Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết
Rate this post

Lục phủ ngũ tạng là nhóm cơ quan với các chức năng khác nhau trong cơ thể con người. Thuật ngữ này được nhắc tới khá nhiều trong y học cổ truyền nhưng không phải ai cũng hiểu lục phủ ngũ tạng là gì? Cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Lục phủ ngũ tạng là gì?

Để trả lời câu hỏi lục phủ ngũ tạng là gì thì theo Y Học Cổ Truyền, đây là nhóm cơ quan trong cơ thể, hoạt động thống nhất với nhau tạo nên một thể hoàn chỉnh nhằm nuôi dưỡng cơ thể lớn lên, giúp cơ thể khỏe mạnh phòng tránh bệnh tật.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Lục phủ ngũ tạng là nhóm cơ quan trong cơ thể

Dựa vào chức năng của từng cơ quan mà phân chúng thành lục phủ, ngũ tạng. Trong đó, nhóm Tạng gồm các cơ quan có chức năng chứa đựng, chuyển hóa và co bóp. Còn nhóm Phủ gồm các cơ quan có chức năng thu nạp và vận chuyển dinh dưỡng. Lục phủ ngũ tạng là gì thì đã được giải thích ở trên. Tiếp theo đây sẽ là các cơ quan của chúng.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Dựa vào chức năng của từng cơ quan mà phân thành lục phủ, ngũ tạng

Các cơ quan của lục phủ ngũ tạng phân chia cụ thể như sau:

  • Ngũ tạng: Có 5 cơ quan là tâm (tim), phế (phổi), thận (cật), tỳ (lách), can (gan) đều có chức năng mang huyết, dịch, khí, tân, thần. Cơ cơ quan này gắn kết chặt chẽ với nhau và hoạt động theo một chu trình nhất định.
  • Lục phủ: Có 6 cơ quan là đởm (mật), tiểu trường (ruột non), vị (dạ dày), đại trường (ruột già), tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu), bàng quang (bọng đái).

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Lục phủ, ngũ tạng

Lục phủ ngũ tạng trong Y Học Cổ Truyền được gắn kết với thuyết ngũ hành và được phân chia cụ thể như sau:

  • Hành Kim: Phổi và ruột già
  • Hành Mộc: Gan và mật
  • Hành Thủy: Thận và bàng quang
  • Hành Hỏa: Tim và ruột non
  • Hành Thổ: Lách và dạ dày

Vai trò của các bộ phận trong ngũ tạng

Tạng tâm

Tâm chỉ tim là tạng đầu tiên trong lục phủ ngũ tạng của cơ thể người. Chúng có vai trò quan trọng là quân hóa và là trung tâm của mọi hoạt động cơ thể. Theo đó, tạng tâm điều khiển, biểu hiện và thể hiện tất cả hoạt động cơ thể.

Một số bệnh lý liên quan đến tạng tâm như thiếu máu, đau tim, tim đập nhanh, môi thâm tím tái,…

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Tạng chỉ tim là tạng đầu tiên trong lục phủ ngũ tạng

Vai trò cụ thể của tạng tâm theo học thuyết tạng tượng như sau:

  • Tâm chủ huyết mạch: Tâm giúp làm đầy huyết mạch – đường dẫn trải dài khắp các cơ quan trong cơ thể. Huyết mạch giúp cung cấp chất dinh dưỡng và nuôi cơ thể. Người huyết mạch lưu thông sẽ có làn da sáng, hồng hào.
  • Tâm tàng thần: Thần là biểu hiện của tài trí, sự minh mẫn và trí tuệ của con người. Người thần sắc tốt sẽ có trí thông minh, lanh lợi, ứng xử nhanh và hành động cơ trí. Ngược lại là người căng thẳng, stress, tư duy kém,…
  • Tâm khai khiếu ra lưỡi: Lưỡi là một phương thức biểu hiện ra ngoài của tâm. Do đó, tâm hoạt động tốt thì lưỡi hồng hào, linh hoạt và ăn nói trơn tru. Ngược lại, tâm không tốt thì lưỡi nhợt nhạt và ăn nói lắp bắp.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Các vai trò của tạng tâm theo học thuyết tạng tượng

Tạng can

Can có nghĩa là gan, đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng giúp chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Gan còn giúp lọc bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đảm bảo các cơ quan hoạt động bình thường.

Một số bệnh lý liên quan đến tạng can như vàng da, khó tiêu, nóng trong người, đầy bụng, đau sườn,…

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Tạng can giúp chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng

Can có vai trò và chức năng trong lục phủ ngũ tạng như sau:

  • Can tàng huyết: Can đóng vai trò lưu trữ, chuyển máu đến các tế bào trong cơ thể, giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Khi cơ thể nghỉ ngơi, huyết sẽ dồn về gan dẫn đến các triệu chứng như bồn chồn, lo lắng, mất ngủ,…

Ở người nếu can tàng huyết không hoạt động tốt sẽ làm cơ thể xanh xao, gầy gò, mệt mỏi, đắng miệng,…

  • Can chủ cân: Nếu can chủ cân hoạt động kém sẽ làm các chi co duỗi khó khăn. Tình trạng này nếu xảy ra ở trẻ sẽ ảnh hưởng đến việc chậm nói, chậm đi, teo cơ,…
  • Can chủ sơ tiết: Chỉ vai trò tiết mật, men của gan. Nếu chúng hoạt động tốt sẽ giúp tỳ vị hoạt động tiêu hóa tốt hơn, ngược lại sẽ dẫn đến các triệu chứng như tức ngực, rối loạn kinh nguyệt, ăn uống không tiêu, vàng da,…

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Các chức năng của gan trong lục phủ ngũ tạng

Tạng tỳ

Tỳ là cơ quan đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và chất dinh dưỡng. Tạng tỳ bao gồm tiểu tràng, vị (dạ dày), tuyến tụy và tuyến nước bọt.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Tạng tỳ giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và chất dinh dưỡng

Trong lục phủ ngũ tạng, tạng tỳ có chức năng như sau:

  • Tỳ ích khí sinh huyết: Làm giàu phần khí trong cơ thể và tạo nguồn năng lượng giúp các cơ quan hoạt động ổn định. Tùy khỏe mạnh giúp cơ thể đầy vận khí ngược lại thì làm cho người xanh xao, khí huyết vàng vọt, mệt mỏi.
  • Tỳ chủ vận hóa: Giúp tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng và luân chuyển nước trong cơ thể. Tỳ chủ vận hóa được thực hiện kết hợp các phủ khác giúp chuyển hóa thủy dịch trong cơ thể và lọc máu hiệu quả.
  • Tỳ chủ nhiếp huyết: Tỳ giúp huyết lưu thông ổn định các mao mạch. Nếu bị chấn thương sẽ làm huyết tích tụ bên trọng hoặc xuất ra bên ngoài, gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của tỳ.
  • Tỳ chủ cơ nhục và chân tay: Tỳ khỏe mạnh sẽ giúp cơ nhục khỏe mạnh và phát triển. Nếu tỳ yếu sẽ làm cơ nhục biến tướng, suy dinh dưỡng, chân tay xanh xao, gầy gò.
  • Tỳ chủ thăng: Khí tỳ ở trên giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Nếu khí tỳ hư và vận khí tuột xuống dễ dẫn đến mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa dưới.
  • Tỳ khai khiếu ra miệng: Tỳ hoạt động tốt giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn và ăn uống ngon miệng. Nếu tỳ yếu sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, ăn không ngon, ngủ không yên và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Các chức năng của tạng tỳ

Tạng phế

Phế có nghĩa là phổi – cơ quan hô hấp quan trọng của cơ thể. Chúng có vai trò trong lục phủ ngũ tạng như sau:

  • Phế chứa khí: Tạng phế có chức năng hô hấp và đem lại sự sống cho cơ thể. Cơ thể sẽ ngừng toàn bộ hoạt động nếu không có hô hấp. Chúng còn giúp tiếp nhận khí oxy cho cơ thể, lọc và thải ra môi trường khí cacbonic (CO2).
  • Phế hợp bì mao: Có khả năng đóng mở các lỗ chân lông trên cơ thể của tạng phế. Do đó, phế khỏe mạnh thì quá trình đóng mở các bì mao diễn ra trơn tru, ngược lại sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đóng mở gây hen suyễn, ho,…
  • Phế chủ thông điều đạo thủy: Phế có vai trò điều hòa thủy dịch trong cơ thể, nếu phế bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến sự lưu thông thủy dịch và dẫn đến ứ đọng, gây phù nề,…
  • Phế chủ thanh: Chúng có vai trò xuất ra âm thanh và tiếng nói. Người có phế khỏe mạnh sẽ có âm thanh to, trong trẻo, rõ ràng, ngược lại thì âm thanh khàn đục và kèm theo các biểu hiện như ho, có đờm, sốt,…
  • Phế khai khiếu ra mũi: Mũi là cơ quan có liên hệ mật thiết với tạng phế. Trường hợp phế khỏe thì hơi thở nhịp nhàng còn phế yếu thì hơi thở gián đoạn, khó thở và thở dài.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Tạng phế

Tạng thận

Thận nằm ở vị trí tướng hòa. Chức năng của tạng thận trong lục phủ ngũ tạng như sau:

  • Thận tàng đinh: Có vai trò giúp các chi hoạt động một cách tốt nhất và khỏe mạnh hơn. Tình trạng thận hư sẽ làm giảm sinh lý, gây mệt mỏi, dễ mắc các bệnh phụ khoa, hiếm muộn và thậm chí là vô sinh.
  • Thận chủ cốt sinh tủy: Thận có chức năng sinh tủy, tạo tủy và dưỡng cốt,… Nếu thận yếu sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương khớp như đau răng, đau khớp, đau sống lưng,…
  • Thận nạp chủ khí: Thận có vai trò trong quá trình hô hấp. Do đó, thận nạp khí kém sẽ dẫn đến hen suyễn và đoản hơi, ngược lại nếu thận nạp khí tốt sẽ giúp cơ thể thư giãn và khỏe mạnh.
  • Thận khai khiếu ra nhị âm hoặc tai: Nếu thận hoạt động kém, đặc biệt là người cao tuổi sẽ dẫn đến tình trạng ù tai, điếc tai.

Tìm hiểu thêm: Các chấn thương khi chạy bộ mà runner cần lưu ý

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết
Tạng thận

Vai trò của các bộ phận trong lục phủ

Phủ đởm (mật)

Phủ đởm dịch mật tiết ra từ túi mật và là nơi đựng mật do can bài tiết ra. Dịch mật tại phủ đởm được điều tiết xuống dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Dịch mật có màu vàng xanh, đắng và có vai trò quan trọng với cơ thể người.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Phủ đởm là dịch mật tiết ra từ túi mật

Người gặp tình trạng về đởm như xuất hiện sỏi gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến da như khô miệng, vàng da, miệng đắng, buồn nôn và nôn nhiều. Phủ đờm còn tham gia quá trình điều tiết tinh thần.

Phủ vị (dạ dày)

Phủ vịdịch vị trong dạ dày, được tiết ra nhằm kết hợp sự co bóp của dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Sau khi được tiêu hóa, phủ vị sẽ xuống tiểu trường. Vì vậy, tạng tỳ và phủ vị liên quan mật thiết với nhau.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Phủ vị là dịch vị trong dạ dày

Chúng kết hợp với nhau giúp chuyển hóa thức ăn thuận lợivận chuyển dinh dưỡng đi nuôi khắp cơ thể, thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể. Tỳ vị giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của người bệnh, bảo vệ vị khí.

Phủ tiểu trường (ruột non)

Phủ tiểu trường chỉ ruột non, cơ quan này có chức năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn sau khi tiêu hóa từ dạ dày. Các chất dinh dưỡng sẽ được đưa đi nuôi cơ thể, chất cặn bã di chuyển xuống đại trường, bàng quangđào thải ra khỏi cơ thể.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Phủ tiểu tường có chức năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn

Nếu tà ngoại xâm nhập vào tiểu trường sẽ làm cơ thể không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến rối loạn tại cơ quan này như bệnh phân lỏng, tiêu chảy,…

Phủ đại trường (ruột già)

Phủ đại trườngruột già, là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa. Chúng tiếp nhận chất cặn bã được chuyển xuống từ tiểu trường, sau đó nén chất cặn bã này thành khối và đào thải khỏi cơ thể qua đường hậu môn.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Phủ đại trường là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa

Đại trường giúp cơ thể hoạt động tốt, hệ tiêu hóa khỏe mạnh như việc đại tiện, tiểu tiện diễn ra bình thường. Ngược lại, đại trường hoạt động kém sẽ dẫn đến bệnh lý như viêm đại tràng, đại tiện ra máu, người mệt mỏi, trĩ,…

Phủ bàng quang (bọng đái)

Phủ bàng quang là bọng đái, đây là cơ quan có hình chiếc túi và nhận nước tiểu từ niệu quản sau khi được lọc ở thận. Nếu phủ bàng quang bị hư tổn sẽ có các triệu chứng như tiểu rát, tiểu buốt, tiểu ra máu,…

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Phủ bàng quang là bọng đái

Phủ tam tiêu

Thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu là 3 bộ phận của phủ tam tiêu. Chúng liên kết chặt chẽ với tỳ vị tạo thành hệ thống tiêu hóa hoàn chỉnh. Thượng tiêu bắt đầu từ miệng xuống đến tâm vị dạ dày và có vai trò nhận thức ăn, nước uống xuống dạ dày.

Ba bộ phận của tam tiêu kết hợp với nhau giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng và chuyển chúng đến các tạng phủ khác trong cơ thể người.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Thượng tiêu bắt đầu từ miệng xuống đến tâm vị dạ dày

Phần trung tiêu là từ tâm vị dạ dày đến hậu môn, kể cả tạng can và thận. Phần hạ tiêu có vai trò thanh lọc tinh chất và các chất cặn bã, tinh chất được giữ lại ở thận và cặn bã bị đẩy ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện hoặc đại tiện.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Phần trung tiêu là từ tâm vị dạ dày đến hậu môn

Biện pháp giúp lục phủ ngũ tạng khỏe mạnh

Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học

Hầu hết con người gặp phải các bệnh lý là do chế độ ăn uống không khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Hãy chú ý một số điều sau đây khi xây dựng chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Mỗi ngày bạn nên bổ sung đầy đủ lượng tinh bột cho cơ thể
  • Bổ sung đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất
  • Hạn chế ăn các thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và chứa nhiều chất bảo quản
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống có gas, cồn và chất kích thích bởi chúng không tốt cho tâm, can, tỳ, vị.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Bạn phải có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học

Luyện tập thể thao mỗi ngày

Biện pháp bảo vệ các cơ quan trong lục phủ ngũ tạng là tập luyện thể thao như chạy bộ, yoga, leo núi, bơi lội. Điều này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan. Mỗi ngày bạn nên luyện tập từ 30 phút đến 1 giờ.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

Luyện tập thể dục mỗi ngày

Xây dựng lối sống lành mạnh

Bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống đúng giờ, không thức quá khuya, không bỏ bữa và ngủ dậy muộn. Luôn giữ tinh thần thoải mái, ổn định trong mọi trường hợp, không quá vui hay buồn bã vì ảnh hưởng đến các cơ quan.

Lục phủ ngũ tạng là gì? Vai trò của từng bộ phận trong cơ thể theo Đông Y mà bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Tia UVA, UVB là gì? Tác hại của UVA, UVB và cách bảo vệ da

Bạn phải luôn xây dựng lối sống lành mạnh

Bài viết trên có những thông tin tổng quan nhất về lục phủ ngũ tạng là gì? Việc hiểu và nắm rõ chức năng của chúng sẽ giúp mọi người xác định được những hành vi không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy chờ đón bài viết tiếp theo nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *