IAP, ISP là gì? Phân biệt giữa IAP và ISP

IAP, ISP là gì? Phân biệt giữa IAP và ISP
Rate this post

IAP và ISP vốn là những thuật ngữ trong viễn thông và Internet. Tuy nhiên, có khá nhiều bạn vẫn còn chưa hiểu hoặc chưa biết đến 2 thuật ngữ này. Hôm nay mình sẽ đưa ra những đặc điểm khái niệm IAP là gì, ISP là gì, sự giống nhau và khác biệt giữa IAP và ISP, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Bạn đang đọc: IAP, ISP là gì? Phân biệt giữa IAP và ISP

IAP là gì?

Khái niệm

IAP là từ viết tắt của Internet Access Provider, có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ và đường truyền kết nối Internet.

Hiện nay tại Việt Nam đang có những nhà IAP như VNPT, Viettel, Truyền hình cáp SCTV, FPT và SPT, CMC, VDC… Nguyên nhân mà IAP được sinh ra là cung cấp giải pháp kết nối mạng toàn cầu đến cho người dùng hoặc cho các đơn vị tổ chức, công ty…

Bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng Internet đều có thể trở thành khách hàng của IAP. Tùy theo mục đích sử dụng mà các IAP sẽ cung cấp theo như ý của bạn, chẳng hạn như mua gói dữ liệu di động hay kết nối cáp quang…

IAP, ISP là gì? Phân biệt giữa IAP và ISP

IAP là gì?

Ưu điểm

Số lượng IAP vô cùng nhiều vì thế bạn có thể thoải mái tựa chọn những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Các IAP lớn hơn có các kênh thuê riêng tốc độ cao để họ ít phụ thuộc vào các nhà cung cấp viễn thông cũng như chăm sóc tốt hơn cho khách hàng của họ.

Các IAP toàn cầu liên kết với nhau thông qua MAE (trung tâm điều hành và chuyển mạch ISP do MCI WorldCom điều hành) từ đó giúp cho sự trao đổi thông tin, lưu thông đường truyền mạng trở nên dễ dàng, liên kết hơn.

Nhược điểm

Nhược điểm duy nhất trên IAP đó chính là người dùng sẽ bị hạn chế một số trang web bị cấm tại nhiều vùng miền hoặc một số quốc gia. Ví dụ như Việt Nam có lệnh cấm những trang web có nội dụng không lành mạnh hoặc chứa mã độc.

ISP là gì?

Khái niệm

ISP là từ viết tắt của từ Internet Service Provider, tức là nhà cung cấp dịch vụ Internet. Nhờ vào sự phát triển của mạng Internet mà thời đại công nghệ mới phát triển tăng vọt như hiện nay. Cũng giống như IAP, ISP cũng cung cấp cho người dùng những dịch vụ tiện ích và liên quan cho những ai có nhu cầu sử dụng internet.

Tìm hiểu thêm: Khai trương hồng phát là gì? Lời chúc khai trương hồng phát hay và ấn tượng

IAP, ISP là gì? Phân biệt giữa IAP và ISP

>>>>>Xem thêm: Cảm biến ánh sáng là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng

ISP là gì?

Ưu điểm

  • Hỗ trợ truy cập vào các website.
  • Đăng nhập vào hệ thống thư điện tử.
  • Kết nối mạng xã hội toàn cầu.
  • Gửi tệp thông tin, hình ảnh, video,… với chất lượng, và tốc độ cao.
  • Tìm kiếm bằng các công cụ đa dạng khác nhau.

Nhược điểm

Chính vì là trung gian của người dùng và Internet cho nên các ISP có thể thấy được URL (Universal Resource Locator) của những trang web mà bạn đã truy cập.

Bên cạnh đó, ISP không bị giới hạn bởi những trang web độc hại. Nếu như không có sự chọn lọc kỹ, rất dễ bạn sẽ truy cập vào những trang web cấm hoặc có nội dung không lành mạnh.

Phân biệt IAP và ISP

Giống nhau

IAP và ISP được biết tới là những tổ chức thực chuyên cung cấp những dịch vụ Internet để truy cập, hoặc cung cấp những dịch vụ sử dụng hoặc tham gia vào mạng Internet.

Người dùng sẽ thấy dù ISP hay IAP đều được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, các nhà cung cấp được tổ chức dưới các dạng như thương mại, hay tổ chức dưới dạng thuộc sở hữu của cả cộng đồng hoặc cũng có thể được tổ chức dưới dạng phi lợi nhuận hay sở hữu tư nhân.

Khác nhau

IAP ISP
Được đánh giá là bảo vệ thông tin người dùng tốt hơn so với ISP. ISP có thể xem lịch sử truy cập của bạn để phục vụ cho việc quảng cáo và bán hàng, nhưng vì vậy cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bảo mật
Tùy vào khu vực hay quốc gia cụ thể mà IAP sẽ chặn những trang web có nội dung độc hại. Do không bị giới hạn truy cập nên bạn có thể truy cập được những trang web bất kể có bị cấm đi chăng nữa.
IAP lớn sẽ có đường truyền riêng để phục vụ người dùng tốt hơn. ISP đa phần là các công ty nhỏ nên họ sẽ thuê đường truyền của IAP.

 

Phía trên là những thông tin liên quan đến IAP, ISP là gì và cách phân biệt chúng. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu thấy bài viết hay thì đừng quên chia sẻ đến cho bạn bè cùng biết với nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *