Hóa trị là gì? Cách tính hóa trị và bài tập ví dụ

Hóa trị là gì? Cách tính hóa trị và bài tập ví dụ
Rate this post

Hóa trị là khái niệm cơ bản và nền tảng của Hóa học, biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử. Vậy hóa trị là gì và cách tính hóa trị như nào? Kiến thức về cách tính hóa trị của 1 hợp chất? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Dinhnghia.com.vn khám phá về chủ đề cách tính hóa trị cùng với nhưng nội dung liên quan nhé!

Bạn đang đọc: Hóa trị là gì? Cách tính hóa trị và bài tập ví dụ

Hóa trị của là gì?

Hóa trị của một nguyên tố là số liên kết mà một nguyên tử của nguyên tố tạo thành trong phân tử hoặc ion. Hóa trị của một nguyên tố trong một hợp chất ion được gọi là điện hóa trị và có giá trị bằng với điện tích của ion mà nguyên tố đó tạo thành.

Hóa trị của một nguyên tố trong một hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị và có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo ra với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất.

Hóa trị là gì? Cách tính hóa trị và bài tập ví dụ

Bảng hóa trị của các nguyên tố phổ biến nhất

Ví dụ:

  • Trong phân tử nước (H2O), mỗi nguyên tử Hidro (H) có hóa trị +1 và nguyên tử Oxi (O) có hóa trị -2, tổng hóa trị của phân tử nước là 0. Công thức hóa học: H2O.
  • Trong phân tử NH3 (amoniac), mỗi nguyên tử Hidro (H) có hóa trị +1 và nguyên tử Nito (N) có hóa trị -3, tổng hóa trị của phân tử NH3 là 0. Công thức hóa học: NH3.

Cách tính hóa trị của nguyên tố

Để tính hóa trị của nguyên tố, ta thực hiện như sau:

  • Gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm.
  • Áp dụng quy tắc về hóa trị để lập đẳng thức.
  • Giải đẳng thức trên để tìm được a.

Tìm hiểu thêm: Hiđro là gì? Tính chất của hidro và Ứng dụng hidro

Hóa trị là gì? Cách tính hóa trị và bài tập ví dụ
Đáp án của hóa trị phải viết dưới dạng số La mã

Ví dụ: Tính hóa trị của C trong hợp chất CO và CO2.

Cách giải:

  • CO: Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II ⇒ a = II

Vậy C có hóa trị II trong CO

  • CO2: Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 2 . II⇒ a = IV

Vậy C có hóa trị IV trong CO2

Cách tính hóa trị của 1 hợp chất

Cho công thức hóa học của hợp chất 2 nguyên tố bất kỳ là Aax Bby, công thức tính hóa trị của 1 hợp chất là:

a.x = b.y ⇔ a = (b.y)/x ⇔ b = (a.x)/y

Trong số công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

  • Hóa trị của nguyên tố A: a = (b.y)/x
  • Hóa trị của nguyên tố B: b = (a.x)/y

Hóa trị là gì? Cách tính hóa trị và bài tập ví dụ

>>>>>Xem thêm: Tốc độ phản ứng hóa học lớp 10

Công thức hóa học của hợp chất 2 nguyên tố bất kỳ là Aax Bby

Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất: Nhôm (III) và nhóm SO4(II)

Cách giải:

1. Nhôm (III) và nhóm SO4(II)

Viết công thức chung : Alx(SO4)y

Theo quy tắc hóa trị ta có : x . III = y . II ⇒x/y = 2/3

Vậy công thức cần tìm: Al2(SO4)3

Lập công thức hóa học khi biết hóa trị của nguyên tố

Để lập công thức hóa học khi biết hóa trị của nguyên tố, thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Viết CTHH chung
  • Bước 2: Theo quy tắc hóa trị: ax = by ⇒ x/y (phân số tối giản)

Chọn x = b’; y = a’, từ đó suy ra CTHH đúng.

Chú ý:

  • Nếu một nhóm nguyên tử thì xem như một nguyên tố và lập CTHH như một nguyên tố khác.
  • Khi viết hóa trị phải viết số La Mã, còn chỉ số phải là số tự nhiên.

Bảng hóa trị hóa học của một số nguyên tố:

STT

Tên nguyên tố

Ký hiệu

Hóa trị

1

Hidro

H

I

2

Heli

He

Không có

3

Liti

Li

I

4

Beri

Be

II

5

Bo

B

III

6

Cacbon

C

IV, II

7

Nito

N

II, III, IV…

8

Oxi

O

II

9

Flo

F

I

10

Neon

Ne

Không có

11

Natri

Na

I

12

Magie

Mg

II

13

Nhôm

Al

III

14

Silic

Si

IV

15

Photpho

P

III, V

16

Lưu huỳnh

S

II, IV, VI

17

Clo

Cl

I,…

18

Argon

Ar

Không có

19

Kali

K

I

20

Canxi

Ca

II

21

Crom

Cr

II, III

22

Mangan

Mn

II, IV, VII…

23

Sắt

Fe

II, III

24

Đồng

Cu

I, II

25

Kẽm

Zn

II

26

Brom

Br

I…

27

Bạc

Ag

I

28

Thuỷ ngân

Hg

I, II

29

Chì

Pb

II, IV

Bảng hóa trị của một số nhóm nguyên tử phổ biến:

Tên nhóm

Hóa trị

Hidroxit (OH)

I

Nitrat (NO3)

I

Clorua (Cl)

I

Sunfat (SO4)

II

Cacbonat (CO3)

II

Photphat (PO4)

III

BÀI CA HÓA TRỊ

Kali (K), Iot (I), Hidrô (H)

Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài

Là hoá trị một (I) em ơi

Nhớ ghi cho kỹ kẻo thời phân vân

Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân(Hg)

Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) cùng gần Bari (Ba)

Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)

Hoá trị hai (II) nhớ có gì khó khăn

Bác Nhôm (Al) hoá trị ba(III) lần

In sâu trí nhớ khi cần có ngay

Cacbon (C), Silic (Si) này đây

Có hoá trị bốn(IV) không ngày nào quên

Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền

Hai, ba lên xuống nhớ liền ngay thôi

Nitơ (N) rắc rối nhất đời

Một hai ba bốn, khi thời lên V

Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm

Xuống hai lên sáu khi nằm thứ tư

Phot pho (P) nói đến không dư

Có ai hỏi đến thì ừ rằng năm

Em ơi, cố gắng học chăm

Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

Bài tập minh họa tính hóa trị của nguyên tố và hợp chất

Bài tập 1: Tính hóa trị của

  • N trong N2O5

Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 5. II ⇒ a = V

Vậy N có hóa trị V trong N2O5

  • S trong SO2

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 2 . II ⇒ a = IV

Vậy S có hóa trị IV trong SO2

Bài tập 2: Tính hóa trị của Fe trong FeSO4, Fe2(CO3)3 với SO4(II), CO3(II)

Cách giải:

  • FeSO4

Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II ⇒ a = II

Vậy Fe có hóa trị II trong FeSO4

(Chú ý: Lúc này nên hiểu hóa trị II của nhóm SO4 phải nhân với chỉ số nhóm của SO4 là 1, còn số 4 là chỉ số của oxi, không được đem nhân).

  • Fe2(CO3)3

Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 3 . II ⇒ a = III

Vậy Fe có hóa trị III trong Fe2(CO3)3

Bài tập 3: Lập công thức hóa học của hợp chất Kali (I) và nhóm CO3(II)

Cách giải:

  • Viết công thức chung: Kx(CO3)y
  • Theo quy tắc hóa trị: x . I = y . II ⇒ x/y = 2/1

Vậy CTHH là: K2CO3

Bài tập 4: Lập công thức hóa học của hợp chất:

  1. Nhôm oxit được tạo nên từ 2 nguyên tố nhôm và oxi.
  2. Cacbon đioxit được tạo nên từ nguyên tố cacbon và oxi

Cách giải:

1. Nhôm oxit được tạo nên từ 2 nguyên tố nhôm và oxi.

Theo quy tắc hóa trị: x . III = y . II ⇒ x = 2; y = 3

Vậy CTHH là: Al2O3

2. Cacbon đioxit được tạo nên từ nguyên tố cacbon và oxi

Theo quy tắc hóa trị: x . IV = y . II ⇒ x = 1; y = 2

Vậy CTHH là: CO2

Như vậy, bài viết trên đây của Dinhnghia.com.vn đã giúp bạn tổng hợp kiến thức về chủ đề hóa trị của một nguyên tố. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết phục vụ quá trình học tập của bản thân cũng như tìm hiểu về chủ đề cách tính hóa trị. Chúc bạn luôn học tốt!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *