Chạy bộ là một trong những bộ môn thể thao được hầu hết mọi người yêu thích luyện tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ từng loại thuật ngữ được sử dụng trong bộ môn này. Hôm nay, hãy cùng Gockhampha.edu.vn tìm hiểu xem chạy bộ là gì và 19 thuật ngữ trong chạy bộ cho người mới qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Chạy bộ là gì? 10 lợi ích mà bạn nhận được khi tập chạy bộ
Contents
- 1 Chạy bộ là gì?
- 2 10 lợi ích mà bạn nhận được khi tập chạy bộ
- 2.1 Nâng cao sức khỏe tinh thần
- 2.2 Cải thiện chức năng phổi – hệ hô hấp
- 2.3 Giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và huyết áp
- 2.4 Hỗ trợ giảm cân
- 2.5 Giúp tăng cường hệ miễn dịch
- 2.6 Giúp xương khớp chắc khỏe và cải thiện cân bằng cơ thể
- 2.7 Giảm thiểu tình trạng mất ngủ
- 2.8 Tốt cho hệ tim mạch – tuần hoàn
- 2.9 Tăng cường sức mạnh cơ bắp
- 2.10 Đốt cháy năng lượng dư thừa hiệu quả
- 3 19 thuật ngữ trong chạy bộ cơ bản cho người mới bắt đầu
- 3.1 BIB
- 3.2 Warm-up (Khởi động)
- 3.3 Pace
- 3.4 Stamina
- 3.5 5k, 10k, 21k hay 42k
- 3.6 Base Run (Chạy nền)
- 3.7 Tempo Run
- 3.8 Interval Run (Chạy biến tốc)
- 3.9 Cadence (Nhịp bước chạy)
- 3.10 Fartlek (Trò chơi tốc độ)
- 3.11 Hill Repeats (Lên dốc)
- 3.12 Jogging
- 3.13 Long Run
- 3.14 PR (Personal Record)
- 3.15 Progressive Run (Chạy tăng tốc)
- 3.16 Recovery Run (Chạy phục hồi)
- 3.17 RICE
- 3.18 Grade
- 3.19 GAP
- 3.20 Cross training
Chạy bộ là gì?
Chạy bộ được hiểu là hình thức vận động bình thường của cơ thể thông qua các bộ phận như tay, chân, mông,… Thực tế, chạy bộ có nhiều hình thức khác nhau như chạy chậm, chạy nhanh, chạy bền,… nhưng tốc độ chạy vẫn sẽ được ổn định trong suốt quá trình tập luyện.
10 lợi ích mà bạn nhận được khi tập chạy bộ
Nâng cao sức khỏe tinh thần
Khi chạy bộ, cơ thể sẽ được giải phóng endorphin có tác dụng làm tăng cảm giác phấn chấn và đốt cháy các chất gây căng thẳng. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi có thể lựa chọn bộ môn này để luyện tập cho thư thái tinh thần, giảm stress.
Cải thiện chức năng phổi – hệ hô hấp
Trong quá trình chạy bộ, tim và phổi sẽ được hoạt động liên tục để giúp vận chuyển oxy trong máu, loại bỏ các chất thải và khí CO2 trong cơ thể. Nhờ đó mà phổi và tim của mạnh được khỏe mạnh hơn và luyện tập được cách hít thở sâu hơn.
Giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và huyết áp
Chạy bộ mang lại rất nhiều lợi ích cho toàn cơ thể, trong đó phải kể đến tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh huyết áp và ung thư. Bộ môn này có khả năng giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, đào thải độc tố và thu nhỏ các tế bào ung thư trong cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân
Đây được xem là một trong những phương pháp giảm mỡ thừa toàn thân hiệu quả và nhanh chóng nhất. Các động tác khi chạy bộ sẽ tác động toàn bộ lên các bộ phận của cơ thể giúp chúng trở nên săn chắc và gọn gàng hơn.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Thường xuyên tập luyện thể dục góp phần làm tăng sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch. Khi chạy bộ cơ thể quen dần các hoạt động thể lực hằng ngày, cải thiện mức độ chịu đựng của bạn. Nhờ vậy mà cơ thể có thể nâng cao được khả năng chống chọi với môi trường tốt hơn.
Giúp xương khớp chắc khỏe và cải thiện cân bằng cơ thể
Một lợi ích nữa mà chạy bộ có thể mang đến cho bạn là cải thiện sự chắc khỏe của xương khớp và độ cân bằng của cơ thể. Chạy bộ mỗi ngày sẽ khiến cơ bắp của bạn được kích thích và phát triển kéo theo xương khớp cũng trở nên cứng cáp và chắc khỏe hơn.
Giảm thiểu tình trạng mất ngủ
Như đã nói ở trên, chạy bộ giúp bạn cải thiện tinh thần và xua tan đi những mệt mỏi sau ngày dài làm việc. Cũng nhờ vậy mà cơ thể bạn giảm được tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, khi cơ thể bạn hoạt động nhiều thì cũng cần nhiều thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng.
Tốt cho hệ tim mạch – tuần hoàn
Khi vận động thì máu được lưu thông nhanh chóng giúp tim được bơm máu nhiều hơn. Chạy bộ ngoài tác dụng tăng cường thể lực còn có thể làm giảm sự nghỉ ngơi của nhịp tim. Do đó, chạy bộ thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Chạy bộ hỗ trợ đốt mỡ thừa của các nhóm cơ toàn cơ thể giúp cho các bộ phận săn chắc và rắn rỏi hơn. Ngoài ra, chạy bộ còn giúp cho người tập rèn luyện được sức bềnvà nhanh chóng sở hữu được vóc dáng hoàn hảo mà bất kỳ ai cũng mong muốn.
Đốt cháy năng lượng dư thừa hiệu quả
Thực hiện chạy bộ 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn đốt cháy từ 200 đến 500 calo. Đây là phương pháp được nhiều bạn lựa chọn để loại bỏ lượng mỡ dư thừa nhanh chóng và an toàn cho sức khỏe của người tập.
19 thuật ngữ trong chạy bộ cơ bản cho người mới bắt đầu
BIB
BIB là thuật ngữ được thường được dùng để chỉ việc báo danh trong các cuộc thi chạy bộ. Mỗi vận động viên sẽ được ban tổ chức cung cấp một số thứ tự riêng khi tham gia. Ngoài ra, BIB còn giúp ban tổ chức phân biệt được cư ly chạy của các thành viên dựa vào màu sắc.
Warm-up (Khởi động)
Khởi động hay tên gọi tiếng Anh là Warm-up. Đây là bước vô cùng quan trọng đối với bất kỳ môn thể thao nào. Việc thực hiện khởi động sẽ giúp cơ thể được làm nóng, tăng độ mềm mại và dẻo dai. Nhờ đó mà hạn chế được tình trạng bị chuột rút khi vận động mạnh.
Pace
Pace có nghĩa là nhịp điệu. Và trong bộ môn chạy bộ thì Pace là thuật ngữ được dùng để chỉ tốc độ khi chạy. Tốc độ chạy của các vận động viên được tính trên thời gian hoàn thành 1 km. Ví dụ như chỉ số Pace = 8 có nghĩa là tốc độ hoàn thành chạy bộ 1km là 8 phút.
Stamina
Stamina được dùng để chỉ thể lực của người chạy bộ. Hiểu đơn giản thì đó là khả năng mà người tập có thể tiếp tục thực hiện chạy bộ với tốc độ nhất định. Thông thường, chỉ số thể lực sẽ được tính kết hợp cùng với sức bền.
5k, 10k, 21k hay 42k
Thuật ngữ này được dùng để chỉ quãng đường trong các cuộc thi chạy bộ. K là từ viết tắt của km. Ví dụ, 5k hay 5k Run thì có thể hiểu là đường chạy dài 5km, thích hợp cho những bạn mới bắt đầu tập luyện. Độ dài xa nhất là 42k dành cho các vận động viên chuyên nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Sức khỏe tinh thần là gì? Cách cải thiện sức khoẻ tinh thần
Base Run (Chạy nền)
Chạy nền hay Base Run được người tập rèn luyện để xây dựng sức bền cho cơ thể. Thông thường, với bài tập này sẽ chọn cự ly chạy từ ngắn đến trung bình và tập luyện mỗi ngày. Đây là bài tập hỗ trợ nâng cao sự dẻo dai, rèn luyện kỹ thuật chạy và cải thiện nhịp tim, hô hấp.
Tempo Run
Tempo Run thường được chọn luyện tập với mục đích rèn luyện tốc độ và sự dẻo dai của cơ thể. Tốc độ chạy của bài tập này sẽ được liên tục duy trì ở mức độ cao. Thời gian cho các buổi tập Tempo Run thường kéo dài từ 20 – 60 phút.
Interval Run (Chạy biến tốc)
Bài tập chạy biến tốc đòi hỏi người chạy phải có kinh nghiệm và kỹ thuật cao để thực hiện. Interval Run sẽ cho phép người chạy thực hiện đan xen giữa chạy nhanh với tốc độ cao, chạy chậm hoặc có thể dừng lại tại chỗ để lấy sức.
Cadence (Nhịp bước chạy)
Thuật ngữ này được hiểu là nhịp bước chạy. Nó dùng để chỉ số bước chạy hoặc bước chân trong 1 phút. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà Cadence sẽ được chọn tính ở chân trái hoặc phải. Nhịp bước chạy của người chạy bộ chuyên nghiệp phải đạt hơn 180 bước/phút.
Fartlek (Trò chơi tốc độ)
Bài tập này yêu cầu người thực hiện phải biết kết hợp giữa chạy nền (base run) và chạy biến tốc (interval run) trong quá trình vận động. Fartlek là bài tập khá giống với kiểu chạy tự do nhưng có phần yêu cầu kỹ thuật của người chạy cao hơn.
Hill Repeats (Lên dốc)
Đây là kiểu chạy lên dốc nhiều lần được nhiều người chọn trong việc rèn luyện sức bền và ổn định nhịp tim, hô hấp trong vận động. Nếu các bạn có ý định tham gia các giải đấu chạy bộ chuyên nghiệp thì không nên bỏ qua kiểu chạy Hill Repeats này nhé!
Jogging
Kiểu chạy Jogging là bài tập chạy bộ thư giãn, thả lỏng cơ thể giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự sảng khoái và thư thái. Kỹ thuật chạy này thường được người chạy áp dụng khi muốn nâng cao đời sống tinh thần và thể chất.
Long Run
Long Run trong tiếng Việt có người là chạy đường dài. Bài này phù hợp để rèn luyện trước khi tham gia các cuộc thi chạy đường trường với tác dụng giúp bạn nâng cao sức bền và tăng cường ý chí của các vận động viên.
PR (Personal Record)
PR là từ viết tắt của Personal Record, có nghĩa là kỷ luật chạy bộ. Đúng như cái tên của nó, bài tập này dùng để rèn luyện ý chí phấn đấu của các động viên hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. Mỗi ngày, người tập cần tập luyện nâng cao dần để nâng cao thành tích từ từ.
Progressive Run (Chạy tăng tốc)
Chạy tăng tốc là quá trình chạy với tốc độ bình thường ở thời gian đầu và khi đến giai đoạn về đích thì người chạy cần tăng tốc và bứt phá ở những giây phút của quãng đường. Để có thể hoàn thành tốt kiểu chạy này thì người tập phải nâng cao thể lực mỗi ngày.
Recovery Run (Chạy phục hồi)
Kiểu chạy phục hồi sẽ được dùng luyện tập sau khi bạn thực hiện các bài tập chạy dài và nhanh. Bài tập này sẽ chọn cách chạy nhẹ nhàng trong cự ly ngắn với tốc độ chậm rãi cho cơ thể được thả lỏng, thư giãn.
RICE
RICE là thuật ngữ viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Rest (nghỉ ngơi), ICE (chườm đá), Compression (bó ép), Elevation (gác cao chân). Từ này được dùng hầu hết trong tất cả các bộ môn thể thao nhằm chỉ kỹ thuật chữa trị và phục hồi cơ thể sau những bữa tập với cường độ cao.
Grade
Thuật ngữ Grade được dùng để chỉ độ dốc của quãng đường chạy. Ví dụ, chỉ số Grade bằng 8% thì có nghĩa là độ nghiêng của dốc là 8% so với mặt phẳng. Ngược lại, nếu chỉ số Grade là số âm thì chỉ độ nghiêng khi xuống dốc.
GAP
GAP là từ viết tắt của Grade Adjusted Pace, có nghĩa là tốc độ tương ứng với người chạy bộ trên đường phẳng. Thông số GAP sẽ dương khi bạn chạy lên dốc. Ngược lại, khi xuống thì thông số GAP sẽ âm, đồng nghĩa với việc tốc độ mặt phẳng sẽ chậm hơn khi xuống dốc.
Cross training
Thuật ngữ này được dùng để chỉ các bài tập bổ trợ cho hoạt động chạy bộ. Thông thường sẽ là những bài tập như nhảy dây, đạp xe, bơi lội,… để nâng cao thể lực của cơ thể và giảm thiểu các chấn thương trong quá trình chạy bộ.
>>>>>Xem thêm: Các hoạt chất trị mụn, phục hồi da hiệu quả nên biết
Trên đây là bài viết chia sẻ về vấn đề “Chạy bộ là gì và 19 thuật ngữ trong chạy bộ dành cho người mới bắt đầu” mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có được nhiều kiến thức bổ ích hơn trong bộ môn chạy bộ này nhé!