Vi khuẩn HP (H.pylori) là gì? Nguyên nhân gây bệnh về dạ dày

Vi khuẩn HP (H.pylori) là gì? Nguyên nhân gây bệnh về dạ dày
Rate this post

H.pylori là một trong những loại vi khuẩn gây nên các bệnh liên quan đến dạ dày. Vậy, h.pylori là gì, con đường lây lan và cách phòng tránh, xét nghiệm vi khuẩn helicobacter pylori hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết sau của Gockhampha.edu.vn.COM.VN!

Bạn đang đọc: Vi khuẩn HP (H.pylori) là gì? Nguyên nhân gây bệnh về dạ dày

H.pylori là gì?

Vi khuẩn H.pylori có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. H.pylori được phát hiện đầu tiên bởi hai bác sĩ người Úc là Robin Warren và Barry Marshall. Vi khuẩn này có hình dạng xoắn ốc (xoắn khuẩn), thường xuất hiện trong dạ dày người nhiễm bệnh.

Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.pylori ở các khu vực và quốc gia đang/kém phát triển cao hơn. Hầu như người bị nhiễm vi khuẩn này không có dấu hiệu bị bệnh và không phát triển bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Vi khuẩn H. pylori có khả năng gây ra một số bệnh đường tiêu hóa, phổ biến là viêm loét dạ dày tá tràng và ít phổ biến hơn là ung thư dạ dày. H.pylori hiện diện trong hơn một nửa dân số thế giới. Trên thực tế không phải người bị viêm dạ dày nào xét nghiệm cũng dương tính với vi khuẩn H.pylori nhưng chúng là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh này.

Vi khuẩn HP (H.pylori) là gì? Nguyên nhân gây bệnh về dạ dày

Vi khuẩn H.pylori có tên đầy đủ là Helicobacter pylori

Con đường lây nhiễm và cơ chế gây bệnh của h.pylori

Con đường lây nhiễm h.pylori

Một trong những nguyên nhân dễ lây nhiễm vi khuẩn H.pylori nhất là sử dụng chung các vật dụng như bát đĩa, cốc uống nước, và đồ ăn. Những vi khuẩn này có thể chuyển từ những vật dụng này vào thức ăn, sau đó đi vào hệ tiêu hóa và tấn công niêm mạc dạ dày của người sử dụng. Ngoài ra, việc không vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ y tế trước khi sử dụng cũng là một nguyên nhân phổ biến lây truyền vi khuẩn H.pylori.

Các loại động vật như chuột, ruồi, muỗi, gián, cũng là nguyên nhân lan truyền vi khuẩn H. pylori. Những loài này bị nhiễm khuẩn và mang theo vi khuẩn vào thức ăn của con người. Ngoài ra, nước bị ô nhiễm cũng là một con đường lý tưởng để H.pylori đi vào cơ thể con người.

Vi khuẩn HP (H.pylori) là gì? Nguyên nhân gây bệnh về dạ dày

Vi khuẩn H.pylori dễ lây qua đường ăn uống

Cơ chế gây bệnh của h.pylori

Tuỳ thuộc vào vị trí nhiễm trong dạ dày mà tác động của vi khuẩn H. pylori sẽ khác nhau. Hầu hết, nhiễm khuẩn H.pylori sẽ làm tăng sản sinh gastrin, có thể là do giảm giải phóng somatostatin cục bộ. Vì vậy, nó sẽ tăng tiết axit và kết quả là loét tiền môn vị và loét tá tràng.

Nhiễm trùng chiếm ưu thế ở phần thân dạ dày. Tình trạng này dẫn đến giảm quá trình sản sinh axit và teo dạ dày, có thể là thông qua tăng sản sinh IL-1β cục bộ. Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn n H.pylori chủ yếu ở thân vị có khuynh hướng ung thư biểu mô tuyến dạ dày và bị loét dạ dày.

H. pylori sản sinh ra Amoniac cho phép vi khuẩn tồn tại trong môi trường axit ở dạ dày. Chúng sẽ ăn mòn hàng rao chất nhầy và sản sinh ra Cytotoxin và enzyme ly giải chất nhầy gây tổn thương niêm mạc và hình thành loét dạ dày. Những người bị nhiễm loại vi khuẩn này có khả năng bị ung thư dạ dày gấp 3-6 lần. H.pylori thuộc nhóm gây ung thư nhóm 1.

Vi khuẩn HP (H.pylori) là gì? Nguyên nhân gây bệnh về dạ dày

Cơ chế gây bệnh của H.pylori

Các triệu chứng khi bị nhiễm h.pylori

Hầu hết những người nhiễm vi khuẩn H.pylori thường không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, khi nhiễm trùng dẫn đến tình trạng loét dạ dày hoặc tá tràng, một số triệu chứng như sau có thể xuất hiện:

  • Phình bụng hoặc trướng lên.
  • Đau hoặc khó chịu, thường tập trung ở bụng trên.
  • Cảm giác no dù ăn một lượng thức ăn nhỏ
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Phân có màu sẫm hoặc đen.
  • Biếng ăn
  • Vết loét chảy máu có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và mệt mỏi

Tình trạng viêm dạ dày mãn tính có thể gây ra các thay đổi bất thường ở niêm mạc dạ dày mặc dù là hiếm hoi nhưng vẫn có thể dẫn đến một số dạng ung thư. Mặc dù tỷ lệ phát triển ung thư do nhiễm H. pylori không cao, nhưng do nhiễm H. pylori là một hiện tượng phổ biến, nó vẫn được coi là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra ung thư dạ dày.

Tìm hiểu thêm: Enzim là gì? Enzim trong nước bọt có tên là gì?

Vi khuẩn HP (H.pylori) là gì? Nguyên nhân gây bệnh về dạ dày
Người nhiễm vi khuẩn H.pylori thường biếng ăn

H.pylori dương tính là gì? Cách xét nghiệm h.pylori

Phương pháp xâm lấn (nội soi) dạ dày

Thông qua nội soi dạ dày, có thể thực hiện các kiểm tra H. pylori như sau:

  • Urease test (Clo test): Đây là phương pháp thường dùng nhất hiện nay. Kết quả kiểm tra có ngay trong vòng 30 – 45 phút.
  • Sinh thiết – Mô học: Cần có thời gian để thực hiện các phương pháp khác chuyên sâu phục vụ cho việc đọc cấu trúc mô, tế bào và cũng có thể phát hiện được vi khuẩn H.p.
  • Nuôi cấy trong môi trường thí nghiệm đặc biệt, phân lập vi khuẩn, định danh và làm thí nghiệm về sự nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh (gọi là kháng sinh đồ). Phương pháp này thường dùng cho trường hợp điều trị H.p thất bại nhiều lần, hoặc để nghiên cứu.
  • PCR (Polymerase Chain Reaction): Kỹ thuật khuếch đại gen. Thường phục vụ cho nghiên cứu, ít được sử dụng trong thực tế khám chữa bệnh.

Vi khuẩn HP (H.pylori) là gì? Nguyên nhân gây bệnh về dạ dày

Phương pháp xâm lấn nội soi dạ dày

Phương pháp không xâm lấn

Không xâm lấn:

+ Test hơi thở ( Urea breadth test)

+ Kháng nguyên HP trong phân ( HPSA)

+ Kháng thể HP trong huyết thanh

Xét nghiệm huyết thanh học ở phòng thí nghiệm và phòng khám để xác định các kháng thể với H. pylori có độ nhạy và độ đặc hiệu > 85% và trước đây được coi là sự lựa chọn các xét nghiệm không xâm lấn được ghi nhận hàng đầu về nhiễm H. pylori. Tuy nhiên, khi tỷ lệ hiện mắc của bệnh đã giảm, tỷ lệ kết quả dương tính giả với xét nghiệm huyết thanh học đã tăng đáng kể, làm cho các xét nghiệm này không đáng tin cậy ở hầu hết các quốc gia và khu vực. Do đó xét nghiệm hơi thở urea và xét nghiệm kháng nguyên trong phân thường được dùng hơn trong chẩn đoán ban đầu. Các xét nghiệm định tính vẫn dương tính đến 3 năm sau khi điều trị thành công và bởi vì nồng độ kháng thể định lượng không giảm đáng kể trong 6 đến 12 tháng sau khi điều trị, vì vậy xét nghiệm huyết thanh học thường không được sử dụng để đánh giá hiệu quả của điều trị.

Kiểm tra hơi thở ure sử dụng một liều uống ure đánh dấu 13C hoặc 14C. Ở bệnh nhân bị nhiễm, vi khuẩn chuyển hóa ure và giải phóng CO2 đã đánh dấu qua hơi thở và có thể được định lượng trong các mẫu hơi thở được lấy sau khi uống ure từ 20 đến 30 phút. Độ nhạy và độ đặc hiệu > 95%. Các xét nghiệm hơi thở ure thích hợp trong việc xác nhận đã loại trừ vi khuẩn sau khi điều trị. Kết quả âm tính giả có thể do việc sử dụng kháng sinh gần đây hoặc đang dùng đồng thời liệu pháp ức chế bơm proton; do đó, nên trì hoãn việc tiến hành xét nghiệm theo dõi sau khi điều trị bằng kháng sinh ≥ 4 tuần và sau khi điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton 1 tuần. Thuốc chẹn H2 không ảnh hưởng đến xét nghiệm.

Xét nghiệm kháng nguyên trong phân có độ nhạy và độ đặc hiệu tương tự như kiểm tra urê trong hơi thở, đặc biệt là đối với chẩn đoán ban đầu; chưa có xét nghiệm phân tại phòng khám. Các xét nghiệm phân tử để kiểm tra khả năng kháng kháng sinh của H. pylori đã được phát triển và sẵn có ở Châu Âu.

Vi khuẩn HP (H.pylori) là gì? Nguyên nhân gây bệnh về dạ dày

Phương pháp không xâm lấn

Cách phòng tránh h.pylori

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn HP gây viêm loét dạ dày cho trẻ, bố mẹ cần chú ý thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn sau:

  • Hạn chế dùng chung dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, hạn chế gắp thức ăn cho nhau.
  • Lưu ý khi cho trẻ ăn uống tại các hàng quán ven đường vì thức ăn và dụng cụ ăn uống có thể không đảm bảo vệ sinh.
  • Nên diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột; giữ gìn vệ sinh chén đũa sạch sẽ, ngâm các dụng cụ ăn uống trong gia đình trong nước sôi.
  • Không hôn trẻ, mớm đồ ăn cho trẻ.
  • Không nên trộn đồ ăn cho trẻ nhỏ bằng đũa của mình.
  • Các vật nuôi như chó, mèo cũng là nguồn lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori nên cần vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng.
  • Hạn chế ăn đồ sống như rau sống, gỏi hay thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc vì các loại thực phẩm này thường không được vệ sinh sạch sẽ, dễ gây các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có nhiễm khuẩn HP.

Vi khuẩn HP (H.pylori) là gì? Nguyên nhân gây bệnh về dạ dày

>>>>>Xem thêm: Di truyền liên kết không hoàn toàn là gì? Giải thích về thí nghiệm của Moocgan

Không hôn trẻ, mớm đồ ăn cho trẻ để phòng ngừa vi khuẩn

Hp là một mầm bệnh rất nguy hiểm vì vậy bạn cần có những biện pháp phòng ngừa tránh sự lây lan của vi khuẩn, đồng thời cần thực hiện xét nghiệm khi có những dấu hiệu nghi ngờ để kịp thời chữa trị. Hy vọng với bài viết H.pylori là gì của Gockhampha.edu.vn.com.vn sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người xung quanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *