Vải Acrylic là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng phổ biến

Vải Acrylic là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng phổ biến
Rate this post

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau được sử dụng để may quần áo. Vải acrylic là dòng vải sợi tổng hợp hóa học đang chiếm lĩnh thị trường vải bởi nhiều tiện ích của chúng. Để hiểu rõ thêm về vải Acrylic là gì và có những ưu nhược điểm nào, hãy theo dõi bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: Vải Acrylic là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng phổ biến

Tìm hiểu về vải Acrylic

Vải Acrylic là gì?

Vải Acrylic hay còn được gọi là vải len nhân tạo, được tạo ra từ polymer tổng hợp (Acrylonitrile). Sản phẩm được sản xuất bằng cách cho phản ứng một vài hóa chất dầu mỏ, than với hóa chất khác nhằm cải thiện khả năng hấp thụ chất nhuộm.

Sợi Acrylic được tạo nên từ Dupont. Năm 1941 vải này đã được tạo ra nhưng không được người tiêu dùng ưa chuộng. Mãi hơn 1 thập kỷ sau, sản phẩm mới được người dùng quan tâm, tìm hiểu và sử dụng nhiều và dần chiếm thị phần lớn trên thị trường vải.

Một thời gian sau, có thông tin cho rằng loại vải Acrylic này chứa chất độc hại và có nguy cơ dẫn đến ung thư, nhưng thông tin này là sai sự thật và đã được làm sáng tỏ. Vì thế, loại vải này vẫn được sản xuất và phát triển.

Vải Acrylic được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong thời trang, chúng được dùng sản xuất các trang phục phục vụ cho tầng lớp thu nhập thấp. Các sản phẩm được tạo nên từ vải Acrylic như áo khoác, áo len Acrylic, quần áo thường ngày, khăn quàng, giày, găng tay. Ngoài ra, chúng còn được dùng để sản xuất vali, khăn lau, chăn, thảm.

Vải Acrylic là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng phổ biến

Vải Acrylic là gì?

Quy trình sản xuất vải Acrylic

  • Bước 1: Tạo sợi Acrylic

Polymer được dùng để sản xuất vải Acrylic phải có chứa 85% monome acrylonitrile. Các sợi polymer được hòa tan với dung môi mạnh như NaSCN hoặc DMF. Hỗn hợp thu được sẽ đẩy qua máy trộn nhiều lỗ tạo nên sợi vải. Sau đó, đông tụ chúng trong dung dịch có cùng dung môi hoặc làm bay hơi dung môi trong dòng khí trơ nóng.

  • Bước 2: Kéo sợi

Sợi Acrylic thu được từ bước 1 sẽ mang đi rửa sạch sẽ và kéo thành những sợi dài, mỏng. Sau đó, chúng được dệt thành tấm vải Acrylic thành phẩm.

  • Bước 3: Dệt vải len acrylic

Sợi Acrylic sau khi được tạo thành sẽ mang đi nhuộm màu và phủ thêm hóa chất, trong đó có hóa chất chống cháy. Sợi Acrylic được dùng dệt thành những tấm vải, hoặc làm thành sản phẩm tiêu dùng.

Vải Acrylic là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng phổ biến

Quy trình sản xuất vải Acrylic

Các loại vải Acrylic

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải Acrylic khác nhau, nhưng chủ yêu là 4 loại chính sau đây:

Acrylic thường

Đây là loại vải nguyên chất có chứa 85% monome acrylonitrile. Vải Acrylic thường khá thô, cứng nên thường sử dụng để sản xuất chăn màn, thảm hay sản xuất vali.

Modacrylic

Gồm một phần Acrylonitrile và có thêm nhiều loại polymer khác. Loại vải này có độ dẻo dai khá tốt, độ bền cao, chống mài mòn, form giữ tốt, có khả năng chống cháy tốt hơn vải Acrylic thông thường.

Nytril

Nytril có thành phần chủ yếu là vinylidene clorua. Loại vải này kén màu nhuộm, ít mẫu mã nên chưa được phổ biến rộng rãi.

Lastrile

Vải này được tạo ra bằng cách phối trộn Diene với Acrylonitrile. Sản phẩm này có ưu điểm nổi bật là có độ đàn hồi cao nên được sử dụng phổ biến.

Vải Acrylic là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng phổ biến

Các loại vải Acrylic

Ưu nhược điểm của vải Acrylic

Ưu điểm

  • Khả năng giữ nhiệt, chịu nhiệt: Đây là loại vải có khả năng giữ nhiệt tốt, đứng thứ 2 trong số những loại vải tổng hợp.
  • Độ đàn hồi: Vải có khả năng phục hồi nguyên trạng thái ban đầu, hạn chế nếp nhăn hiệu quả.
  • Màu sắc: Đây là loại vải rất dễ nhuộm màu và có độ bám màu khá tốt, nhờ vậy nên chúng có nhiều tấm vải có màu sắc đa dạng.
  • Giá cả: giá bán của vải Acrylic vô cùng phải chăng, phù hợp với đối tượng thu nhập thấp.
  • Dễ vệ sinh: Vải Acrylic phơi nhanh khô, khả năng chịu nhiệt tốt nên rất thuận tiện vệ sinh, giặt giũ.

Tìm hiểu thêm: Lookbook là gì? Những mẹo cần biết để có bộ lookbook đẹp nhất

Vải Acrylic là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng phổ biến
Ưu điểm của vải Acrylic

Nhược điểm

  • Dễ cháy: Vì thành phần chủ yếu của vải Acrylic là nhựa nên rất dễ cháy và khó dập tắt được lửa.
  • Bị tích điện: Vải Acrylic kỵ nước nên vải rất dễ bị tích điện.
  • Xù lông: Khi sử dụng thời gian, vải Acrylic rất dễ bị xù lông gây mất thẩm mỹ cho sản phẩm.
  • Vải nóng và ít thoát mồ hôi: Vì có chất liệu chủ yêu là nhựa nên vải khá nóng và ít thoát mồ hôi, nhất là trong điều kiện thời tiết oi bức mùa hè. Vải không mang lại cảm giác mềm mại như các chất liệu tự nhiên khác.
  • Không thân thiện với môi trường: Theo một nghiên cứu cho thấy, vải Acrylic rất khó bị phân hủy, có thể tồn tại hơn 200 năm. Sau mỗi lần giặt vải, vải sẽ phóng ra 730 nghìn hạt tổng hợp, là mối đe dọa lớn cho môi trường tự nhiên.

Vải Acrylic là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng phổ biến

Nhược điểm của vải Acrylic

Vải Acrylic và vải Polyester, loại nào tốt hơn?

Đây đều là loại vải tổng hợp, rất dễ bám vết bẩnkỵ nước. Loại vải Acrylic có khả năng cách điện tốt hơn polyester có đặc tính giữ ấm. Vì thế, vải Acrylic được sử dụng nhiều trong mùa lạnh, còn vải polyester được sử dụng trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.

Tùy mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn loại vải phù hợp. Vải Acrylic dễ bị khô cứng nên có thể ảnh hưởng tới thời gian sử dụng quần áo lâu dài.

Vải Acrylic là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng phổ biến

Vải Acrylic và vải Polyester, loại nào tốt hơn?

Một số lưu ý khi sử dụng vải Acrylic

  • Giặt bằng nước ấm: Bạn nên giặt vải Acrylic với nước ấm, không nên giặt với nước quá nóng sẽ làm cho vải chảy xệ, giãn ra. Nếu giặt với nước lạnh sẽ làm cho vải co ngắn lại.
  • Sử dụng túi giặt: Nếu giặt bằng máy giặt bạn nên cho vải vào túi giặt riêng, tránh làm mất phom, giúp vải ít xù lông.
  • Không phơi dưới trời nắng gắt: Vì khi phơi ở trời nắng gắt sẽ làm các sợi vải khô, cứng không thoải mái khi sử dụng.
  • Tránh không khí ẩm: Bạn nên phơi sản phẩm những nơi thoáng mát, khô ráo tránh ẩm mốc.

Vải Acrylic là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng phổ biến

>>>>>Xem thêm: Vải linen là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, các loại phổ biến hiện nay

Một số lưu ý khi sử dụng vải Acrylic

Bài viết trên chắc chắn đã giúp bạn hiểu về vải Acrylic là gì và có công dụng thế nào. Thông qua bài viết, hy vọng bạn sẽ biết cách sử dụng loại vải Acrylic được bền, tăng tuổi thọ của sản phẩm. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *