Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?
Rate this post

Là một cơ chế được sinh ra để giúp cho loa hay các dàn âm thành của nhà bạn có được chất lượng âm thành tốt hơn và hay hơn nhờ vào việc điều chỉnh cắt tần số,… Hôm nay, hãy cùng Gockhampha.edu.vn chúng mình tìm hiểu xem phân tần loa là gì và nguyên lý hoạt động của nó nhé!

Bạn đang đọc: Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Phân tần loa là gì?

Phân tần loa thường được người ta sử dụng để gọi tên một bảng mạch điện tử được trang bị các điện trở, tụ điện và cuộn cảm, có tác dụng chủ yếu dùng để giúp xử lý tín hiệu đầu vào của các dòng loa như bass, mid và treble.

Chức năng chính của các mạch phân tần loa thường là cắt âm lọc âm, cắt chỉnh tần số, từ đó cho ra tín hiệu âm thanh có chất lượng cao hơn. Đồng thời thì mạch phân tầng còn có một nhiệm vụ khác là bảo vệ mạch điện của loa.

Các bảng mạch phân tần loa thường được sử dụng để người dùng có thể tuỳ chỉnh loa cũng như có tác dụng như một mạch lọc âm, ngoài được dùng cho các loại loa nói trên thì nó cũng được dùng cho các loại loa như loa 2 – 3 đường tiếng, loa toàn dải, loa full,…

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Chức năng chính của các mạch phân tần loa thường là bảo vệ mạch điện của loa, cắt âm lọc âm,…

Nguyên lý hoạt động của phân tần mạch loa

Nguyên lý chính của mạch phân tần loa là để bảo vệ và phân tần dải tần số đầu vào cho loa, nhưng để hiểu rõ hơn về nó thì ta cần phải biết được tác dụng của từng thiết bị điện được sử dụng trong mạch phân tần loa.

Điện trở

Tính năng chính của điện trở là giảm đi cường độ dòng điện đi qua loa, từ đó đảm bảo an toàn cho các dòng loa treble, tránh hiện tượng cháy loa không mong muốn ở các dòng loa treble có phần cuộn lõi nhiều lớp với dây đồng nhỏ vì chúng hoạt động với tần số cao và rất cao.

Các dòng loa treble thường không chịu được tải quá cao, từ đó mà điện trở được thêm vào mạch phân tần để giúp giảm đi cường độ làm việc của loa giúp bảo vệ nó tốt hơn và tăng tuổi thọ của loa.

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Tính năng chính của điện trở là giảm đi cường độ dòng điện đi qua loa, từ đó đảm bảo an toàn cho các dòng loa treble

Cuộn cảm

Cuộc cảm được thêm vào để chặn và cắt đi phần tần số âm thanh cao đi vào loa bass, làm âm thanh đầu ra chỉ còn tần số âm thanh thấp. Hỗ trợ và bảo vệ các dòng loa bass, giúp loa hoạt động hiệu quả và tránh được tình trạng cháy nổ loa.

Độ lớn của cuộn cảm cùng sẽ phụ thuộc rất nhiều đến kích thích và công suất của loa bass. Với loa bass có công suất càng lớn thì cuộn cảm phải có kích thước lớn tương ứng để đảm bảo độ phù hợp và an toàn của loa.

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Âm thanh đầu vào sau khi đã được đi qua cuộn cảm sẽ chỉ còn lại phần âm trầm phù hợp cho loa bass

Tụ điện

Tụ điện trong mạch phân tần loa này sẽ có chức năng ngăn chặn hoàn toàn các tín hiệu âm thanh thấp và giữ lại những mức âm cao để cho loa treble hoạt động được bình thường và trơn tru, một tác dụng trái ngược hoàn toàn với tác dụng của cuộn cảm.

Phần âm thành thấp này mang rất nhiều năng lượng, từ đó có thể gây hư hỏng và cháy nổ cho loa chỉ phát âm thành tần số cao, đặc biệt là loa treble. Tụ điện cũng giúp loa không hoạt động quá công suất mình, giảm đi hiện tượng cháy nổ và nâng cao tuổi thọ loa.

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Phần tụ điện này sẽ có chức năng ngăn chặn hoàn toàn các tín hiệu âm quá trầm

Thế nào là phân tầng 2,3,4,5 đường tiếng?

Phân tần loa sẽ có sự khác nhau giữa số tầng mà nó có thể phân, điều này có thể hiểu đơn giản là số mức tín hiệu đầu ra mà phần mạch phân tần này có thể chia nhỏ từ phần âm thanh đầu vào, để từ đó giúp cho dàn loa hoạt động tốt hơn.

Phân tần loa 2 đường tiếng: Có hai mức tần số đầu ra là trên và dưới 5600Hz, phù hợp để lắp đặt cho các hệ thống chỉ sử dụng loa âm bổng và loa âm trầm như loa hát karaoke. Với các dàn loa đơn giản hơn thì ta có thể giảm mức phân tần loa còn 3200Hz.

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Phân tần loa sẽ có sự khác nhau giữa số tầng

Phân tần loa 3 đường tiếng: Âm thành đầu vào khi này sẽ được lọc và chia ra nhỏ hơn thành 3 phần, 20Hz – 1500Hz cho loa âm trầm, 1500Hz – 7000Hz cho loa âm trung và 7000Hz trở lên cho loa âm bổng. Hoặc người dùng cũng có thể dùng nó cho ba loa trầm hoặc năm loa con.

Phân tần loa 4 đường tiếng: Cách hoạt động khá giống với phân tần loa 2 và 3 đường tiếng. Nhưng âm thanh đầu ra khi này sẽ có 4 dải riêng biệt gồm dải âm trầm, âm trung trầm, âm bổng trung và âm bổng.

Phân tần loa 5 đường tiếng: Với 5 đường tiếng thì tín hiệu đầu ra vào dàn loa sẽ có thêm một dải âm trầm bổ trợ vào những dãi âm đã có ở 4 đường tiếng, đồng thời thì phân tần loa 5 đường tiếng sẽ dễ dàng hơn cho người dùng điều chỉnh và sử dụng dàn loa như mong muốn.

Tìm hiểu thêm: Xông đất là gì? Có ý nghĩa gì trong dịp Tết? Những kiêng kỵ cần tránh khi xông đất

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?
3 đường tiếng khi mà tần số âm thành đầu vào khi này sẽ được lọc và chia ra nhỏ hơn thành 3 phần

Vì sao nên sử dụng phân tần mạch loa?

Với mỗi loại loa khác nhau trên thị trường thì dải tín hiệu hoạt động và điều kiện hoạt động của chúng cũng khác nhau. phần lớn là do sự khác nhau trong tần số hoạt động, kích thước, vật liệu và thương của các loại loa đó.

Từ đó mà mạch phân tần loa đã được sử dụng và ứng dụng rộng rãi trên các sản phẩm loa để bảo vệ loa, tăng tuổi thọ cho loa và mang chất lượng âm thanh tốt hơn đến với người dùng.

Phân tần loa đảm bảo rằng tín hiệu đầu vào cho từng loại loa là phù hợp với mức tín hiệu làm việc an toàn của chúng, từ đó tránh hiện tượng cháy hay hỏng loa, một căn bệnh điển hình của các dòng loa Treble.

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Sử dụng phân tần loa để đảm bảo rằng tín hiệu đầu vào cho từng loại loa

Đồng thời thì phân tần loa cũng giúp cho chất lượng âm thanh đầu ra của sản phẩm loa ổn định và hay hơn. Những bộ phân tần được đồng bộ tốt với dàn loa sẽ giúp cho loa tránh được hiện tượng lệch pha ở dải âm, sai chất âm và hỏng loa.

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Giúp cho phần tín hiệu đó được phát ra ở loại loa thích hợp giúp nâng cao chất lượng âm thành đầu ra

Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Việc tự mua phân tần về lắp ráp hoặc thay thế là một điều không được khuyến khích. Vì vậy mà chúng ta nên tuỳ vào trường hợp của mình mà xử lý theo các cách khác nhau:

  • Tận dụng loa cũ chuyển sang loa mới

Điều đầu tiên và dễ dàng nhất cho cho việc thay thế và lắp đặt mạch phân tần loa là tận dụng chúng từ những loại loa cũ khác. Ví dụ như chúng ta đang sử dụng một model loa JBL 725 nhưng lại không thích sự nặng nề của phần bass. Thì khi này ta có thể mua hoặc sử dụng lại thùng của một hãng loa khác như Array để tiết kiệm chi phí và để dễ dàng hơn trong việc tuỳ chỉnh loa theo sở thích cá nhân mình.

Nhưng để đánh giá âm thanh có hay hay không là vấn đề khó vì đáp tuyến của loa còn phụ thuộc vào phân tần và pha. Trường hợp  đáp tuyến đo rất đẹp nhưng pha lại không đẹp, không thống nhất thì tiếng loa phát ra không có sự liên kết giữa các tần số với nhau.

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Hãy tận dụng các phân tần loa từ loa cũ để lắt đặt sang loa mới

Khi ta sử dụng thùng của lo cũ cho loa thì pha, điểm nết nối giữa loa tép và loa bass cũng đã có sự khác biệt lớn dù chỉ thay đổi họng tép. Pha sẽ thay dododir dựa trên khoảng cách từ mặt cho đến chiều sâu của họng thép. Do đó khi lắp củ bas với họng tép có độ sâu 10 phân vào thùng có họng tép sâu 15 thì pha cũng khác và kết quả cho ra cũng khác biệt.

Do vậy, không phải chất lượng củ tép hay củ bass tốt thì lắp vào thùng nào cũng được nên nếu bạn muốn tận dụng dàn loa cũ để chuyển sang thùng loa mới thì hãy giao cho một đơn vị uy tín để họ làm phân tần riêng cho loa đó.

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

Hãy giao cho một đơn vị uy tín để họ làm phân tần riêng cho loa đó

  • Đầu tư dàn loa mới, mua linh kiện về để tự ráp loa

Với việc mua mới toàn bộ từ thùng riêng, bass riêng, tép riêng và phân tần riêng thì việc lắp ráp chúng lại với nhau tưởng chừng như sẽ rất dễ dàng. Nhưng hầu hết thì kết quả cuối cùng thường là thất bại vì chọn sai phân tần cho loa.

Những dòng loa tự lắp này cũng không có giá trị bán lại hay thu hồi nên các bạn cũng cần phải cẩn trọng suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định này. Để đảm bảo cho việc tự lắp ráp được thành công thì bạn nên nhờ những đơn vị chuyên sản xuất và nghiên cứu mạch phân tần và để họ phân tích hệ thống mà bạn đang dùng.

Phân tần loa là gì? Có nên mua phân tần về ráp loa không?

>>>>>Xem thêm: J4F là gì? Giải mã tất cả ý nghĩa của J4F trên mạng xã hội

Phân tần loa được dựng sẵn về và lắp đặt sẽ đảm bảo an toàn và làm tăng tuổi thọ của dàn loa

Từ đó họ sẽ cho ra được loại phân tần tốt và phù hợp với nhu cầu của bạn. Nói chung thì việc tự lắp ráp hay độ chế phân tần loa sẽ giúp tiết kiệm chi phí đi rất nhiều.

Vậy là qua bài viết trên thì Gockhampha.edu.vn chúng mình đã giới thiệu cho bạn biết được phân tần loa là gì và một số thông tin liên quan của nó. Mong là bài viết này bổ ích với bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài và hẹn gặp lại bạn vào những bài viết sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *