Nếu bạn làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa thì đã quá quen thuộc với hai định nghĩa RGB và CMYK. Tuy nhiên, nhiều bạn cũng gặp phải tình trạng khó khăn khi phân biệt giữa hai hệ màu này, nhất là những bạn đang tìm hiểu về ngành thiết kế. Nếu bạn chưa nắm rõ về các ứng dụng cũng như ưu nhược điểm mà chúng đang sở hữu. Hãy cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tham khảo bài viết dưới đây để tổng quan được các kiến thức về RGB và CMYK nhé.
Bạn đang đọc: CMYK là gì? RGB là gì? Phân biệt hệ màu CMYK và RGB
Contents
RGB
Màu RGB là gì?
RGB hay còn gọi là hệ màu cộng, là hệ màu được sử dụng trong hiển thị kỹ thuật số. Tất cả màu sắc bạn nhìn thấy trên TV, máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng, máy ảnh hay bất kỳ màn hình điện tử nào đều sử dụng hệ là màu RGB. Mỗi điểm ảnh (pixel) trên các màn hình được hình thành từ ba màu đèn led tương ứng với tên viết tắt như sau:
- R: Red (Đỏ)
- G: Green (Xanh lá)
- B: Blue (Xanh lam)
Thang dải màu của RGB rất đa dạng, mỗi màu đỏ, xanh lá và xanh lam đều có giải trị dải màu từ 0 đến 255. Ở giá trị 0 là màu đen và sáng dần đến mức 255 là màu trắng. Chính vì dải màu lớn như vậy nên hệ màu RGB có thể cung cấp tối đa lên đến 2563 = 16,777,216 màu.
Hệ màu RGB hoạt động trên nguyên lý phối màu phản xạ bằng cách chồng 3 màu lên nhau theo cường độ nhất định để tạo thành các dải màu sắc đa dạng. Ở mức hiển thị tối đa 256, khi ghép ba màu trong hệ màu RGB lại với tỉ lệ 1:1:1 thì sẽ tạo thành một màu trắng. Chính vì vậy mà RGB sẽ hiển thị rất tốt trên màn hình đen.
Khi tắt màn hình khi tất cả những gì ta nhìn thấy chỉ là màu đen. Tuy nhiên khi bạn bật màn hình lên, ba màu này sẽ tự điều chỉnh cường độ sáng của các màu với nhau để tạo ra được màu sắc cho hình ảnh xuất hiện màn hình.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
- Bảng màu phong phú lên đến hơn 16 triệu màu.
- Độ nhạy sáng cao, màu sắc chân thực, sắc nét.
- Ứng dụng tốt trong các ấn phẩm truyền thông số hay các thiết bị điện tử (màn hình, website,…).
Nhược điểm
- Bị sai lệch màu khi in ấn sản phẩm.
- Màu sắc không hiển thị nhất quán trên các thiết bị.
CMYK
CMYK là gì?
CMYK hay còn gọi là hệ màu trừ, là hệ màu được sử dụng cho các sản phẩm in ấn như tạp chí, tờ rơi, poster hay gọi chung là các ấn phẩm in ấn. 4 ký tự C, M, Y, K là viết tắt của:
- C: Cyan (Xanh)
- M: Magenta (Hồng)
- Y: Yellow (Vàng)
- K: Key (Đen)
Khác với RGB, khi chúng ta kết hợp ba màu Cyan, Magenta và Yellow theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ tạo thành một màu đen nên chính vì vậy mà màu RGB sẽ hiển thị tốt hơn trên một tờ giấy trắng. Đây chính là đặc điểm nổi bật của hệ màu CMYK vì chúng hoạt động theo nguyên lý hấp thụ ánh sáng. Màu sắc mà mắt người nhìn thấy được chính là từ phần ánh sáng không bị hấp thụ.
Để thấy được những màu sắc ấy thì cần có một nguồn sáng chiếu đến tờ giấy và các màu này sẽ phản xạ lại với ánh sáng để giúp bạn nhìn thấy được chúng.
Tìm hiểu thêm: iKON profile tiếng Việt | Thông tin, tiểu sử về các thành viên
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
- Là tiêu chuẩn màu của ngành in ấn.
- Màu sắc in ấn sản phẩm chuẩn nét.
- Hỗ trợ đa dạng các công nghệ in ấn như in Laser, UV, Offset, …
- Tiết kiệm mực in.
Nhược điểm
- Không hiển thị tốt như RGB.
- Bảng màu không đa dạng.
- Không hiển thị đúng tất cả gam màu.
Sự khác nhau giữa RGB và CMYK
Điểm khác biệt lớn nhất của RGB và CMYK chính là mục đích sử dụng. Đối với các dạng hình ảnh được trình bày trên website hay các thiết bị kỹ thuật số khác nhau nên bạn nên ưu tiên sử dụng hệ màu RGB. Hệ màu RGB sở hữu những ưu điểm sáng giá mà chúng mang lại như bảng màu phong phú sặc sỡ, hoàn toàn tương thích tốt đối với các thiết bị phát quang.
Khác với RGB, hệ màu CMYK nhằm phục vụ trong mục đích in ấn các sản phẩm. Khi thiết kế một ấn phẩm kỹ thuật số thì có thể lựa chọn RGB để tạo thành màu sắc phong phú ấn tượng hơn.
Tuy nhiên nếu muốn in ấn sản phẩm thì phải chuyển về hệ màu CMYK để chắc chắn rằng bạn không phải thất vọng về màu sắc của hình ảnh khi được in ra. Sự khác biệt về màu sắc này bạn có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các banner, standee, …
>>>>>Xem thêm: Tinh dầu tràm là gì? Tất tần tật về công dụng của tinh dầu tràm
Một sự khác biệt có thể kể đến là bảng màu của RGB phong phú hơn nhiều so với CMYK. Điều này có thể hiểu là khi thiết kế đồ họa trên các phần mềm thì sử dụng sắc màu của RGB sẽ tạo nên những sản phẩm mang sắc thái màu sắc phong phú, gây ấn tượng mạnh mẽ đến người xem hơn so với CMYK.
Trên thực tế thì cả hai hệ màu CMYK và RGB được mọi người đánh giá cao vì đáp ứng được mục đích sử dụng nên tùy vào ngữ cảnh mà bạn hãy lựa chọn hệ màu phù hợp để đạt được hiệu quả thiết kế tốt nhất nhé!
Trên đây đã tổng hợp các kiến thức và phân biệt sự khác nhau giữa 2 hệ màu CMYK và RGB. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu rõ được những tính năng và ứng dụng của hai hệ màu. Đừng quên chia sẻ bài viết đến cho mọi người nhé.