Oxi là một chất có vai trò vô cùng quan trọng tới đời sống các loài sinh vật trên trái đất. Vậy tính chất hóa học và tính chất vật lý của oxi thế nào? Vai trò của oxi là gì? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp qua bài viết về tính chất hóa học và tính chất vật lý của oxi dưới đây. Cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Tính chất hóa học và Tính chất vật lý của Oxi – Hóa học 8
Contents
Trạng thái trong tự nhiên của oxi
Oxi có ở xung quanh chúng ta, giúp duy trì sự sống của loài người và các loài sinh vật khác. Vậy trạng thái trong tự nhiên và tính chất vật lý của oxi là gì?
Oxi có cấu hình cấu hình e nguyên tử là 1s22s22p4.
Trong tự nhiên, nguyên tử oxi có 3 đồng vị là đồng vị 16 O, 17 O và 18 O. Trong đó 17 O và 18 O là các tạp chất chiếm khối lượng nhỏ hơn. Trạng thái trong tự nhiên của oxi có liên quan đến tính chất hóa học cũng như tính chất vật lý của oxi.
Oxi là nguyên tố vô cùng phổ biến ở lớp vỏ của Trái Đất và chiếm khoảng 46,7% khối lượng của lớp vỏ. Ở các đại dương lớn, oxi chiếm tới 87% khối lượng, lúc này oxi nằm trong phân tử nước với công thức H2O.
Ngoài ra, oxi còn được tìm thấy trong các hợp chất và chủ yếu là trong oxit của các kim loại. Ví dụ như silicat trong cát (SiO2 −3) và cacbonat trong đá vôi (CO2 −3).
Tính chất vật lý của oxi
Trước hết, oxi là một chất không màu, không mùi. Với khối lượng của oxi nguyên tử là 32, oxi nặng hơn không khí. Ngoài ra, oxi là một chất ít tan trong nước. Khi hóa lỏng ở nhiệt độ -183 độ C, oxi sẽ có màu xanh nhạt và ở dạng lỏng và có thể bị hút bởi nam châm.
Tính chất hóa học của oxi
Oxi có nhiều tính chất hóa học quan trọng và nổi bật. Tính chất hóa học của oxi lớp 8 chúng ta đã được tìm hiểu bước đầu. Vậy những tính chất của oxi là gì?
Oxi tác dụng với kim loại
Oxi có thể tác dụng với kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ để tạo ra các oxit. Đặc biệt, oxi là một chất dễ phản ứng. Chúng có thể phản ứng với hầu hết các kim loại, chỉ trừ một số kim loại như vàng hay bạch kim.
Ví dụ: O2+ 2Mg→ 2MgO
3O2+ 4Al→ 2Al2O3
Oxi tác dụng với phi kim
Bên cạnh khả năng tác dụng với kim loại, oxi cũng có thể phản ứng trực tiếp với các phi kim, chỉ trừ nhóm halogen và sản phẩm được tạo thành là các oxit axit.
Ví dụ: 4P+5O2→2P2O5
S+O2→SO2
Oxi tác dụng với các hợp chất khác
Ngoài ra, oxi còn có thể tác dụng với các chất có tính khử hoặc các hợp chất hữu cơ để tạo thành những hợp chất mới.
Ví dụ: 2H2S+ 3O2→ 2SO2+ 2H2O
2C2H5OH+ 7O2→ 4CO2+ 6H2O
Đây là những tính chất hóa học của oxi lớp 10 chúng ta sẽ được học. Đặc biệt, trong các tính chất hóa học của phân tử oxi, chúng ta cần lưu ý khả năng tác dụng với Hidro để tạo ra nước.
Để hiểu rõ hơn về cách tính chất hóa học của oxi, chúng ta có thể tự luyện tập bằng cách bài tập về tính chất của oxi hoặc nêu tính chất hóa học của oxi viết phương trình minh họa.
Điều này sẽ giúp chúng ta nhớ và hiểu rõ hơn về những tính chất cụ thể của nguyên tử oxi.
Tìm hiểu thêm: Polymer là gì? Tính chất và ứng dụng của Polyme trong cuộc sống
Vai trò và ứng dụng của oxi
Sau khi đã tìm hiểu về tính chất hóa học và tính chất vật lý của oxi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vai trò và ứng dụng của loại chất quan trọng này nhé.
Có thể thấy, trong những phản ứng của oxi đề thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử. Và oxi giữ vai trò là chất oxi hoá. Dựa vào tính chất này, oxi được sử dụng để làm chất oxi hóa. Oxi ở dạng lỏng được ứng dụng để làm chất oxi hóa trong tên lửa.
Ngoài ra, oxi còn được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp. Oxi được dùng trong các bình lặn của thợ lặn, hay sử dụng làm ống thở cho phi công trong những trường hợp không khí loãng…
Đặc biệt, oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất thép hay sản xuất rượu.
Oxi còn tham gia vào hoạt động hô hấp và việc phân hủy trong tự nhiên. Trong không khí, oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp:
6CO2+ 6H2O→ C6H12O6+ 6O2
Để hiểu hơn về phần kiến thức này, chúng ta hãy tìm hiểu thêm về tính chất hóa học của nước và tính chất hóa học của hidro.
Đây là hai chất có vai trò quan trọng và thường thấy trong tự nhiên. Hiểu được tính chất hóa học của oxi hidro nước sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các phản ứng hóa học cơ bản đó nhé.
>>>>>Xem thêm: Phương trình hóa học là gì? Cách lập và cân bằng phương trình
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về tính chất hóa học, tính chất vật lý của oxi. Đồng thời, chúng ta cũng đã hiểu được vai trò và ứng dụng của nguyên tố quan trọng và phổ biến này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hay có đóng góp gì thêm cho chủ đề tính chất hóa học và tính chất vật lý của oxi, hãy để lại nhận xét dưới đây để cùng Gockhampha.edu.vn.Com.Vn trao đổi và tìm ra đáp án nhé!