Than hoạt tính là thành phần đa năng được ứng dụng trong nhiều khía cạnh đời sống. Hôm nay hãy cùng DINHGHIA tìm hiểu than hoạt tính là gì và những công dụng tuyệt vời của nó nhé!
Bạn đang đọc: Than hoạt tính là gì? 5 công dụng tuyệt vời của than hoạt tính
Contents
Than hoạt tính là gì?
Than hoạt tính là dạng than được xử lý ở nhiệt độ cao, có màu đen giống với than thông thường, kết cấu xốp, nhẹ. Than hoạt tính có thể được khai thác từ quặng than đá, than bùn hoặc than cốc. Thành phần chính bao gồm những nguyên tử cacbon dạng tinh thể vụn.
Các loại than hoạt tính
Than hoạt tính dạng bột
Hẳn bạn rất quen thuộc với than hoạt tính dạng bột, do bản chất dễ sản xuất, giá thành thấp do đó chúng thường được ưu ái xuất hiện trong các mặt hàng như mỹ phẩm, kem đánh răng hay chu trình xử lý hóa chất. Xử lý nước phèn, lọc RO cũng thường sử dụng loại than này.
Than hoạt tính dạng hạt
Kích thước thường thấy của than hoạt tính dạng hạt là 0.2 – 5mm với các hình thù ngẫu nhiên. Kết cấu cứng và bền hơn so với bột than hoạt tính, từ đó khó bị rửa trôi, phù hợp để xử lý nước sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp.
Than hoạt tính dạng viên nén
Than hoạt tính dạng viên nén có kết cấu rất cứng cáp và chắc chắn hơn so với các loại than hoạt tính khác. Diện tích tiếp xúc bề mặt rộng hơn nên thường được sử dụng để lọc khí độc.
Than hoạt tính dạng ống
Đây là loại than hoạt tính được sử dụng trong công nghiệp, đáp ứng nhu cầu từ các hệ thống lọc lớn hơn. Chúng thường được biết đến với hình dạng ống lớn với đường kính từ 1 – 5cm.
Than hoạt tính dạng tấm
Than hoạt tính dạng tấm được sản xuất nhờ việc tẩm bột than hoạt tính vào miếng mút cùng với khung định hình. Loại than hoạt tính này được dùng trong quá trình lọc không khí, có thể được nhìn thấy trong máy lọc không khí hoặc máy lạnh.
Cơ chế hoạt động của than hoạt tính
Than hoạt tính có thể hấp thụ các bụi bẩn, tạp chất, chất gây ô nhiễm trong nước hoặc không khí nhờ kết cấu chứa nhiều lỗ nhỏ, kẻ nứt. Khi đó, các tạp chất sẽ bám vào bề mặt than hoạt tính, bề mặt tiếp xúc càng lớn thì khả năng lọc chất ô nhiễm càng cao.
Tìm hiểu thêm: NVIDIA là gì? Bảng xếp hạng card đồ hoạ NVIDIA “mạnh” nhất
Than hoạt tính có tác dụng gì?
Ứng dụng xử lý nước
Đây là ứng dụng được nhiều người biết đến nhất của than hoạt tính. Các kim loại nặng, florua, tạp chất, cặn bẩn cùng các chất hóa học, hữu cơ có thể bị loại bỏ nhờ than hoạt tính. Nhờ đó, cung cấp cho chúng ta nguồn nước tinh khiết và an toàn.
Ứng dụng trong xử lý khí thải, khử mùi
Người ta thường sử dụng than hoạt tính trong các khu vực như: nhà bếp, máy lọc không khí, máy lạnh,… vì loại than này có thể giải quyết mùi hôi, diệt khuẩn một cách triệt để và an toàn.
Ứng dụng trong y tế
- Xử lý chất độc khẩn cấp: Than hoạt tính có công dụng đào thải chất độc nhanh chóng nên thường được sử dụng trong các tình huống nguy hiểm.
- Hỗ trợ cải thiện chức năng thận: Thận là nơi lọc cặn bẩn của cơ thể, than hoạt tính hỗ trợ quá trình này diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.
- Làm giảm các triệu chứng của “hội chứng mùi cá”: Đối với những ai có mùi hôi miệng, có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm vệ sinh răng miệng chứa than hoạt tính để cải thiện tình trạng này.
- Giảm mức cholesterol máu: Than hoạt tính sở hữu khả năng gắn với cholesterol và acid mật chứa cholesterol trong ruột từ đó hạn chế cơ thể hấp thu cholesterol.
Một số ứng dụng khác
Bên cạnh những ứng dụng đã quá quen thuộc kể trên, than hoạt tính còn sở hữu những khả năng tuyệt vời khi có mặt trong rất nhiều loại mỹ phẩm, dầu tắm, sữa rửa mặt, mặt nạ, kem đánh răng,… để giúp cơ thể đào thải chất độc hiệu quả, nhanh chóng.
Cách làm than hoạt tính tại nhà
Than hoạt tính từ gạo
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo
- Chảo chống dính
- Chày giã hoặc máy xay sinh tố
Các bước thực hiện
- Bước 1: Vo gạo qua nước sau đó đổ gạo ra rổ và đợi ráo. Chú ý không cần vo gạo quá kỹ.
- Bước 2: Bật bếp, để lửa lớn sau đó đổ gạo vào chảo rang đến khi gạo chuyển màu đen, ta gọi đó là than đen.
- Bước 3: Gạo sau khi đã cháy hết thành than, để nguội. Sau đó cho vào máy xay hoặc dùng cối chày giã thật mịn thành bột.
- Bước 4: Bảo quản than ở trong hũ thủy tinh để dùng dần.
Than hoạt tính từ gáo dừa
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gáo dừa
- Nước hoa hồng
- Một lon sữa
- Cối chày hoặc máy xay sinh tố
- Thau inox nhỏ, đồ gắp, chén và lọ thủy tinh
Các bước thực hiện
- Bước 1: Bật bếp, để lửa lớn sau đó cho gáo dừa vào chảo rang đến khi gáo dừa bắt lửa thì sử dụng đồ gắp bỏ vào trong lon sữa.
- Bước 2: Dùng hau inox hoặc nắp đậy, đậy kín ¾ miệng lon, đợi đến khi gáo dừa cháy hết thì che kín hoàn toàn miệng lon.
- Bước 3: Sau khi than đã cháy hết thì cho than ra chén nhỏ, đổ vào 3 muỗng canh nước hoa hồng, trộn đều và đợi than khô lại.
- Bước 4: Cho than khô vào máy xay hoặc cối chày giã thật mịn. Sau đó, đem bảo quản ở hũ thủy tinh dùng dần.
>>>>>Xem thêm: EXO profile | Thông tin, tiểu sử về các thành viên nhóm nhạc nam EXO
Trên đây là những gì bạn cần biết để trả lời cho thắc mắc than hoạt tính là gì? Hy vọng bài viết này đã đem đến những thông tin thú vị và bổ ích!