Để nhập cảnh vào Việt Nam cho các hoạt động trong kinh doanh, người nước ngoài bắt buộc phải có Visa doanh nghiệp được cấp bởi các Cơ quan có thẩm quyền. Hãy cùng dinhnghia tìm hiểu Business Visa là gì? Điều kiện và thủ tục cấp Visa doanh nghiệp Việt Nam nhé!
Bạn đang đọc: Business Visa là gì? Điều kiện, thủ tục cấp Visa doanh nghiệp Việt Nam
Contents
- 1 Business Visa là gì?
- 2 Sự khác nhau giữa Visa doanh nghiệp và Visa du lịch
- 3 Đối tượng được cấp Visa doanh nghiệp
- 4 Điều kiện để xin cấp Visa doanh nghiệp Việt Nam
- 5 Các thủ tục xin Visa doanh nghiệp cho người nước ngoài
- 6 Cách xin Visa doanh nghiệp cho người nước ngoài
- 7 Các câu hỏi liên quan đến xin Visa doanh nghiệp Việt Nam
Business Visa là gì?
Business Visa là loại Visa được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp phép cho người nước ngoài vào Việt Nam để làm việc với các doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người nước ngoài sẽ thường là các đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam.
Mục đích của Visa này là cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để trao đổi, hợp tác làm việc và các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Sự khác nhau giữa Visa doanh nghiệp và Visa du lịch
Visa doanh nghiệp | Visa du lịch | |
Mục đích | Tham gia vào các hoạt động kinh doanh, trao đổi, hợp tác làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam. | Vào Việt Nam để đi du lịch, tham quan hoặc thăm bạn bè, gia đình tại Việt Nam. |
Hiệu lực | Tối đa 03 tháng (Ngoại trừ Visa của công dân Mỹ có thời hạn tối đa 1 năm). | Tối đa 03 tháng (Ngoại trừ Visa của công dân Mỹ có thời hạn tối đa 1 năm). |
Công ty bảo lãnh | Doanh nghiệp có liên lạc và kế hoạch hợp tác, làm việc với người nước ngoài. | Công ty có đăng ký kinh doanh hoạt động. trong ngành du lịch và các ngành khác liên quan. |
Phí thị thực | Khá tốn kém. | Ít tốn kém hơn so với Visa doanh nghiệp. |
Điều kiện gia hạn visa | Thủ tục dễ dàng hơn so với gia hạn Visa du lịch. | Thủ tục khó và phức tạp. |
Đối tượng được cấp Visa doanh nghiệp
Visa doanh nghiệp ra đời với mục đích là giúp đỡ các doanh nghiệp nước ngoài đến làm việc, ký hợp đồng,… tại Việt Nam. Trong đó, các đối tượng được cấp Visa phải thuộc những nhóm:
- Đầu tiên là những nhà đầu tư nước ngoài.
- Những người đại diện văn phòng của các tổ chức phi chính phủ.
- Những người lao động nước ngoài có giấy phép lao động.
- Các luật sư nước ngoài được cấp giấy phép hành nghề tại Bộ tư pháp Việt Nam.
Điều kiện để xin cấp Visa doanh nghiệp Việt Nam
Khi người nước ngoài muốn xin Visa doanh nghiệp Việt Nam, cần phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh như sau:
- Đầu tiên, người nước ngoài là đối tác với doanh nghiệp Việt Nam (đơn vị hoặc cá nhân có tư cách pháp nhân Việt Nam hoặc nước ngoài).
- Hồ sơ đề nghị cấp Visa phải đầy đủ những thông tin cần thiết như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, hộ chiếu vào thời gian sử dụng,…
- Đối tác của người nước ngoài tại Việt Nam phải có các thủ tục tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam và đồng ý chọ họ nhập cảnh.
- Sau khi được Cục quản lý xuất nhập cảnh đồng ý, người nước ngoài sẽ được cấp công văn nhập cảnh và tiến hành thủ tục xin Visa nhập cảnh vào Việt Nam.
Lưu ý: Xin Visa doanh nghiệp, người nước ngoài chỉ được phép nhận Visa tại Lãnh sự quán Việt Nam hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại. Do vậy, trước khi nhập cảnh vào Việt Nam, đưa đơn đề nghị doanh nghiệp hoặc cá nhân mời bảo lãnh làm thủ tục xin công văn nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
Các thủ tục xin Visa doanh nghiệp cho người nước ngoài
Hồ sơ xin Visa doanh nghiệp Việt Nam
Đối với đối tác của bạn tại Việt Nam, những giấy cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức bảo lãnh: Giấy phép đầu tư, giấy phép hoạt động của chi nhánh, giấy phép đăng ký kinh doanh,…
- Giấy phép chứng hoặc thông báo sử dụng con dấu doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Văn bản giới thiệu có chữ ký, con dấu của người có thẩm quyền tại doanh nghiệp hoặc tổ chức bảo lãnh.
Đối với công dân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, những giấy cần chuẩn bị bao gồm:
- Hộ chiếu gốc của người nước ngoài và còn hạn theo quy định.
- Các thông tin cá nhân của người xin Visa (họ tên, ngày sinh, giới tính,..)
- Tờ khai đề nghị cấp hoặc gia hạn Visa.
- Công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam phê duyệt và nhận Visa.
- Giấy phép lao động đối với trường hợp người nước ngoài bắt buộc phải xin cấp phép lao động hoặc trường hợp miễn giấy phép lao động thì phải cung cấp giấy miễn phép lao động.
- Lịch đặt vé máy bay khứ hồi đi Việt Nam của người nước ngoài.
- Lịch đặt khách sạn, nhà nghỉ hoặc phòng trọ tại Việt Nam.
Nguồn từ: Tin tức XNC Việt Nam
Trình tự xin Visa doanh nghiệp cho người nước ngoài
Thủ tục xin Visa doanh nghiệp cho người nước ngoài gồm 4 bước:
Bước 1: Các đối tác nước ngoài và doanh nghiệp tại Việt Nam trao đổi và thông nhất với nhau về các vấn đề nhập cảnh của người nước ngoài.
Bước 2: Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thủ tục mời hoặc bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, gồm 2 bước:
- Khai báo đầy đủ các thông tin doanh nghiệp cần thiết với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
- Gửi đơn xin nhập cảnh cho người nước ngoài vào VIệt Nam đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Địa chỉ Cơ quan nhận hồ sơ:
Thành phố Hồ Chí Minh: 333-335-337 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Hà Nội: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
Thời gian nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Thời gian trả hồ sơ: Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét, giải quyết và trả lời trong thời hạn 5 – 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tìm hiểu thêm: Ads là gì? Chạy Ads là gì? Hình thức và yếu tố chạy Ads thành công
Bước 3: Quá trình tiếp nhận hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh:
- Trường hợp 1: Hồ sơ được chấp thuận, họ sẽ gửi lại công văn nhập cảnh cho doanh nghiệp.
- Trường hợp 2: Hồ sơ không được chấp thuận, họ sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Doanh nghiệp Việt Nam gửi công văn nhập cảnh cho người nước ngoài và kiểm tra lại các thông tin để người nước ngoài thực hiện việc xin Visa tại các cơ quan đại diện ngoại giao hoặc tại cửa khẩu sân bay quốc tế.
Nguồn từ: Tin tức XNC Việt Nam
Cách xin Visa doanh nghiệp cho người nước ngoài
Xin tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài
Người nước ngoài khi có nhu cầu đến Việt Nam theo dạng doanh nghiệp có thể tự xin Visa doanh nghiệp Việt Nam ngay tại quốc gia mà họ đang sinh sống hoặc tại các nước có Cơ quan đại diện Ngoại giao của Việt Nam. Người ngoài phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu của Lãnh sứ quán hoặc Đại sứ quán Việt Nam. Tuy nhiện, trong trường hợp này tốn khá nhiều chi phí và thời gian, nhưng cách xin Visa này lại đảm bảo an toàn để bạn có được Visa doanh nghiệp.
Xin Visa doanh nghiệp với công văn nhập cảnh Việt Nam
Thông qua tổ chức hay doanh nghiệp có đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, cần làm hồ sơ bảo lãnh cho người nước ngoài ở các cơ quan xuất nhập cảnh trước khi họ vào Việt Nam. Đây được xem là hình thức xin Visa doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Xin Visa doanh nghiệp thông qua visa điện tử (E-visa)
Visa điện tử (E-visa) Việt Nam là loại Visa được cấp cho người nước ngoài bởi Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp thông qua hệ thống giao dịch điện tử. Nhưng Visa này chỉ có giá trị một lần và thời hạn khá ngắn không quá 30 ngày. Lệ phí được nộp qua cổng thanh toán điện tử do Cục Quản lý xuất nhập cảnh quy định.
Các câu hỏi liên quan đến xin Visa doanh nghiệp Việt Nam
Visa doanh nghiệp có thời hạn bao lâu?
Thông thường, Visa doanh nghiệp có thời hạn tối đa 03 tháng. Riêng Visa của công dân Mỹ sẽ có thời hạn tối đa 12 tháng. Visa doanh nghiệp có thể gia hạn được nếu người nước ngoài muốn tiếp tục lưu trú tại Việt Nam.
Nộp hồ sơ xin Visa doanh nghiệp ở đâu?
Có thể nộp tại các cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hay phòng quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phí xin Visa doanh nghiệp là bao nhiêu?
Phí xin Visa doanh nghiệp phụ thuộc vào địa điểm mà lệ phí khác nhau:
Người nước ngoài nhập cảnh vào sân bay Nội Bài, Hữu Nghị Quan hay Đà Nẵng:
- Lưu trú 1 tháng: Khoảng 2 triệu vnđ.
- Lưu trú 3 tháng: Khoảng 5 triệu vnđ.
Người nước ngoài nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất, Mộc Bài:
- Thời gian gia hạn 15 ngày: Khoảng 1,5 triệu vnđ.
- Thời gian gia hạn 1 tháng: Khoảng 2 triệu vnđ.
- Thời gian gia hạn 3 tháng: Khoảng 4 triệu vnđ.
- Thời gian gia hạn 3 tháng nhiều lần: Khoảng 6 triệu vnđ.
>>>>>Xem thêm: VAR là gì? Trường hợp nào thì được sử dụng VAR trong bóng đá
Trên đây dinhnghia đã thông tin đến bạn Business Visa là gì? Điều kiện, thủ tục cấp Visa doanh nghiệp Việt Nam. Mong bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích!