Thuật ngữ workstation ngày càng trở nên phổ biến ở khắp các công ty lớn nhỏ tại Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều bạn vẫn chưa biết định nghĩa workstation là gì cũng như những điểm khác với máy chủ và máy tính thường. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Workstation là gì? Có gì khác với máy chủ và máy tính thường?
Contents
Máy trạm (workstation) là gì?
Thuật ngữ máy trạm (máy tính workstation) chỉ những dòng máy tính đã được nâng cấp với cấu hình hiện đại và tối ưu. Vì vậy, tính năng của những dòng này thường vượt trội hơn so với máy tính thông thường, tích hợp để chạy các ứng dụng khoa học hoặc kỹ thuật.
Đồng thời, máy trạm giúp xử lý các dữ liệu phức tạp. Đặc biệt, máy hỗ trợ nhiều người dùng cùng một thời điểm thông qua mạng máy tính.
Điểm đặc biệt của máy trạm
Vì máy trạm thường được sử dụng trong các doanh nghiệp lớn, để vận hành hiệu quả, các máy trạm cần đáp ứng các đặc điểm sau:
- Thiết kế, cấu hình đủ mạnh để có thể chạy được các ứng dụng kỹ thuật.
- Luôn duy trì độ mạnh điện toán ở mức vừa phải.
- Đảm bảo dung lượng bộ nhớ RAM đủ lớn, có thể vận hành các phần mềm đồ họa cao cấp.
- Sử dụng mạng cục bộ LAN để liên kết các máy trạm.
Nhìn chung, để đáp ứng những yêu cầu trên, hiện nay, máy trạm thường sử dụng hệ điều hành Unix và Windows NT là chính. Và một số hãng máy tính lớn sản xuất máy trạm thành công và phổ biến nhất là IBM, Dell, HP.
Máy trạm khác gì với máy chủ và máy tính thường?
Khái niệm
Điểm khác nhau cơ bản giữa máy trạm và máy chủ là về chức năng trong hệ thống mạng. Trong khi máy chủ là một thành phần trung tâm của hệ thống mạng thì máy trạm là bộ phận có thể kết nối với mạng hoặc các hệ thống độc lập khác.
Còn nếu so với máy tính thường thì máy trạm có hiệu năng cao nhờ cấu hình vượt trội, mang đến hiệu suất xử lý dữ liệu tốt hơn.
Thiết kế
Để đáp ứng nhu cầu xử lý lớn, các máy trạm được trang bị các thiết bị nhập/xuất tương tự như máy tính thường nhưng có chất lượng, thiết kế bền hơn máy tính thường. Trong khi đó, máy chủ sẽ không có các thiết bị nhập/xuất.
Cấu hình và hiệu năng
Máy trạm thường được trang bị những loại cấu hình mới nhất và mạnh nhất, kèm card đồ họa chuyên dụng tốt hơn máy tính thông thường, hỗ trợ xử lý các tác vụ phức tạp. Còn máy tính thường, máy chủ thì có tốc độ chậm chạp và mất nhiều thời gian hơn rất nhiều.
Bộ vi xử lý
Khác với máy tính thường chỉ được trang bị CPU ở mức cơ bản thì các máy trạm sẽ sử dụng CPU có hiệu năng xử lý cực mạnh nhờ trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7, Intel Xeon. Còn máy trạm cần khả năng xử lý đa luồng, thường có bộ nhớ đệm cao và tốc độ CPU 4.0Ghz.
RAM
Các máy trạm thường được trang bị Ram có tốc độ xử lý là 16GB và nâng cấp đến 4 slot RAM giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý hình ảnh. Đặc biệt, các máy trạm còn được tích hợp chức năng tự kiểm tra sửa lỗi ECC Memory mà máy tính thường hay máy chủ không có.
Đồ họa
Về đồ họa, máy trạm thường trang bị card đồ họa chuyên dụng tốt nhất, giúp các ứng dụng đồ họa vận hành ổn định, tốc độ xử lý nhanh trong khi đó máy tính thường sẽ khá yếu khi chạy các phần mềm đồ họa.
Ổ cứng
Vì cần xử lý một khối lượng công việc khổng lồ nền ổ cứng của máy trạm thường được thiết kế lai giữa HDD với tốc độ vòng quay cao nhất là 7200rpm. Trong khi tốc độ quay của máy tính thường chỉ trung bình là 5400rpm rất ít máy có tốc độ 7200rpm.
Tìm hiểu thêm: Inventor là gì? Có nên sử dụng inventor hay không?
Màn hình
Màn hình các máy trạm thường áp dụng công nghệ IPS chống lóa với độ lớn từ 15.6inch đến 17.3inch, độ phân giải có thể lên đến 4K. Nhờ vậy, màu sắc và độ tương phản của chúng thường khá chuẩn, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời.
Ưu điểm, nhược điểm của máy trạm
Ưu điểm
Hệ thống hoạt động ổn định: Nhờ sử dụng các loại linh kiện chất lượng, đảm bảo độ bền và hạn chế lỗi trong quá trình sử dụng nhờ 2 tính năng sau:
- Tính năng sửa lỗi bộ nhớ mã code (ECC RAM) liên tục check và phát hiện lỗi để sửa nhanh chóng trước khi những lỗi này gây ảnh hưởng đến hệ thống.
- Chứa nhiều nhân xử lý, đẩy mạnh khả năng xử lý, hỗ trợ xử lý được nhiều công việc hơn.
Giảm thiểu tối đa lỗi hệ thống: Vì trước khi đưa ra thị trường, máy trạm đã trải qua rất nhiều bước kiểm tra chặt chẽ. Đồng thời, phần cứng và phần mềm của máy được đồng bộ giúp vận hành ổn định, giảm thiểu tối đa bị lỗi hệ thống hoặc các lỗi thông thường khác.
Thích hợp với các kỹ thuật viên: Làm việc trong lĩnh vực xử lý CAD, phân tích dữ liệu và thiết kế video,… Vì các thiết kế chuyên biệt giúp máy có thể liên tục xử lý nhiều dữ liệu cùng lúc mà vẫn đảm bảo hiệu quả và độ bền.
Nhược điểm
Chi phí cao: Vì sử dụng linh kiện có độ bền cao với công nghệ tốt nhất.
Máy ráp có ở nhiều nơi: Nguy cơ mua nhầm máy trạm không đạt quy chuẩn vì có khá nhiều nơi tự lắp ráp với chi phí thấp hơn.
Cách lựa chọn máy trạm cho doanh nghiệp
Mục đích sử dụng
Dựa vào mục đích sử dụng để xác định loại máy tính trạm nào phù hợp. Đặc biệt, bạn cần xác định rõ ràng mục đích cũng như quy mô sử dụng để lựa chọn.
Có sử dụng với mục đích khác không?
Bên cạnh mục đích sử dụng chính, nếu bạn cần sử dụng máy với nhiều mục đích khác như thiết kế chỉnh sửa video, chạy các ứng dụng nặng hơn… thì bạn cần chọn máy có bộ xử lý cao cấp hơn, sử dụng card đồ họa chuyên dụng với dung lượng bộ nhớ phù hợp.
Ngân sách cá nhân
Chi phí là yếu tố quan trọng chi phối quyết định bạn khi lựa chọn máy tính trạm, đặc biệt là trong một doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, nếu sử dụng máy trạm với quy mô doanh nghiệp, sẽ có một số lợi thế như:
- Được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về giá và dịch vụ khi mua số lượng lớn.
- Được tặng kèm nhiều giải pháp giúp tối ưu hệ thống để đạt tối đa hiệu năng khi vận hành.
Các hãng sản xuất
Ở Việt Nam hiện nay không có quá nhiều thương hiệu máy trạm uy tín, phổ biến nhất là HP, Dell, IBM, cung cấp nhiều sản phẩm uy tín, phù hợp với đa dạng nhu cầu công việc.
>>>>>Xem thêm: Kali Linux là gì? Cách sử dụng Kali Linux hiệu quả bạn nên biết
Hy vọng những thông tin trong bài bài viết trên đã giúp bạn hiểu được workstation là gì cũng như sự khác biệt giữa máy trạm, máy chủ và máy tính thông thường. Nếu bạn thấy bài viết hay thì đừng quên chia sẻ để nhiều bạn bè cùng biết hơn nhé!