Cảm ứng ở thực vật là một trong những hiện tượng cảm ứng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của một số loại thực vật. Cảm ứng thực vật còn gọi là các phản ứng của thực vật đối với sự kích ứng. Cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu thêm về khái niệm cảm ứng là gì, đặc điểm, các ví dụ và ứng dụng thực tế của cảm ứng thực vật qua nội dung bài viết sau đây nhé!.
Bạn đang đọc: Khái niệm cảm ứng ở thực vật là gì?
Contents
Khái niệm cảm ứng ở thực vật là gì?
Cảm ứng ở thực vật chính là các phản ứng đối với các kích thích của thực vật thông qua các vận động của các cơ quan. Các phản ứng và vận động trong cảm ứng thực vật là phản ứng khó nhận thấy, diễn ra chậm rãi, hình thức phản ứng trên thực vật cũng kém đa dạng. Nó bao gồm cảm ứng hướng động theo và ứng động, hay còn được gọi là vận động định hướng và vận động cảm ứng.
Ví dụ về cảm ứng ở thực vật
- Khi chúng ta dùng tay hay vật thể khác tác động chạm hay lực mạnh và cây trinh nữ (cây xấu hổ) chúng sẽ chụm lá lại.
- Rễ của của cây hướng dương hướng về nguồn nước, hoa của nó hướng về hướng sáng.
- Khi đặt cây tại gần cửa sổ chúng sẽ hướng phần thân ngọn và lá về phía ánh sáng
- Cây bắt mồi có thể cảm ứng tự động khép lại và tiết dịch nhầy khi có con vật khác kích thích chúng.
Hướng động (vận động định hướng) trong cảm ứng ở thực vật
Khái niệm hướng động là gì?
Hướng động (vận động định hướng) chính là vận động của các cơ quan vận động sinh trưởng của đối với kích thích từ một hướng xác định. Từ các hướng của tác nhân kích thích có thể xác định được hướng của phản ứng. Cơ chế hoạt động của hướng động diễn ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích không đều nhau.
Thông thường được xác định bằng hai loại hướng động chính là hướng động Âm và Dương. Cụ thể:
- Hướng động dương: Là hình thức vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích, do các tế bào ở phía không được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía có kích thích.
- Hướng động âm: Là hình thức vận động tránh xa nguồn kích thích, do các tế bào phía được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía không có kích thích.
Các hình thức hướng động ở thực vật
Các hình thức hướng động ở thực vật bao gồm:
- Hướng sáng: Thân, cành hướng sáng dương, rễ hướng sáng âm. Đây là phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của ánh sáng.
- Hướng trọng lực: Rễ hướng trọng lực dương, thân cành hướng hướng trọng lực âm. Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực.
- Hướng hóa: Rễ cây luôn tránh xa nơi có hoá chất độc hại với nó và hướng về nơi có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của nó. Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp lại tác động của hoá chất.
- Hướng nước: là phản ứng sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn nước
- Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động với bộ phận của cây với vật tiếp xúc.
Vai trò của hướng động ở thực vật
Hướng động giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. Cũng như giúp cây tránh xa các tác nhân không thuận lợi của môi trường, sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi.
Ứng động (vận động cảm ứng) trong cảm ứng ở thực vật
Khái niệm ứng động là gì?
- Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích tác động từ nhiều phía của môi trường (không định hướng của môi trường). Ứng động bao gồm: Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
Các loại ứng động ở thực vật
Ứng động bao gồm: Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
- Ứng động sinh trưởng: Là vận động cảm ứng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa), do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng.
- Ứng động không sinh trưởng: Là kiểu ứng động không có lớn lên của các tế bào và sự phân chia của các tế bào. Ứng động không sinh trưởng bao gồm: Ứng động sức trương; Ứng hóa ứng động, Ứng động tiếp xúc.
Vai trò của ứng động ở thực vật
Ứng động giúp thực vật tồn tại và phát triển, thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của tủy sống và dây thần kinh tủy
Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là gì?
Các phản ứng và vận động trong cảm ứng ở thực vật là phản ứng khó nhận thấy, diễn ra chậm rãi, hình thức phản ứng trên thực vật cũng kém đa dạng.
>>>>>Xem thêm: Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo thế nào?
Tìm hiểu về ứng dụng cảm ứng ở thực vật
Từ cảm ứng ở thực vật người ta có thể nghiên cứu và khai thác ra các điểm mạnh của thực vật. Biết được chúng là loại hướng động hay ứng động từ đó điều chỉnh môi trường đất trồng cũng như ánh sáng. Các công trình nghiên cứu khoa học về cảm ứng ở thực vật giúp tìm ra các giống cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết khác nhau. Từ đó tiến hành nhân giống, trồng và khai thác để mang đến nguồn năng suất cao hơn.
Gockhampha.edu.vn.VN đã cung cấp đến quý vị và các bạn những thông tin liên quan đến cảm ứng là gì ở thực vật thông qua bài viết trên đây. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích về chủ đề cảm ứng ở thực vật. Chúc bạn luôn học tốt!.