Loa full là gì? Cách nhận biết loa full chất lượng

Loa full là một tên gọi chung được sử dụng tại các sân khấu lớn, có khả năng phát ra âm thanh tự nhiên. Vậy Loa full là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Loa full là gì?

Loa full (loa full range) hay còn gọi là loa toàn dải, là một hệ thống âm thanh được tích hợp trong một thùng loa. Loại loa này có thể tự phát ra cả ba dải âm: âm cao, âm trung, âm trầm và có thể khuếch đại âm thanh ở nhiều tần số khác nhau. Hiện nay, loa full có hai loại là loa full đôi và loa full đơn.

Ở các dàn loa thông thường, mỗi thùng loa đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau, mỗi loa sẽ phát ra một dải âm trong ba dải âm: thấp, trung, cao. Đây là sự khác biệt giữa loa full và loa thông thường.

Loa full (loa full range) hay còn gọi là loa toàn dải, là một hệ thống âm thanh được tích hợp trong một thùng loa

Cấu tạo của loa full

Cấu tạo của loa full có điểm tương đồng với các loại loa thông thường. Trong đó, nón loa có thiết kế nhỏ, hỗ trợ việc phát ra âm thanh ở tần số cao. Phần màng loa có thể được làm từ nhựa, giấy, kim loại hoặc sợi tổng hợp.

Ngoài ra, mỗi thùng loa có kiểu dáng khác nhau sẽ phát ra những âm thanh khác nhau như:

  • Thùng hở (Open Baffle Enclosure): chuyên phát ra các âm thanh trầm thuộc tần số thấp.
  • Thùng phản hồi tiếng trầm (Bass Reflex Enclosure): tăng âm bass, tạo ra âm thanh trầm ấm.
  • Thùng kèn sau (Back-Loaded Horn Enclosure – BLH): có kích thước lớn vì cấu tạo có tích hợp kèn trong thùng loa, giúp tái tạo âm trầm tốt hơn.

Cấu tạo của loa full

Ưu, nhược điểm của loa full trong dàn âm thanh

Ưu điểm của loa full

  • Âm thanh tự nhiên, tái tạo giọng hát chuẩn: do không sử dụng mạch phân tần mà âm thanh đi từ amply đến bộ phận loa full.
  • Âm thanh mạnh mẽ, sống động: do màng loa làm từ chất liệu nhẹ, không sử dụng LCR phân tần nên tín hiệu vẫn được giữ nguyên.

Ưu điểm của loa full

Nhược điểm của loa full

  • Gây méo biên độ và tần số âm thanh phát từ loa phụ.
  • Xuất hiện dải tần hẹp đối với các thùng loa có màng loa bằng giấy, không đáp ứng tốt khi chơi các bản nhạc giao hưởng, opera có âm thanh mạnh mẽ, hoà tấu nhiều loại nhạc cụ.
  • Khó lựa chọn dòng amply phù hợp để khuếch đại âm thanh do công suất không phù hợp.

Nhược điểm của loa full

Cách nhận biết loa full

Các dòng loa full thường có những đặc điểm sau:

  • Loa full có cấu tạo gồm một loại la trầm và loa treble trong cùng một thùng loa.
  • Ngoài hai loa chính, loa full range có thể có một hoặc nhiều loa midrange để tái hiện tần số rung.
  • Loa toàn dải có đáp tần rộng, khoảng từ 20Hz đến 20kHz, giúp phát ra âm thanh đa dạng từ tần số thấp đến cao.
  • Trên thân loa thường có chữ “Full Range”.

Cách nhận biết loa full

Ứng dụng của dòng loa full trong hệ thống âm thanh

  • Khả năng tái hiện âm thanh sống động, khi hát karaoke qua loa full nghe sẽ nổi bật hơn, có độ tự nhiên hơn.
  • Thông qua loa full, ngoài giọng hát và nhạc cụ chính, âm thanh phát ra từ loa full cũng thể hiện rõ nét âm sắc của các loại nhạc cụ được phối trong bản nhạc.
  • Loa full khi kết hợp với amply đèn SET thường phù hợp với các dòng nhạc Jazz, Acoustic nhưng ít phù hợp với dòng nhạc Pop hoặc Rock do hạn chế về tính thể hiện âm trầm.
  • Dòng loa full chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam, người mua thường đặt từ nước ngoài và lắp ghép theo mẫu hướng dẫn.

Ứng dụng của dòng loa full trong hệ thống âm thanh

Loa full mang tính tiện lợi khi bày trí và đặc điểm tái tạo âm thanh đa dạng. Bài viết đã giải đáp thắc mắc loa full là gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích đến bạn. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng đọc nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *