Rối loạn cholesterol máu là bệnh rất phổ biến hiện nay, gây ra nhiều bệnh lý nặng nề như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Chỉ số LDL – Cholesterol cao (tỉ trọng cholesterol thấp hay còn gọi là mỡ xấu) đã được nhiều người biết đến là không tốt. Vậy còn chỉ số HDL – Cholesterol là gì? Cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu qua bài viết này cùng Dinhnghia nhé!
Bạn đang đọc: Chỉ số HDL – Cholesterol là gì? Cách cải thiện HDL – Cholesterol trong máu mà bạn nên biết
Contents
HDL – Cholesterol là gì?
HDL – Cholesterol là từ viết tắt của High Density Lipoprotein Cholesterol, có nghĩa là cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao. Nó là một trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu.
HDL – Cholesterol được xem là mỡ tốt vì có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển cholesterol dư thừa về gan để xử lý. Tại gan, các cholesterol này sẽ được chuyển hóa và thải ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nó giúp giảm tích tụ cholesterol dư thừa trong máu, các mô.
Nồng độ HDL – Cholesterol bình thường trong máu là bao nhiêu?
Chỉ số bình thường của HDL – Cholesterol trong máu khoảng 40 – 50 mg/dL (1.0 – 1.3 mmol/L) ở nam và ở nữ khoảng 50 – 59 mg/dL (1.3 – 1.5 mmol/L). Trong trạng thái bình thường, cơ thể sẽ có các cơ chế tự điều hòa để ổn định nồng độ HDL – Cholesterol ở mức độ nhất định.
Nồng độ HDL – Cholesterol trong máu cao có ý nghĩa gì?
HDL – Cholesterol là yếu tố quan trọng để bảo vệ thành mạch khỏi các nguy cơ gây xơ vữa mạch máu, tránh các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Do đó, nồng độ HDL – Cholesterol cao trong máu về cơ bản là tốt cho sức khỏe.
Nếu nồng độ HDL – Cholesterol , đây là biểu hiện nguy cơ của các bệnh tim mạch. Mặc dù chỉ số HDL – Cholesterol cao là tốt nhưng bạn cũng cần chú ý khi nồng độ cao một cách bất thường.
Có 3 ngưỡng nồng độ HDL – Cholesterol bạn nên biết như sau:
- Với ngưỡng nồng độ HDL – Cholesterol từ 40 – 59 mg/dl, chỉ số càng cao thì hiệu quả bảo vệ tim mạch càng tốt. Cứ tăng 4 mg/dl HDL – Cholesterol thì giảm được 10% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Ngưỡng nồng độ HDL – Cholesterol trong máu được coi là cao khi ở mức > 60 mg/dl. Theo hội tim mạch Mỹ thì đây là ngưỡng nồng độ có tác dụng bảo vệ bạn khỏi các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Nồng độ HDL – Cholesterol rất cao > 90 mg/dl rất hiếm khi gặp. Mức độ này chỉ gặp ở các bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến gen hoặc rối loạn chuyển hóa nên được ghi nhận là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Nguyên nhân làm cho HDL – Cholesterol trong máu thấp
Chỉ số HDL – Cholesterol trong máu thấp có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, chế độ ăn uống, lối sống hằng ngày không tốt cũng có thể làm HDL – Cholesterol thấp:
- Về lối sống: Chế độ ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo, lười vận động, làm việc quá sức, căng thẳng stress, thường xuyên hút thuốc lá.
- Các bệnh lý: Những người mắc các hội chứng như đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì,… Có thể dẫn đến nồng độ HDL – Cholesterol thấp.
Làm thế nào để cải thiện chỉ số HDL-Cholesterol trong máu
Như vậy, sau khi tìm hiểu về nồng độ HDL – Cholesterol trong máu, bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hằng ngày để cải thiện và đảm bảo các mức chỉ số ở mức bình thường. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
Giảm cân
Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, các bạn có thể tự tìm những chế độ ăn uống phù hợp, kết hợp luyện tập thể dục thể thao để điều chỉnh cân nặng.
Sử dụng thực phẩm tốt cho tim mạch
- Cải thiện chế độ ăn uống bằng cách sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ để có thể làm giảm nồng độ cholesterol xấu.
- Không nạp quá 10% calo từ chất béo bão hòa mỗi ngày. Thay vào đó sử dụng các chất béo không bão hòa như đậu phộng, ô liu, dầu hạt cải, hạnh nhân, óc chó, một số loại cá: cá tuyết, cá bơn, cá ngừ, cá hồi, cá thu,…
- Bổ sung chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch như bánh mì nguyên hạt, bột mì, gạo nâu, cám yến mạch, mì ống.
Tìm hiểu thêm: Thiểu năng là gì? Làm thế nào để chăm sóc người bị bệnh thiểu năng trong gia đình
Uống rượu với mức độ hợp lý
Uống rượu chừng mực có thể giúp làm tăng mức HDL – Cholesterol. Với phụ nữ thì nên uống 1 ly mỗi ngày, còn với nam giới thì nên dùng 1 – 2 ly mỗi ngày. Tuy nhiên, đây không phải phương pháp cải thiện được bác sĩ khuyến khích.
Thường xuyên tập thể dục
Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp bạn cải thiện các loại cholesterol trong máu. Đi bộ, đạp xe, bơi lội, chạy bộ,… là những bài tập mang lại hiệu quả cao trong việc thay chỉ số HDL – Cholesterol.
Ngừng hút thuốc
Thói quen hút thuốc có thể gây nên nhiều bệnh lý khác nhau. Từ bỏ hút thuốc sẽ làm giảm áp suất máu, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Sử dụng thuốc hỗ trợ hạ thấp mức cholesterol xấu
- Satin: Tùy vào nhu cầu mỗi người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Satin có khả năng giúp làm tăng chỉ số HDL – Cholesterol và giảm chỉ số LDL.
- Các chất ức chế hấp thụ cholesterol: Ezetimibe có khả năng làm giảm một lượng lớn cholesterol LDL và tăng nồng độ HDL trong máu.
>>>>>Xem thêm: Carbohydrate là gì? 7 lợi ích của Carbohydrate đối với sức khỏe
Trên đây là nội dung chi tiết nhất để trả lời cho câu hỏi “chỉ số HDL – Cholesterol là gì?”. Hy vọng bạn đã có nhiều thông tin bổ ích để mang đến cho mình một sức khỏe tốt nhất. Cùng chờ đón những bài viết tiếp theo nhé!