Thông số TDP rất quan trọng và cần thiết cho các linh kiện trong PC, thông số này giúp máy tính của bạn chạy mượt và trơn tru hơn. Vậy thông số TDP là gì và mang những vai trò như thế nào? Hãy cùng Gockhampha.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: TDP là gì? Vai trò TDP đối với linh kiện trong PC
Contents
TDP là gì?
TDP là cụm từ viết tắt của Thermal Design Power. TDP giống như công suất thoát nhiệt tối đa của con chip xử lý, và thông số này được sử dụng vào việc đo lường nhiệt của bộ xử lý phát ra trong quá trình vận hành PC và được tính bằng đơn vị Wat (W).
Nếu chỉ số TDP cao tức là CPU của các bạn đang tiêu thụ một lượng điện năng cao. Để tình trạng này không xảy ra, bạn có thể trang bị một số biện pháp như: Hệ thống làm mát bằng cánh quạt, tản nhiệt bằng chất lỏng,…
Ngoài ra, còn một khái niệm bạn có thể thường xuyên gặp là cTDP – Configurable TDP, đây được hiểu là cấu hình TDP. Có 3 loại cTDP thông dụng:
- cTDP Up: Ứng dụng có cấu hình CPU với độ xung nhịp cao, không gian tản nhiệt thoáng.
- cTDP Down: Được dùng cho các loại laptop nhẹ, không gian tỏa nhiệt hạn hẹp.
- Nominal TDP: Đây được hiểu là xung nhiệt định mức trên CPU.
Vai trò TDP đối với linh kiện trong PC
Cách thức hoạt động
Đối với CPU
TDP là thông số giúp người dùng xác định được rõ mức độ năng lượng hay hiệu suất phát ra trong quá trình hoạt động của CPU. Đối với PC, thông số TDP là một chỉ số vô cùng quan trọng.
TDP không phải là thước đo chính xác đối với mức độ tiêu thụ của thiết bị, tuy nhiên bạn có thể có cái nhìn tổng quan về hiệu suất của máy và xác định được một số thông tin liên quan khi nhìn vào TDP.
Đối với GPU
Không chỉ có CPU có thông số TDP, mà GPU (Graphics Processing Unit) cũng có thông số GPU. GPU cũng là bộ phận quan trọng giúp hình ảnh được hiển thị một cách chân thực, mượt mà.
Nhờ vào những giá trị của TDP nên nhà sản xuất có thể thiết kế các bộ làm mát phù hợp với GPU. Bên cạnh đó, các bạn có thể nhìn vào thông số TDP để áp dụng những cách thức tối ưu nhiệt độ GPU.
Đối với các linh kiện khác:
Nếu các bạn muốn xác định rõ nguồn phù hợp để sử dụng được các linh kiện đi kèm với PC, bạn chỉ cần thực hiện một thao tác đơn giản đó là cộng tất cả TDP của CPU, GPU và các linh kiện khác lại với nhau.
Tìm hiểu thêm: Đặc điểm và Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
Lượng điện năng tiêu thụ
Vì TDP liên quan đến lượng điện năng tiêu thụ, bạn có thể nhìn vào giá trị của TDP để có thể ước tính được số lượng điện năng tiêu thụ bởi CPU. Tuy nhiên, khi thực hiện các tác vụ thông thường thì TDP rất hiếm khi đạt đến mức cực đại.
Lưu ý khi nâng cấp linh kiện
Chỉ số TDP càng cao đồng nghĩa là người dùng phải trang bị một nguồn điện (PSU) càng lớn. Để tránh xảy ra một số sự cố đáng tiếc trong quá trình nâng cấp, bạn phải đảm nhận hệ thống tỏa nhiệt hiện tại phải đáp ứng đủ nhu cầu của thiết bị.
Tại sao phải tìm hiểu về TDP?
Để lựa chọn một bộ tản nhiệt tối ưu thích hợp cho CPU một cách nhanh chóng, các bạn có thể thông qua các chỉ số TDP. Nếu bạn muốn sử dụng các tác vụ thông thường, thì bạn có thể trang bị cho mình các sản phẩm tỏa nhiệt chuyên dụng.
Ngoài ra, thông số TDP sẽ giúp bạn đạt được hiệu suất tối đa trong khả năng hoạt động của thiết bị sau đó có thể lựa chọn nguồn phù hợp. Để đáp ứng hiệu suất làm việc của PC, bạn có thể dựa vào tổng TDP để chọn nguồn thích hợp.
>>>>>Xem thêm: NFC là gì? Có những tính năng gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết
Qua những thông tin Gockhampha.edu.vn vừa cung cấp, mong rằng các bạn đã biết được khái niệm TDP là gì và những vai trò của TDP với PC. Hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được cho bản thân những chiếc PC thích hợp thông qua thông số TDP.