khác yếu hơn : HNO3,HCl
  • Tẩy rửa kim loại trước khi mạ.
  • Chế tạo thuốc nổ, chất dẻo, thuốc nhuộm. Dược phẩm.
  • Loại axít ắc quy dùng để chế tạo ắc quy
  • Xử lý nước thải…

Gockhampha.edu.vn.VN đã giải đáp giúp bạn những thắc mắc lưu huỳnh là gì, lưu huỳnh hóa trị mấy, lưu huỳnh có độc không, kiến thức lưu huỳnh hóa 10 cần ghi nhớ gì, đặc điểm của lưu huỳnh trioxit, lưu huỳnh đioxit, oxi lưu huỳnh và axit lưu huỳnh? Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho mình về chủ đề lưu huỳnh là gì. Chúc bạn luôn học tốt!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *