Bạch cầu là gì? Vai trò, đặc tính và chức năng của bạch cầu là gì?

Bạch cầu là gì? Vai trò, đặc tính và chức năng của bạch cầu là gì?
Rate this post

Bạch cầu là gì? Chức năng của bạch cầu là gì? Công thức bạch cầu như nào? Bạch cầu vốn là một thành phần quan trọng trong máu và giữ vai trò thiết yếu đối với cơ thể. Việc thừa hay thiếu hụt bạch cầu đều tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu về chủ đề bạch cầu là gì và bạch cầu có chức năng gì.

Bạn đang đọc: Bạch cầu là gì? Vai trò, đặc tính và chức năng của bạch cầu là gì?

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu hay còn gọi là tế bào miễn dịch hoặc bạch huyết cầu (còn có nghĩa là “tế bào máu trắng”) là một thành phần quan trọng của máu. Bạch cầu có tác dụng giúp cơ thể chống lại các loại bệnh đặc biệt là bệnh truyền nhiễm cũng như các loại vật thể lạ xuất hiện trong máu. Do vậy, bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu các loại có trong cơ thể người bình thường, khỏe mạnh sẽ dao động từ 4×109 tới 11×109.

Bạch cầu tồn tại ở dạng trong suốt, có nhân và sở hữu kích thước khá lớn. Bên cạnh đó, ngoại trừ trong máu thì bạch cầu còn có thể được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch hoặc mạch bạch huyết, lách cũng như các mô khác nằm trong cơ thể con người.

Bạch cầu là gì? Vai trò, đặc tính và chức năng của bạch cầu là gì?

Bạch cầu là gì?

Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu

  • Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi thay đổi trong khoảng 4,0 – 11,0 G/l (Giga/lít).
    Nam 8,0 ± 2 G/l (x109 tế bào/lít).
    Nữ 8,1 ± 2 G/l (x109 tế bào/lít).
  • Công thức bạch cầu của người trưởng thành:
    BC hạt trung tính: 57,4 ± 8,4%
    BC hạt ưa acid: 3,2 ± 2,6%
    BC hạt ưa base: rất hiếm gặp
    BC mono : 3,8 ± 0,5%
    BC lympho : 35 ± 7,2 %
  • Nhìn chung, không có sự khác biệt giữa công thức bạch cầu của nam và của nữ.

Chức năng của bạch cầu là gì?

Chức năng của bạch cầu được thể hiện rõ ràng trong cơ thể của mỗi người. Cùng với đó, mỗi loại bạch cầu sẽ thực hiện một chức năng riêng và cụ thể nó được chứng minh như sau:

Bạch cầu hạt trung tính

Bạch cầu hạt trung tính là gì? Bạch cầu hạt trung tính được xem là hàng rào của cơ thể với khả năng kháng lại các loại vi khuẩn mủ. Vì vậy, chức năng của bạch cầu hạt này đó chính là hủy diệt cũng như tiêu hóa hiệu quả, nhanh chóng nhiều loại vi khuẩn cũng như các thành phần nhỏ. Ngoài ra, loại bạch cầu trung tính này còn chứa dồi dào các chất oxy hóa mạnh có tác dụng tiêu diệt nhanh các loại vi khuẩn.

Bên cạnh đó, bạch cầu hạt trung tính còn là loại bạch cầu đầu tiên có khả năng tiến đến vị trí vi khuẩn xâm nhập với số lượng vô cùng lớn. Vì vậy, trong quá trình thực bào các loại vi khuẩn, nhiều bạch cầu trung tính khi chết sẽ nhanh chóng tạo thành mủ ngay tại vị trí tổn thương. Từ đó, mỗi loại bạch cầu này sẽ thực bào tối đa với số lượng khoảng 5 đến 20 vi khuẩn.

Bạch cầu hạt ưa acid

Bạch cầu hạt ưa acid là gì? Khi tìm hiểu về chức năng của các loại bạch cầu hạt ưa acid chắc chắn các bạn sẽ hiểu được bạch cầu 1+ là gì. Trên thực tế, bạch cầu ưa acid vận động ít hơn so với bạch cầu trung tính và với thực bào, nó cũng ít tích cực hơn. Vì vậy, chức năng đầu tiên mà các bạn có thể nhận thấy ở bạch cầu hạt ưa acid đó là khử độc protein lạ nhờ vào sự hoạt động của các enzyme đặc biệt là trong hạt bào tương.

Không những thế, chức năng của bạch cầu hạt ưa acid đó là được hấp dẫn đến nơi xảy ra phản ứng dị ứng và tiết ra các enzyme nhằm chống lại tác dụng của histamine cũng như các loại chất trung gian khác ngay trong phản ứng vừa diễn ra. Ngoài ra, bạch cầu hạt ưa acid còn có khả năng thực bào đối với các phức hợp kháng nguyên – kháng thể. Nhờ đó, nó có thể ngăn cản không cho tiến trình viêm lan rộng sang các vị trí khác.

Bạch cầu hạt ưa base

Bạch cầu hạt ưa base là gì? Đây cũng là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về bạch cầu. Chức năng của bạch cầu còn được thể hiện rõ với loại bạch cầu hạt ưa base. Loại bạch cầu này được xem là khá giống với một loại tế bào khác ở trong tổ chức bên ngoài mao mạch và nó được gọi với cái tên là dưỡng bào.

Vậy bạch cầu hạt ưa base là gì và chức năng của nó như nào? Với công thức bạch cầu của mình, bạch cầu hạt ưa base có chức năng phóng thích heparin làm ngăn cản quá trình đông máu. Đồng thời, nó còn giúp thúc đẩy việc vận chuyển mỡ từ máu sau một bữa ăn bạn nạp nhiều năng lượng cũng như chất béo.

Bạch cầu lympho

Cùng với bạch cầu mono, bạch cầu lympho cũng có chức năng vô cùng quan trọng. Trong máu của cơ thể người tồn tại ba loại lymphocyte đó là tế bào B, tế bào T và các tế bào giết tự nhiên. Các tế bào B có chức năng sản xuất ra kháng thể liên kết với các tác nhân gây bệnh nhằm mục đích tạo ra điều kiện để phá hủy chúng hiệu quả. Cùng với đó, các tế bào T CD4+ lại có chức năng phối hợp với các phản ứng của hệ miễn dịch để làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bạch cầu mono

Bạch cầu mono là gì? Bạch cầu mono chính là một loại tế bào lớn nhất trong các loại bạch cầu. Theo ghi nhận một số bạch cầu mono có kích thước gấp 3 lần kích thước của hồng cầu. Bạch cầu mono được sinh ra trong tuỷ xương và sẽ cần khoảng 3 ngày để phát triển trước khi được giải phóng vào trong máu.

Bạch cầu ở lại trong máu tuần hoàn vài ngày rồi di chuyển đến các mô liên kết của các cơ quan khác nhau. Tại đây chúng sẽ phát triển thành các đại thực bào của mô như đại thực bào trong gan (gọi là tế bào Kupffer), đại thực bào trong phổi (được gọi là đại thực bào phế nang), đại thực bào của lách và tuỷ xương góp phần bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn cũng như các hoá chất độc hại.

Bạch cầu mono không di chuyển nhiều như các đại thực bào trong các mô liên kết lỏng lẻo, nhưng tất cả các đại thực bào này đều có khả năng vận động và thực bào rất mạnh. Nhìn chung, so với bạch cầu hạt trung tính, đại thực bào có thể thực bào nhiều vi khuẩn hơn và ăn các phần tử có kích thước lớn hơn. Chính vì thế chúng sẽ có tác dụng dọn sạch các vùng mô tổn thương.

Ngoài ra đại thực bào còn đóng vai trò quan trọng trong sự khởi động quá trình sản xuất các kháng thể của bạch cầu lympho B.

Bạch cầu là gì? Vai trò, đặc tính và chức năng của bạch cầu là gì?

Chức năng của bạch cầu là gì?

Những đặc tính của bạch cầu

Từ chức năng của bạch cầu, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về những đặc tính của bạch cầu như sau:

  • Bạch cầu không chỉ khư trú trong máu hoặc bạch huyết mà còn ở trong các mô khác, đặc biệt là ở trong các mô liên kết lỏng lẻo.
  • Bạch cầu là những tế bào có khả năng vận động và bạch cầu di chuyển theo kiểu amip: Tế bào phóng ra các tua bào tương bám vào một điểm nào đó rồi kéo toàn bộ tế bào đi theo. Cụ thể hơn là bạch cầu hạt trung tính và bạch cầu mono có thể vận động theo kiểu amip trong các mô với tốc độ 40 mm trong 1 phút. Bạch cầu còn có khả năng đi qua các lỗ của thành mao mạch (cho dù là các lỗ này nhỏ hơn kích thước của bạch cầu) bằng quá trình xuyên mạch để vào các khoang quanh mạch máu khi cần thiết.
  • Bạch cầu còn di chuyển đến các mô bị tổn thương hay viêm nhiễm do chúng bị hấp dẫn bởi các hoá chất của tế bào tổn thương hoặc của vi khuẩn giải phóng ra hoặc do các phức hợp miễn dịch tạo ra trong đáp ứng miễn dịch. Bạch cầu sẽ di chuyển theo sự hấp dẫn của các chất hoá học được gọi là hiện tượng hoá ứng động.

Tìm hiểu thêm: Protein màng là gì? Cơ chế hoạt động và chức năng của protein màng

Bạch cầu là gì? Vai trò, đặc tính và chức năng của bạch cầu là gì?
Những đặc tính của bạch cầu

Vai trò của bạch cầu là gì?

Bạch cầu không chỉ có chức năng quan trọng đối với cơ thể mà nó còn đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình sống của con người. Bạch cầu giúp cơ thể duy trì sự sống, làm tăng sức đề kháng để chống lại các loại bệnh tật nguy hiểm có thể xâm nhập.

Không những thế, vai trò của bạch cầu còn được thể hiện khi sức khỏe của cơ thể suy yếu hoặc mắc một số bệnh liên quan đến bạch cầu. Do vậy, cùng với việc tìm hiểu chức năng của bạch cầu, các bạn không thể bỏ qua vai trò đặc biệt quan trọng của bạch cầu trong sự phát triển của chính cơ thể mình.

Bạch cầu là gì? Vai trò, đặc tính và chức năng của bạch cầu là gì?

Vai trò của bạch cầu là gì?

Một số câu hỏi liên quan đến bạch cầu

Bạch cầu ái toan là gì?

Bạch cầu ái toan chính là một phần của hệ thống miễn dịch và thành phần quan trọng trong máu. Bạch cầu ái toan đóng một vai trò quan trọng cho sự sống của cơ thể con người. Một số đặc điểm của bạch cầu ái toan như sau:

  • Xuyên mạch: Bạch cầu ái toán có thể thay đổi hình dạng để xuyên qua vách giữa những tế bào để đến được những nơi cần thiết.
  • Chuyển động: Bạch cầu ái toan chuyển động bằng chân giả với tốc độ khoảng 40mm/phút.
  • Hóa ứng động và nhiệt ứng động: Đây cũng là đặc điểm riêng biệt của loại bạch cầu này.
  • Thực bào, ẩm bào: Bạch cầu ái toán là thực bảo và ẩm bào.

Tăng bạch cầu ái toan là gì?

Tăng bạch cầu ái toan được cho là sự tăng số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi. Bình thường trong cơ thể con người, bạch cầu áo toan có giới hạn khoảng 0.6 × 10⁹/L (600/microlit), thấp hơn (khoảng 0.4 × 10⁹/L [400/microlit]) trừ trường hợp người bị dị ứng nhẹ. Nếu số lượng bạch cầu ái toan lớn hơn hoặc nhỏ hơn thì rất có thể cơ thể đang bị nhiễm trùng hoặc mắc một chứng bệnh bất kỳ.

Bạch cầu niệu là gì?

Bạch cầu niệu là bạch cầu trong nước tiểu. Thông thường trong nước tiểu chứa rất ít hoặc không có bạch cầu. Tuy nhiên nếu như nước tiểu của bạn chứa một lượng lớn các bạch cầu thì bạn có thể đang gặp phải nhiễm trùng hay vấn đề sức khỏe, còn gọi là tình trạng bạch cầu niệu.

Bạch cầu WBC là gì?

  • Bạch cầu WBC (White Blood Cell) có nghĩa là số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Ở người khỏe mạnh, chỉ sô WBC thường nằm trong khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3.
  • Chỉ số bạch cầu WBC có ý nghĩa lớn trong các xét nghiệm máu. Trong y khoa, khi chỉ số WBC tăng hoặc giảm thì đó chính là dấu hiệu để nhận biết các bệnh lý.

Chỉ số bạch cầu WBC cao có ý nghĩa gì?

Chỉ số WBC sẽ thể hiện các bệnh về máu ở cơ thể. Chỉ số bạch cầu WBC cao cho thấy một số bệnh như:

  • Bạch cầu lympho cấp.
  • Bạch cầu dòng tủy mạn tính.
  • Bệnh u bạch cầu.
  • Các bệnh về viêm nhiễm.
  • Bệnh máu ác tính

Chỉ số bạch cầu WBC giảm có ý nghĩa gì?

Khi chỉ số WBC giảm thấp thể hiện cho thấy cơ thể bị nhiễm khuẩn, hoặc thiếu hụt hàm lượng Vitamin B12 hoặc Folate.

Nhiễm trùng bạch cầu là bệnh gì?

Nhiễm trùng bạch cầu cho thấy tình trạng nhiễm virus Epstein-Barr (EBV). Đây là loại virus lây lan qua nước bọt hay tiếp xúc thông thường. Một số triệu chứng của nhiễm trùng bạch cầu như sốt cao, đau họng hay nổi hạch ở cổ.

Bạch cầu dương tính là gì?

  • Tình trạng bạch cầu dương tính khi khám phụ khoa cho thấy người bệnh bị viêm nhiễm phụ khoa, thông thường là viêm phụ khoa do tạp khuẩn. Thông thường người bệnh bị viêm nhiễm phụ khoa thì bạch cầu sẽ dương tính, nghĩa là tìm thấy bạch cầu trong mẫu xét nghiệm.
  • Chức năng của bạch cầu là chống lại những tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể. Khi kết quả xét nghiệm có bạch cầu (+) thì cần chú ý để vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và đúng cách, dùng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bạch cầu đa nhân là gì?

Bạch cầu đa nhân là cách gọi khác của bạch cầu hạt. Bạch cầu hạt có đặc điểm phân thùy của nhân tế bào nên được gọi như vậy. Bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân) gồm 3 loại:

  • Bạch cầu trung tính.
  • Bạch cầu ái kiềm.
  • Bạch cầu ái toan.

Bạch cầu ký hiệu là gì?

Bạch cầu trong y học được kí hiệu là WBC (White Blood Cell).

Bạch cầu là gì? Vai trò, đặc tính và chức năng của bạch cầu là gì?

>>>>>Xem thêm: Hô hấp ở cây xanh là gì? Đặc điểm quá trình hô hấp ở cây xanh?

Một số câu hỏi liên quan đến bạch cầu

Tìm hiểu về chức năng của bạch cầu, các bạn sẽ nhận thấy được giá trị tuyệt vời của bạch cầu đối với cơ thể cũng như sự sống. Hy vọng qua bài viết trên đây của Gockhampha.edu.vn.VN các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về chức năng của bạch cầu và từ đó chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt nhé! Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề chức năng của bạch cầu là gì, bạch cầu có chức năng gì? mời bạn để lại câu hỏi để chúng tôi hỗ trợ giải đáp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *