Na2CO3 có kết tủa không? Những điều cần biết về Na2CO3

Na2CO3 có kết tủa không? Những điều cần biết về Na2CO3
Rate this post

Na2CO3 hay Soda là một chất hóa học phổ biến và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Vậy Na2CO3 có kết tủa không? Na2CO3 có cấu tạo và tính chất như thế nào? Ứng dụng của Na2CO3 ra sao? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được Gockhampha.edu.vn.COM.VN giải đáp qua bài viết về Na2CO3 dưới đây.

Bạn đang đọc: Na2CO3 có kết tủa không? Những điều cần biết về Na2CO3

Na2CO3 là gì? Na2CO3 có kết tủa không?

Na2CO3 là gì?

Na2CO3 hay còn gọi là soda là một muối thuộc nhóm cacbonat có tên gọi natri cacbonat. Đây là một thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm thuốc tẩy và là một muối bền trong tự nhiên. Chúng thường có trong các hợp chất như nước khoáng, nước biển hay trong muối mỏ trong lòng đất. Ngoài ra, một số rất ít natri cacbonat tồn tại ở dạng tinh thể.

Na2CO3 có kết tủa không?

Na2CO3 là một chất không kết tủa. Ở điều kiện thường, Na2CO3 ở dạng bột có màu trắng, mùi nồng. Khi để lâu ngoài không khó sẽ có hiện tượng chảy nước. Tuy nhiên, khi phản ứng với một số chất, Na2CO3 có thể tạo ra kết tủa. Để hiểu hơn về phần kiến thức này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tính chất vật lý và hóa học của nó nhé.

Na2CO3 có kết tủa không? Những điều cần biết về Na2CO3

Na2CO3 là gì? Na2CO3 có kết tủa không?

Tính chất vật lý và hóa học của Na2CO3

Tính chất vật lý

Na2CO3 khi ở trạng thái khan là chất bột màu trắng. Chúng hút ẩm và nóng chảy ở 851 độ C. Tuy nhiên từ 851 – 853 độ C thì natri cacbonat chỉ bị nóng chảy mà không phân hủy. Khi nhiệt độ cao hơn mức 853 độ C thì loại muối này sẽ bắt đầu bị phân hủy.

Ngoài ra, Na2CO3 còn dễ tan trong nước và tạo thành hidrat. Na2CO3 có tính chất ngậm nước. Nhiệt độ càng cao thì loại muối này sẽ càng khô và dần biến thành muối khan. Cụ thể:

  • Dưới 32,5 độ C Na2CO3 kết tinh tạo Na2CO3.10H2O
  • Từ 32,5 – 37,5 độ C tạo Na2CO3.7H2O
  • Trên 37,5 độ C tạo Na2CO3.H2O
  • 107 độ C thì mất nước và trở thành muối natri cacbonat khan.
  • Na2CO3 có nhiệt độ sôi là 1.600 độ C và độ hoà tan trong nước là 22g / 100ml.

Na2CO3 có kết tủa không? Những điều cần biết về Na2CO3

Tính chất vật lý và hóa học của Na2CO3

Tính chất hóa học

Tính chất của Na2CO3 là gì? Là một loại muối, natri cacbonat cũng có những tính chất giống các muối khác. Cụ thể:

  • Tác dụng với axit tạo thành muối, nước và giải phóng khí CO2.

Ví dụ: tác dụng Na2CO3 + HCl như sau: Na2CO3+2HCl→2NaCl+H2O+CO2 (khí)

Hay Na2CO3 + H2SO4 tác dụng như sau: Na2CO3+H2SO4→Na2SO4+H2O+CO2

  • Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ: Na2CO3+Ca(OH)2→2NaOH+CaCO3 (kết tủa)

  • Tác dụng với muối tạo thành muối ‘mới.

Ví dụ: Na2CO3 + BaCl2 tác dụng như sau: Na2CO3+BaCl2→2NaCl+BaCO3

Ngoài ra, Na2CO3 còn có thể đổi qua lại với natri bicacbonat theo phản ứng Na2CO3 + H2O như sau: Na2CO3+H2O+CO2↔2NaHCO3
Sau khi tìm hiểu về tính chất hóa học, hẳn chúng ta đã có thể trả lời câu hỏi: Na2CO3 có kết tủa không rồi nhỉ?

Vai trò và ứng dụng của Na2CO3

Na2CO3 dùng để làm gì? Đây là thắc mắc của nhiều bạn học sinh hiện nay. Có thể thấy Na2CO3 hay soda được dùng rất nhiều trong cuộc sống. Trong công nghiệp, hợp chất này được dùng để để nấu thủy tinh hay xà phòng. Đây là một thành phần không thể thiếu trong các chất tẩy rửa.

Chính nhờ tính chất này mà natri cacbonat được sử dụng để tẩy trắng hồ bơi. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần hòa tan natri cacbonat với nước với tỉ lệ từ 1 – 3kg Na2CO3 cho 100m3 nước /lần. Sau đó rồi rải quanh mặt hồ.

Tìm hiểu thêm: Tính chất hóa học của axit là gì? Cách phân loại axit và Các loại axit tiêu biểu

Na2CO3 có kết tủa không? Những điều cần biết về Na2CO3
Vai trò và ứng dụng của Na2CO3

Đây là cách tẩy rửa đơn giản và an toàn. Soda có tác dụng làm tăng độ pH cho nước hồ bơi. Qua đó giúp loại bỏ các cặn bẩn và không gây hại.

Đồng thời, khi pH đạt chuẩn sẽ tạo ra môi trường tốt để các loại rong rêu, tảo không thể phát triển. Qua đó hạn chế tình trạng gây ô nhiễm và làm bẩn nguồn nước.

Ngoài ra, Na2CO3 còn được dùng trong sản xuất keo dán gương hay thủy tinh lỏng. Đồng thời, Na2CO3 ứng dụng trong cả ngành dệt và công nghiệp thực phẩm.

Cách điều chế Na2CO3

Na2CO3 hình thành trong tự nhiên chủ yếu do sự thay đổi địa hình của trái đất. Từ đó làm một số hồ gần biển hoặc các vịnh bị khép kín. Dần dần số lượng muối sẽ tích tụ lại và bị chôn vùi vào lòng đất. Đây là lý do tạo thành các mỏ muối. Lượng muối còn lại trong nước biển sẽ được hình thành do hiện tượng hòa tan khí CO2 trong không khí.

Ngoài ra, người ta còn có nhiều cách điều chế soda bằng các phương pháp hóa học cụ thể. Trước đây, trong công nghiệp, Na2CO3 được sản xuất bằng phương pháp gọi là sunfat.

Trước tiên, người ta sẽ nung hỗn hợp natri sunfat (Na2SO4) với than (C) và đá vôi (CaCO3) ở nhiệt độ cao (khoảng 1000 độ C). Khi đó, sẽ có hai phản ứng xảy ra:

  • Na2SO4+2C→Na2S+2CO2 (khí)
  • Na2S+CaCO3→Na2CO3+CaS

Để tách riêng được muối natri cacbonat, người ta sẽ hòa tan hỗn hợp sản phẩm được tạo thành vào nước để tách CaS không tan.

Hiện nay, Natri cacbonat hiện nay như được điều chế chủ yếu theo phương pháp amoniac. Phương pháp này được điều chế như sau:

  • NaCl+NH3+CO2+H2O→NaHCO3+NH4Cl
  • Do NaHCO3 ít tan trong nước, do đó, khi nó được tách ra và nhiệt phân để tạo thành Na2CO3 CO2.
  • 2NaHCO3→Na2CO3+CO2+H2O

Na2CO3 có kết tủa không? Những điều cần biết về Na2CO3

>>>>>Xem thêm: Axit succinic là gì? Tính chất, ứng dụng và cách điều chế

Cách điều chế Na2CO3

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về muối natri cacbonat hay còn gọi là soda rồi. Hy vọng qua bài viết này, các em đã có thể tự trả lời câu hỏi: Na2CO3 có kết tủa không. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về loại muối hữu ích này cũng như có đóng góp gì thêm cho bài viết Na2CO3 có kết tủa không thì hãy để lại nhận xét dưới đây để cùng Gockhampha.edu.vn.VN trao đổi và tìm ra lời giải nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *