Quỳ tím là gì? Nguyên lý đổi màu và các ứng dụng của quỳ tím

Quỳ tím là gì? Nguyên lý đổi màu và các ứng dụng của quỳ tím
Rate this post

Quỳ tím là một đồ vật quen thuộc, được nhắc đến rất nhiều trong ngành hóa học. Vậy bạn đã biết quỳ tím là gì cũng như nguyên lý đổi màu của chúng không? Hôm nay, cùng trang Gockhampha.edu.vn tìm hiểu ngay ở bài viết bên dưới nhé!

Bạn đang đọc: Quỳ tím là gì? Nguyên lý đổi màu và các ứng dụng của quỳ tím

Quỳ tím là gì? Ưu điểm của quỳ tím so với các chỉ thị pH khác

Quỳ tím (giấy quỳ) là một loại giấy được tẩm thêm dung dịch etanol hoặc nước và chất màu có nguồn gốc từ rễ cây địa y Roccella và Dendrographa. Thông thường, loại giấy này sẽ có màu tím, được sử dụng phổ biến trong thí nghiệm và dùng để đo độ pH.

Sau khi sử dụng, quỳ tím sẽ đổi màu để biểu thị kết quả tương ứng. Loại công cụ này được đánh giá cao hơn với các chỉ thị pH khác là vì trả kết quả khá nhanh. Đồng thời, quỳ tím còn có thể dùng để đo độ pH của các loại khí.

Quỳ tím là gì? Nguyên lý đổi màu và các ứng dụng của quỳ tím

Giấy quỳ là loại giấy này sẽ có màu tím, được sử dụng phổ biến trong thí nghiệm và dùng để đo độ pH

Phân loại quỳ tím

Hiện nay, quỳ tím có 2 loại chính là quỳ tím đỏ và quỳ tím xanh, cụ thể:

  • Quỳ tím đỏ: Là một loại giấy trơn, trải qua quá trình xử lý, được tẩm thêm thuốc nhuộm được ngâm trong dung dịch axit sunfuric loãng. Cuối cùng là mang đi sấy khô.
  • Quỳ tím xanh: Thường sử dụng để phân biệt axit và giấm, khi nhúng loại quỳ tím này vào dung dịch. Nếu giấy không đổi màu, dung dịch đang ở trạng thái cân bằng. Còn nếu giấy đổi sang màu đỏ thì dung dịch có tính axit.

Bên cạnh đó, giấy quỳ còn được chia thành quỳ tím ẩm và quỳ tím khô. Để phân biệt 2 loại này, ta chỉ cần thực hiện một thí nghiệm đơn giản. Bạn cho 2 loại giấy trên phản ứng với khí amoniac, quỳ tím khô sẽ không đổi màu còn quỳ tím ẩm sẽ chuyển sang màu xanh.

Quỳ tím là gì? Nguyên lý đổi màu và các ứng dụng của quỳ tím

Hiện nay, quỳ tím có 2 loại chính là quỳ tím đỏ và quỳ tím xanh

Quỳ tím có độc không?

Để biết được đáp án, ta cần biết được quy trình sản xuất quỳ tím. Giấy quỳ có các công đoạn sản xuất gần giống với các loại giấy thông thường. Điểm khác biệt duy nhất là trong thành phần, ngoài bột giấy còn có một ít lượng hoạt chất quỳ. Sau đó, chúng được đem đi sấy khô.

Vì vậy, có thể kết luận giấy quỳ hoàn toàn không có độc và không gây hại với sức khỏe chúng ta.

Quỳ tím là gì? Nguyên lý đổi màu và các ứng dụng của quỳ tím

Giấy quỳ hoàn toàn không có độc và không gây hại với sức khỏe con người

Quỳ tím đổi màu như thế nào?

Quỳ tím dùng để phân biệt các chất bazơ, axit, trung tính trong thực hiện thí nghiệm hóa học, cụ thể:

  • Quỳ tím sẽ chuyển thành màu đỏ nếu tiếp xúc với dung dịch có tính axit: H2SO4, HCL…
  • Quỳ tím sẽ chuyển thành màu xanh nếu tiếp xúc với các loại dung dịch có tính bazơ: NaOH, Ba(OH)2…
  • Và quỳ tím không đổi màu nếu tiếp xúc với dung dịch trung tính: Ca2+, Ba2, Br–, I–, NO3–…

Quỳ tím là gì? Nguyên lý đổi màu và các ứng dụng của quỳ tím

Quỳ tím dùng để phân biệt các chất bazơ, axit, trung tính trong thực hiện thí nghiệm hóa học

Ứng dụng của quỳ tím

Dùng để phân biệt dung dịch hóa học

Giấy quỳ thường được sử dụng để phân biệt các dung dịch hóa học. Cách thực hiện khá đơn giản, nhúng mẫu nhỏ giấy quỳ vào dung dịch. Nếu:

  • Quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì dung dịch có tính axit.
  • Quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dung dịch thử có tính bazơ.
  • Quỳ tím không đổi màu thì dung dịch ở trạng thái trung tính.

Tìm hiểu thêm: Các dạng bài tập ancol và phương pháp giải bài tập về ancol

Quỳ tím là gì? Nguyên lý đổi màu và các ứng dụng của quỳ tím
Giấy quỳ thường được sử dụng để phân biệt các dung dịch hóa học

Đo độ pH bằng giấy quỳ tím

Bên cạnh ứng dụng trên, giấy quỳ tím còn có thể dùng để xác định nhanh độ pH. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính tương đối, không hoàn toàn chính xác. Cách đo khá đơn giản, chỉ cần nhúng giấy quỳ vào dung dịch. Sau khi quỳ tím đổi màu, bạn sẽ so sánh màu sắc của giấy quỳ với bảng màu đi kèm.

  • Môi trường axit nếu có độ pH từ 1 – 7
  • Môi trường bazơ nếu độ pH từ 7 – 14
  • Môi trường trung tính nếu độ pH = 7

Quỳ tím là gì? Nguyên lý đổi màu và các ứng dụng của quỳ tím

Giấy quỳ tím còn có thể dùng để xác định nhanh độ PH

Kiểm tra chất lượng của thực phẩm

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng giấy quỳ để kiểm tra chất lượng của thực phẩm như xác định độ pH trong thực phẩm, kiểm tra chất lượng nước,… Nhờ kết quả sau khi kiểm tra, bạn sẽ xác định được chính xác loại thực phẩm nào có độ pH phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của gia đình để có phương án sử dụng hợp lý.

Quỳ tím là gì? Nguyên lý đổi màu và các ứng dụng của quỳ tím

Có thể sử dụng giấy quỳ để kiểm tra chất lượng của thực phẩm

Mua quỳ tím ở đâu?

Quỳ tím không phải là một đồ vật quá phổ biến. Đồng thời, đây cũng là một sản phẩm khá đặc thù, nên nếu bạn không biết chỗ mua uy tín thì rất dễ mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.

Vì vậy, bạn nên tìm đến những địa chỉ uy tín, chuyên bán các món đồ dùng cho nghiên cứu phòng thí nghiệm, khoa học hoặc chuyên dụng để đảm bảo chất lượng nhé!

Quỳ tím là gì? Nguyên lý đổi màu và các ứng dụng của quỳ tím

>>>>>Xem thêm: Na2CO3 có kết tủa không? Những điều cần biết về Na2CO3

Có thể tìm mua quỳ tím tại các cửa hàng chuyên bán các món đồ dùng cho nghiên cứu phòng thí nghiệm

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết quỳ tím là gì cũng như những ứng dụng quan trọng của quỳ tím. Nếu bài viết hay và bổ ích, đừng quên chia sẻ để nhiều người cùng biết nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *