Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?
Rate this post

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe đến từ “độ pH”. Vậy bạn có biết độ pH trong nước là gì và theo dõi độ pH của nước mang lại những lợi ích như thế nào chưa? Cùng Gockhampha.edu.vn tìm hiểu tất tần tật thông tin về độ pH trong nước qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Tìm hiểu thông tin về độ pH

pH là thước đo độ hoạt động của các ion H+ (Hydro) trong dung dịch. Nếu dung dịch chứa nhiều H+ thì dung dịch đó mang tính axit. Ngược lại, nếu dung dịch có lượng ion H+ thấp thì nó có tính bazơ. Thang điểm đo giá trị pH là từ 0 – 14, trong đó mức 7 là điểm trung bình như sau:

  • Chỉ số pH của nước > 7: gọi là nước kiềm.
  • Chỉ số pH của nước
  • Chỉ số pH của nước = 7: gọi là nước trung tính, có nghĩa là không có tính axit và cũng không có tính kiềm.

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Tìm hiểu thông tin về độ pH

Độ pH trong nước có ảnh hưởng gì tới con người?

  • Ảnh hưởng mùi vị của nước: Thông thường, nước có tính kiềm sẽ có cảm giác nhờn, mùi lạ như xà bông. Khi dùng nước này để nấu ăn, chúng làm giảm các hợp chất hữu cơ trong thực phẩm, đóng cặn ở đồ dùng. Sử dụng lâu ngày dễ dẫn đến mắc bệnh sỏi thận.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Độ pH trong nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ men tiêu hóa của chúng ta. Uống nước có tính axit không qua xử lý sẽ dễ dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa, ợ chua, đầy hơi, làm hỏng men răng,…
  • Ăn mòn dụng cụ chứa nước, đường ống: Clo có khả năng khử trùng mạnh hơn trong môi trường pH thấp. Tuy nhiên, nếu nước có độ pH > 8,5 mà còn chứa các hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo sẽ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
  • Ảnh hưởng đến da: Khi sử dụng nước có độ pH cao có thể khiến bạn mắc một số bệnh ngoài da như khô da, ngứa, khó chịu,…

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Độ pH trong nước có ảnh hưởng gì tới con người?

Độ pH của nước uống là bao nhiêu?

Độ pH của nước an toàn có nghĩa là gì?

Độ pH của nước sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng thời tiết, hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên. Khi nước độ pH quá thấp hoặc quá cao thì đây là dấu hiệu nước đã ô nhiễm hóa học hoặc kim loại nặng.

Nước kiềm sẽ thường có mùi hoặc vị khó chịu và nó cũng có thể làm hỏng thiết bị dẫn, chứa nước. Nếu nước có chỉ số pH thấp hơn 6,5 thì nguy cơ cao đã bị nhiễm các chất độc hại, khiến nước không còn an toàn để uống.

Tùy vào từng tình trạng khác nhau mà nhiều nhà cung cấp nước sẽ thường xuyên kiểm tra độ pH của nước để theo dõi các chất có trong nước thông qua độ pH. Từ đó, khi phát hiện ra các chất gây ô nhiễm, các công ty sẽ cho xử lý nước để loại bỏ nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Độ pH của nước an toàn có nghĩa là gì?

Nên uống nước có độ pH bao nhiêu?

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra khuyến nghị, mọi người nên sử dụng nước có độ pH trong khoảng từ 6,5 – 8,5. Đây là mức pH tương ứng với nước có tính kiềm, cũng là điều kiện tốt nhất để các tế bào cơ thể hoạt động bình thường.

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Nên uống nước có độ pH bao nhiêu?

Độ pH của một số loại nước phổ biến

  • Nước máy: Đây là loại nước có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như nước mưa, nước ngầm, nước từ ao hồ đã được lọc và sau đó sẽ dùng một số chất hóa học để xử lý nhằm tiêu diệt những mầm bệnh. Thông thường, độ pH của nước máy là 7,5.
  • Nước đóng chai: Điểm khác biệt lớn nhất giữa nước đóng chai và nước máy là chúng được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn sức khỏe đã được quy định trước đó. Nước đóng chai thường có có độ pH từ 6,5 – 7,5.
  • Độ pH của nước RO: Đây là loại nước có được nhờ hoạt động thẩm thấu ngược. Bằng cách này nước sẽ được đẩy qua màng thấm bằng máy bơm và giữ lại lượng lớn tạp chất. Từ đó, chúng ta thu được nước gần như tinh khiết. Nước RO thường có độ pH là 5 – 7.

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Độ pH của một số loại nước phổ biến

Những lợi ích của việc theo dõi độ pH của nước

Theo dõi độ pH trong nước uống rất quan trọng đối với sức khỏe, vì cơ thể người có đến 60% là nước. Độ pH tự nhiên trong cơ thể người là 7,4. Mỗi ngụm nước và thức ăn bạn dùng đều có tính kiềm hoặc axit, do đó sẽ gây ảnh hưởng đến độ pH của cơ thể.

Bạn cần nạp 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động bình thường. Vì lượng nước bạn uống vào sẽ nhiều hơn thức ăn nên độ pH trong nước quan trọng hơn những loại thực phẩm nào khác. Do đó, bạn cần thường xuyên theo dõi độ pH trong nước uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Những lợi ích của việc theo dõi độ pH của nước

Cách kiểm tra độ pH của nước

Kiểm tra độ pH của nước tại nhà

Trong bối cảnh nguy cơ ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng trở nên rõ rệt như bây giờ, thì bạn vẫn nên kiểm tra độ pH của nước tại nhà dù nước đã được xử lý. Bạn có thể dùng bộ dụng cụ kiểm tra pH nước để thực hiện tại nhà.

Hiện nay, các bộ dụng cụ này được bày bán rất nhiều trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Thiết bị phổ biến nhất và được nhiều người lựa chọn là bút đo pH (máy đo) hoặc dung dịch chỉ thị màu.

Với bút đo pH thì khi dùng bạn cần phải chú ý hiệu chỉnh để tránh những sai số không đáng có. Thực hiện với dung dịch chỉ thị màu thì dễ dàng hơn, tuy nhiên cũng nó vẫn xuất hiện sai số do nhiệt độ nước, nồng độ muối hoặc các chất hữu cơ nên cũng cần chú ý nhé.

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Kiểm tra độ pH của nước tại nhà

Mang mẫu đi kiểm tra pH nước

Trong trường hợp bạn không tin vào kết quả kiểm tra pH tại nhà hoặc không có đủ dụng cụ chuyên dụng thì hãy mang mẫu nước đi kiểm tra. Bạn có thể liên lạc với nhà cung cấp nước hoặc nhà phân phối máy lọc nước để được hỗ trợ kiểm tra.

Tìm hiểu thêm: Cách giải Rubik và phân loại các loại Rubik có trên thế giới

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?
Mang mẫu đi kiểm tra pH nước

Làm sao cân bằng độ pH trong cơ thể?

Ăn nhiều rau, củ, quả xanh

Rau củ quả là nguồn thực phẩm mang tính kiềm đứng đầu bảng. Việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm này sẽ giúp bạn trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra, chúng còn bổ sung nhiều loại vitamin cần thiết giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Một số loại thực phẩm giàu tính kiềm bạn có thể tham khảo như:

  • Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt)
  • Ớt chuông
  • Cần tây

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Ăn nhiều rau, củ, quả xanh

Ăn ít bột mì, đường, thịt

Để kiểm soát lượng pH hiệu quả nhất thì bạn chỉ nên nạp khoảng 40 – 50 gram protein mỗi ngày. Nếu bạn ăn quá nhiều các loại thực phẩm tinh bột trắng như bột mì, đường, thịt sẽ dễ gây nên tình trạng thừa axit, dẫn đến viêm nhiễm trong cơ thể và mất cân bằng độ pH.

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Ăn ít bột mì, đường, thịt

Suy nghĩ tích cực và lạc quan

Cơ thể sẽ tự tiết ra axit có hại cho sức khỏe khi bạn suy nghĩ tiêu cực, lo lắng hay stress. Do đó, để giữ được tính kiềm và cân bằng độ pH trong cơ thể thì bạn cũng nên duy trì lối sống tích cực, lạc quan, yêu đời.

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Suy nghĩ tích cực và lạc quan

Tăng cường vận động

Thực hiện rèn luyện thể dục thể thao thường sẽ giúp bạn giảm đi lượng axit dư thừa, tạo môi trường pH cân bằng cho cơ thể. Đi bộ 5 phút mỗi ngày đã có thể góp phần làm giảm lượng axit trong cơ thể và giúp bạn ngày càng khỏe mạnh.

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Tăng cường vận động

Bổ sung đủ nước, nước có tính kiềm

Bổ sung một lượng nước đủ cho cơ thể mỗi ngày là cách tốt nhất giúp bạn cân bằng lượng pH. Ngoài ra, nước còn có khả năng loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể. Theo một số nhà khoa học, chúng ta nên uống từ 7 – 8 ly nước mỗi ngày.

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

Bổ sung đủ nước, nước có tính kiềm

Sử dụng nước ion kiềm – xu thế của tương lai

Độ pH trong máu của người bình thường sẽ ở mức 7,35 – 7,45, tức là sẽ hơi mang tính kiềm. Nếu độ pH của bạn nằm ngoài khoảng này chứng tỏ thể trạng của bạn không tốt và có nguy cơ mắc bệnh. Thực tế, chúng ta đang bị axit hóa mỗi ngày do chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Bổ sung nước kiềm hay nước ion kiềm là phương pháp được nhiều người yêu thích gần đây. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, nước có pH từ 8 – 10 sẽ đem lại nhiều tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Một số lợi ích chúng ta có thể kể đến như:

  • Bổ sung thêm nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Mg, Ca, K,…
  • Tăng cường quá trình hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng của hệ tiêu hóa, dạ dày.
  • Chống lại các gốc tự do, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa.

Độ pH trong nước là gì? Cách kiểm tra độ pH nguồn nước tại nhà?

>>>>>Xem thêm: Prezi là gì? Ứng dụng tiện ích tạo bài giảng thay thế PowerPoint

Sử dụng nước ion kiềm – xu thế của tương lai

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin liên quan đến câu hỏi “độ pH trong nước là gì” mà nhiều bạn vẫn thường hay thắc mắc. Hy vọng các bạn đã có được những kiến thức bổ ích qua nội dung trên nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *