Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả
Rate this post

Khi bé còn nhỏ, phụ huynh cần thường xuyên rơ lưỡi cho bé để loại bỏ cặn sữa khó chịu bám trên lưỡi, làm ảnh hưởng đến việc cảm nhận hượng vị của bé. Cùng Gockhampha.edu.vn tìm hiểu rơ lưỡi là gì cũng như cách rơ lưỡi hiệu quả và an toàn cho bé nhé!

Bạn đang đọc: Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Tại sao phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Rơ lưỡi thường xuyên mang đến nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh hơn bạn tưởng đấy. Cụ thể, việc này sẽ giúp giữ cho miệng lưỡi của trẻ được vệ sinh, sạch sẽ. Hỗ trợ đắc lực trong quá trình mọc răng của bé và ngăn chặn các bệnh về nướu hoặc bệnh nấm lưỡi,…

Ngoài ra, việc sơ lưỡi cho trẻ sơ sinh còn giúp bé cảm nhận hương vị và thức ăn tốt hơn. Bởi trong quá trình uống sữa bột, cặn sữa sẽ bám trên lưỡi bé tạo thành các lớp dày, ngăn cản vị giác của bé khiến bé bỏ bú.

Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Tại sao phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần là tốt nhất?

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Nếu bạn nuôi bé bằng sữa mẹ thì bạn chỉ cần rơ lưỡi cho bé cách khoảng 2 – 3 ngày/ lần. Bởi sữa mẹ lỏng và ít đóng cặn hơn sữa công thức, hơn nữa núm vú mẹ giúp làm sạch lưỡi bé một cách tự nhiên. Do đó, bạn không cần phải rơ lưỡi bé quá thường xuyên.

Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Đối với trẻ bú sữa mẹ và sữa ngoài

Đối với các bạn nuôi con bằng sữa mẹ kêt hợp với sữa công thức, bạn cần rơ lưỡi cho bé hằng ngày để loại bỏ đi các mảng bám của sữa trên lưỡi. Tuy nhiên, để tránh tình trạng bé bị nôn, các các mẹ cũng cần lưu ý tránh rơ lưỡi ngay sau khi trẻ vừa bú xong.

Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Đối với trẻ bú sữa mẹ và sữa ngoài

Đối với trẻ bú ngoài hoàn toàn

Với những bé mẹ cho bú ngoài hoàn toàn. Mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ 2 lần/ ngày để tránh ảnh hưởng đến hương vị mỗi lúc bé dùng bữa.

Bởi sữa ngoài thường sẽ chứa một số thành phần khoáng chất không tan hoàn toàn trong nước. Vì thế, sau khi bú các thành phần này sẽ bám vào lưỡi và nướu của bé rồi gây ra tình trạng đóng cặn.

Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Đối với trẻ bú ngoài hoàn toàn

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Rơ lưỡi với nước muối sinh lý

Với trẻ từ 0- 4 tháng tuổi, các mẹ nên ưu tiên sử dụng nước muối đinh lý để rơ lưỡi cho bé. Bởi trong nước muối sinh lý sẽ có thành phần giúp kháng khuẩn và diệt khuẩn. Hơn nữa cách rơ lưỡi này còn được nhiều bà mẹ khác đánh giá là an toànhiệu quả nhất.

Cùng Dinhnghia tìm hiểu các bước rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý dưới đây nhé!

  • Bước 1: Bạn cần chuẩn bị ch mình 1 miếng gạc sạch và 1 ít nước muối sinh lý có nồng độ Natri Clorid là 0.9%.
  • Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ, đeo gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ, sau đó thấm nước muối sinh lý 0,9% vào.
  • Bước 3: Bế bé vào lòng sao cho phần đầu cao hơn thân rồi rơ nhẹ nhàng theo thứ tự rơ nướu, rơ xung quanh miệng và rơ lưỡi.

 

Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Rơ lưỡi với nước muối sinh lý

Sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi

Có thể bạn chưa biết, lá hẹ được chứng minh rằng có chứa các thành phần “kháng sinh tự nhiên” giúp diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, không ít mẹ sử dụng để rơ lưỡi cho con mình.

Tuy nhiên, lá hẹ có mùi hăng nên chỉ thích hợp để áp dụng rơ lưỡi cho các trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Cùng tìm hiểu cách rơ lưỡi bằng lá hẹ ngay sau đây nhé!

  • Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1 miếng gạc y tế hoặc gạc rơ nướu chuyên dụng cùng với 50gr lá hẹ.
  • Bước 2: Rửa sạch lá hẹ bằng nước muối sau đó cho vào máy xay sinh tố để xay cùng nước ấm. Tiếp đó, cho hỗn hợp lá hẹ được xay nhuyễn vào tô rồi chắt lấy nước.
  • Bước 3: Vệ sinh tay sạch sẽ, đeo gạc vào ngón trỏ rồi thấm gạc vào nước lá hẹ và rơ lưỡi bé.

Tìm hiểu thêm: Tắc tia sữa là gì? Mẹo chữa và lưu ý khi tự chữa tắc tia sữa tại nhà

Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả
Sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi

Sử dụng rau ngót để rơ lưỡi

Rơ lưỡi bằng rau ngót là một cách làm dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng cho con của mình. Vì theo dân gian các thành phần trong nước rau ngót sẽ giúp làm sạch, loại bỏ mảng bám thức ăn, tiêu viêm,…

Tuy nhiên, cũng như cách sử dụng lá hẹ, biện pháp rơ lưỡi bằng rau ngót chỉ được áp dụng cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Tham khảo ngay các bước rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót bên dưới:

  • Bước 1: Lá rau ngót mua về bạn rửa sạch sau đó ngâm trong nước muối 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Bước 2: Cho lá rau ngót vào nồi sau đó luộc trong 2 – 3 phút rồi xay nhuyễn lấy nước.
  • Bước 3: Vệ sinh tay sạch sẽ, chuẩn bị băng gạc và đeo gạc vào ngón trỏ. Tiếp đó, nhúng băng gạc vào nước rau ngót để rơ lưỡi cho bé.

Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Sử dụng rau ngót để rơ lưỡi

Rơ lưỡi với mật ong

Trong mật ong có các thành phần kháng khuẩn và ngăn vi khuẩn phát triển cực tốt. Ngoài ra, mật ong có vị ngọt nên việc rơ lưỡi bằng mật ong sẽ khiến bé thích hơn các cách rơ lưỡi khác.

Tuy nhiên, cách này các mẹ chỉ có thể sử dụng cho bé trên 1 tuổi. Cùng tham khảo chi tiết các bước thực hiện dưới đây nhé:

  • Bước 1: Tiệt trùng gạc rơ lưỡi và chế mật ong tự nhiên nguyên chất 100% vào chén.
  • Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ, đeo gạc vào ngón trỏ sau đó nhúng vào mật ong và rơ lưỡi bé như các cách đã nêu trêu.
  • Bước 3: Sau khi đã rơ lưỡi xong, mẹ nên cho bé uống 1 – 2 muỗng nước nhỏ để tráng miệng.

Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Rơ lưỡi với mật ong

Dùng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng

Hiện nay, để tiết kiệm thời gian và tiện lợi thì nhiều bà mẹ đã chọn sử dụng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng để rơ lưỡi cho bé. Hầu hết các dụng cụ rơ lưỡi này được làm bằng silicone với thiết kế nhỏ gọn an toàn cho bé.

Đặc biệt, có nhiều mẫu sản phẩm phù hợp với từng độ tuổi khác nhau cho trẻ sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách dùng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng, mời bạn tham khảo:

  • Bước 1: Trước khi sử dụng cho bé, mẹ cần khử trùng và làm sạch dụng cụ bằng nước sôi trước và sau khi sử dụng.
  • Bước 2: Bạn lồng ngón trỏ của vào rơ lưỡi. Sau đó, bế bé lên tay, nhẹ nhàng đưa ngón trỏ đã đeo rơ lưỡi vào miệng bé và massage và làm sạch khoang miệng của bé.

Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả

Dùng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng

Những điều cần lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Để việc rơ lưỡi cho bé thêm dễ dàng và an toàn cho bé. Các mẹ cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Tuyệt đối không rơ lưỡi cho bé ngay sau bữa ăn hoặc lúc bé đang đói để tránh trường hợp bé bị nôn trớ. Thời điểm tuyệt vời nhất để mẹ rơ lưỡi cho trẻ là vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn khoảng 2 tiếng.
  • Khi rơ lưỡi, các mẹ không nên cố gắng chà xát mạnh hay cố gắng lấy các mảng bám trên lưỡi của bé ra ngoài. Bởi việc này có thể làm bé sợ hãi và gây tổn thương đến lưỡi của bé.
  • Để tránh bị nôn trớ, khi rơ lưỡi cho bé, mẹ nên bế bé trên tay sao cho phần đầu cao hơn thân và tuyệt đối không cho bé nằm ngửa.
  • Trước khi sử dụng gạc hoặc gạc rơ lưỡi, các mẹ cần tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh khoang miệng cho bé nhé!

Rơ lưỡi là gì? Tại sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và cách rơ lưỡi cho trẻ an toàn, hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Sữa công thức là gì? Nó có khác sữa bột không?

Những điều cần lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Vậy là bạn đã biết rơ lưỡi là gì cũng như các cách rơ lưỡi đúng cách và những điều cần lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ rồi. Hy vọng các thông tin được cung cấp trên hữu ích. Đừng quên thường xuyên ghé thăm trang Gockhampha.edu.vn để biết thêm nhiều điều bổ ích nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *