Trong cuộc sống thường ngày, chắc hẳn sơn tĩnh điện là một cụm từ được nhắc đến khá nhiều. Tuy vậy, không phải ai cũng biết sơn tĩnh điện là gì. Hãy cùng tìm hiểu về loại sơn này trong bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Sơn tĩnh điện là gì? Đặc điểm và tác dụng của công nghệ sơn tĩnh điện
Contents
Sơn tĩnh điện là gì?
Định nghĩa
Sơn tĩnh điện hay công nghệ sơn tĩnh điện có tên tiếng Anh là Electrostatic Powder Coating. Là công nghệ phủ một lớp bột dẻo lên chi tiết cần được phủ. Lớp bột dẻo đó có hai loại là: nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.
Công nghệ sơn tĩnh điện áp dụng nguyên lý dòng điện tích dương (+) sẽ luôn gắn với dòng điện tích âm (-). Vậy nên sơn tĩnh điện luôn gắn chặt với bề mặt, mang lại hiệu quả cao.
Lịch sử hình thành
Vào những năm 1950 nhà khoa học Tiến sĩ Dr. Erwin Gemme đã áp dụng nguyên lý phủ sơn bằng chất hữu cơ ở Châu Âu, tuy nhiên cho đến tận năm 1964 qui trình sơn tĩnh điện mới thật sự thành công và được áp dụng rộng rãi đến nay.
Đầu thập niên 1970, sơn tĩnh điện phổ biến rộng rãi ở Châu Âu. Sau đó tiếp tục lan rộng ra Bắc Mỹ, Nhật và Viễn Đông trong những năm 1980.
Các loại sơn tĩnh điện
Phân theo tính chất, sơn tĩnh điện được chia thành 2 loại:
- Sơn tĩnh điện khô: dùng để sơn cho inox, sắt, thép,…
- Sơn tĩnh điện ướt: là dung môi để làm sơn cho kim loại, gỗ, nhựa,…
Còn về chức năng thì được chia làm 5 loại:
- Bột sơn Polyeste: đây là loại phổ biến nhất, độ bền cao và chịu được nắng
- Bột sơn Epoxy: thường dùng để chống va đập, xói mòn
- Bột sơn Acrylic: Thường được sử dụng để làm lớp sơn trong, giúp bề mặt mịn và đặc biệt kháng lại hóa chất tốt
- Bột sơn Fluoropolymer: thường được dùng để sơn ngoài trời
- Bột sơn Hybrid (Epoxy-Polyester): chi phí thấp, được dùng trên nhiều bề mặt vật liệu
Hiện nay, người ta ưa chuộng sử dụng sơn tĩnh điện khô do thao tác nhanh chóng, dễ sử dụng. Ngoài ra cũng có 4 loại bột sơn tĩnh điện như Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture) và Nhăn (Wrinkle) áp dụng cho điều kiện trong nhà và ngoài trời.
Ưu điểm của sơn tĩnh điện
Hiệu quả kinh tế cao
Thông thường 99% sơn được sử dụng triệt để, bột sơn dư trong quá trình sử dụng cũng có thể thu hồi và tái sử dụng. với loại sơn tĩnh điện thì không cần dùng sơn lót và dễ làm sạch khu vực bị ảnh hưởng khi phun. Ngoài ra, giá loại sơn này cũng rẻ hơn các loại sơn khác.
Dễ sử dụng
Có thể kết hợp với hệ thống súng phun sơn tiện lợi. Dễ vệ sinh khi bị sơn dính lên người bằng bất cứ loại dung môi nào.
Tìm hiểu thêm: Gen Z là gì? Tính cách, sở thích, điểm đặc biệt của Thế hệ Z
Chất lượng tốt
Tuổi thọ của sơn tĩnh điện được đánh giá khá cao, khó bị ăn mòn bởi các tác nhân bên ngoài. Khi cứng lại, sơn tĩnh điện tạo lớp bảo vệ cứng hơn các loại sơn khác.
Thân thiện với sức khỏe và môi trường
Một điểm cộng lớn cho loại sơn này không sử dụng dung môi hay các chất hữu cơ nên không gây hại đến môi trường. Chất thải ra cũng có thể xử lý trong bãi rác vậy nên người dùng có thể sử dụng mà không lo đến vấn đề sức khỏe hay môi trường.
Ứng dụng của sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện ngày nay được dùng để sơn kệ sắt thép mạ kẽm, hàng rào mạ kẽm,… Đồng thời cũng được ứng dụng trong công nghệ ô tô, xe máy, xe đạp như tay nắm cửa, bộ tản nhiệt cũng như các chi tiết khác của xe.
Ngoài ra, sơn tĩnh điện còn được dùng nhiều trong các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt; trong kiến trúc dùng để sơn các khung cửa, cửa ra vào,…
>>>>>Xem thêm: Adobe Premiere là gì? Cách cài Adobe Premiere Pro CC 2023
Vậy là bài viết trên đã giải đáp thắc mắc sơn tĩnh điện là gì. Với những kiến thức trên, mong bạn có thể tìm được loại sơn phù hợp với ngôi nhà của mình.