Các bạn có từng nghe qua thẻ meta chưa? Nếu là một người quan tâm đến SEO thì đây không còn là từ ngữ xa lạ. Vì thế, bài viết này, Gockhampha.edu.vn.COM.VN sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về thẻ meta là gì cũng như tìm hiểu về 10 thẻ meta quan trọng khi tối ưu SEO website.
Bạn đang đọc: Thẻ meta là gì? Các thẻ meta quan trọng khi tối ưu SEO website
Contents
Thẻ meta là gì?
Thẻ meta hay còn gọi với cái tên “meta tag” là các thẻ dùng để cung cấp thông tin về trang web hay bài viết cho trình duyệt, công cụ tìm kiếm và người dung hiểu được khái quát nội dụng được đề cập đến. Các thẻ này được sử dụng trong tài liệu HTML và XHTML. Thông thường, thẻ meta sẽ cung cấp các thông tin bao gồm title (tên bài viết), từ khoá, tóm tắt nội dung,…
Các thuộc tính của thẻ meta
Thuộc tính charset
Thuộc tính charset được sử dụng để xác định kiểu mã ký tự trong HTML. Thông thường, các trang web tại Việt Nam sẽ sử dụng kiểu mã kí tự là “UTF-8“.
Thuộc tính name
Với thuộc tính name, bạn sẽ sử dụng để xác định tên của loại thông tin cần cung cấp cho trang web. Lưu ý rằng thuộc tính name chỉ xác định tên của loại thông tin chứ không phải nội dung của thông tin đó.
Một số giá trị thường được dùng bao gồm:
- Author: dùng để xác định chủ sở hữu trang web.
- Keywords: cung cấp danh sách từ khóa để công cụ tìm kiếm có thể đem bạn đến với người dùng tốt nhất.
- Description: mô tả ngắn gọn nội dung chính của trang web hay bài viết, nên lồng ghép các keywords.
Thuộc tính http-equiv
Thuộc tính http-equiv thường được dùng chủ yếu trong 2 trường hợp là xác định nội dung và kiểu mã hoá kí tự (Content-type), cùng với xác định việc tải lại trang (Refresh). Chú ý, thuộc tính này cần sử dụng kèm với thuộc tính content.
Thuộc tính content
Thuộc tính content hiểu đơn giản là việc xác định nội dung thông tin cần cung cấp cho trình duyệt, công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu được về trang web.
Các loại thẻ meta quan trọng
Tìm hiểu thêm: Senpai là gì? Phân biệt Senpai, Kohai và Sensei trong tiếng Nhật
- Title tag: Thẻ Tiêu đề: được xem như tiêu đề của trang web hay bài viết, thường được hiển thị trên thanh cửa sổ trình duyệt.
Lưu ý:
- Đặt tiêu đề trang ngắn gọn, súc tích và chính xác.
- Tiêu đề nên dài tối đa 50 – 60 kí tự, bởi khi quá dài chúng sẽ bị rút ngắn xuống khoảng 600 – 700 pixel trên các công cụ tìm kiếm.
- Đặt các từ khoá quan trọng ở bên trái theo một cách tự nhiên nhất.
- Thẻ Meta Description: Không phải là một yếu tố để xếp hạng, song chúng được dùng để tóm tắt nội dung chính của trang web. Thông thường, bạn sẽ thấy phần khai báo này phía dưới title bài viết hay trang web mỗi khi tìm kiếm.
- Thẻ Meta Content-Type: Thường được sử dụng để khai báo bộ kí tự (thuộc tính charset) cho trang và hiện diện trên mọi trang.
- Thẻ Meta Refresh: Được dùng để làm mới meta theo yêu cầu trình duyệt web.
- Thẻ Meta Robots: Sử dụng để báo cho Google về việc lập chỉ mục (index) hay theo dõi (follow).
- Thẻ Meta Viewport: Sử dụng để tối ưu website trên nhiều thiết bị di dộng.
- Thẻ Meta Social Media: Thường được sử dụng để liên kết với các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, LinkedIn, Twitter,…
- Thẻ liên kết rel = ”canonical”: Dùng để công cụ tìm kiếm xác định trang web chính và thiết lập chỉ mục mà mọi người nhìn thấy.
- Schema markup – Đánh dấu lược đồ: Là một kĩ thuật để tổ chức dữ liệu theo cách công cụ tìm kiếm công nhận.
Một số loại thẻ meta khác
>>>>>Xem thêm: N/A là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục lỗi #N/A trong Excel
- Meta Keyword: Dùng để xác định từ khoá trong bài viết. Tuy nhiên, Google đã bỏ qua thẻ này vì nhiều bài cố tình nhồi nhét từ khoá dẫn đến chất lượng tìm kiếm và độ tin cậy thấp.
- Author/ web author: Nêu tên tác giả của trang.
- Revisit after: Câu lệnh cho công cụ tìm kiếm quay lại trang sau khoảng thời gian nhất định.
- Rating: Dùng để đánh giá nội dung phù hợp với từng lứa tuổi.
- Date/ Expiration: Thông tin về ngày tạo hoặc ngày hết hạn của trang.
- Copyright: Thông tin bản quyền của website.
- Abstract: Tóm tắt nội dung trang mang tính học thuật cao.
- Distribution: Kiểm soát người dùng truy cập vào trang web của bạn.
- Generator: Thể hiện chương trình dùng để tạo trang web.
Một số thắc mắc về thẻ meta SEO
Thẻ meta nào quan trọng nhất
Mặc dù hiện nay, Google đã có nhiều thay đổi trong thuật toán cũng như vai trò của các thẻ meta cũng khác biệt hơn trước. Song nhìn chung thì 3 thẻ meta quan trọng vẫn là: thẻ Title, Description và Robots.
Cách đưa thẻ meta lên website
Thông thường, hệ thống quả trị nội dung (CMS) của website sẽ cho phép bạn khai báo các thẻ meta cơ bản như title và description. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm thấy chúng, hãy liên hệ bộ phận kỹ thuật để được hỗ trợ nhé!
Cách kiểm tra thẻ meta trên website
Bạn có thể vào phần mã nguồn để kiểm tra. Ví dụ trên Chrome sẽ có phần View page source cho phép bạn kiểm tra. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ SEO như SEMRush, DeepCrawl,… để kiểm tra thẻ meta.
Google có dùng meta để xếp thứ hạng web
Câu trả lời gần như là có. Đặc biệt là bộ ba thẻ Title, Description, Robots sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng của web. Bởi chúng góp phần nhiều vào việc người dùng có trỏ chuột vào trang web của bạn hay không.
Trên đây là những thông tin cực kì hữu ích cho các bạn mới làm quen với thẻ meta. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn. Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ bài viết với mọi người nếu thấy hay nhé!