CRP là một loại protein do gan sản xuất. Chỉ số CRP có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chỉ số này. Để hiểu hơn CRP là gì cũng như chỉ số và xét nghiệm CRP, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: CRP là gì? Chỉ số CRP tăng cao là gì? Ý nghĩa xét nghiệm CRP
Contents
CRP là gì?
CRP (viết tắt của C-reactive protein) hay còn được gọi là protein phản ứng C, có khả năng kết hợp với polysaccharide C của phế cầu. Đây là một loại protein được tạo ra bởi gan, đồng thời là một trong những protein được đưa vào máu để phản ứng với tình trạng viêm – cơ chế tự bảo vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân xâm hại.
Chính vì vậy, CRP được biết đến như là chất chỉ điểm hiện tượng viêm, là dấu hiệu ban đầu của nhiễm trùng và viêm. Chỉ số CRP mặc dù không đặc hiệu với tình trạng viêm nhưng là dấu hiệu hữu ích để theo dõi và đánh giá mức độ nghiêm trọng của hiện tượng viêm, nhiễm trùng của cơ thể.
Xét nghiệm CRP hay xét nghiệm protein phản ứng C là xét nghiệm nhằm định lượng CRP trong máu, xác định mức độ viêm của cơ thể. Bình thường, chỉ số CRP trong máu khá thấp nhưng sẽ tăng nhanh trong vòng 6-8 tiếng khi tình trạng viêm khởi phát. Sau khi hiện tượng viêm hoặc tổn thương mô được điều trị thì nồng độ CRP sẽ giảm xuống.
Các loại xét nghiệm CRP
Có hai loại xét nghiệm CRP là:
- Xét nghiệm CRP tiêu chuẩn: Được chỉ định sử dụng với người đang có tình trạng viêm nặng (nhiễm trùng hay các bệnh mạn tính), đo CRP từ 8 đến 1000 mg/L.
- Xét nghiệm CRP siêu nhạy: Còn được gọi là hs-CRP (high – sensitivity CRP), là xét nghiệm đánh giá nguy cơ tim mạch tiềm ẩn, đo mức CRP trong khoảng từ 0,3 đến 10 mg/L.
Chỉ số CRP tăng cao là gì?
Ở những người bình thường, CRP chỉ ở mức dưới 0,3mg/100ml huyết thanh hoặc 7-820 mcg%. Nhưng khi cơ thể bị viêm nhiễm hoặc tổn thương, CRP có thể được nhân lên rất nhiều lần. Chỉ số CRP tăng cao trên 10mg/L là dấu hiệu cho thấy sự nhiễm trùng hay một bệnh lý khác, dựa vào đó để hỗ trợ chẩn đoán và phòng bệnh.
Trong trường hợp chỉ số CRP tăng cao, cần chú ý đến một số phản ứng viêm cấp như:
- Viêm tụy cấp (CRP ≥150 mg/L chứng tỏ viêm tụy cấp nặng).
- Viêm ruột thừa hoặc bệnh lý ruột do viêm (như viêm loét đại tràng).
- Bị bỏng.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Lupus ban đỏ hệ thống.
- Nguy cơ ung thư đại tràng, bệnh Hodgkin, K thận, u lympho,…
- Viêm khớp dạng thấp, viêm động mạch tế bào khổng lồ và lao có tiến triển.
- Nhồi máu cơ tim.
- Bệnh lý viêm liên quan đến tiểu khung chung (như viêm phần phụ, áp xe vòi trứng,…).
Ngoài ra, chỉ số CRP cũng có thể tăng ở những người béo phì, ở giai đoạn cuối của thai kỳ, khi dùng thuốc viên tránh thai hoặc liệu pháp hormon thay thế như estrogen.
Ý nghĩa của xét nghiệm
Về cơ bản, CRP điển hình sẽ tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi tình trạng viêm xuất hiện. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số CRP trong máu tăng cao, rất có thể cơ thể đang có tình trạng viêm. Tuy nhiên, CRP không cho biết cụ thể vị trí cũng như nguyên nhân gây viêm, nên cần kết hợp thêm các xét nghiệm khác.
Mặt khác, chỉ số CRP cao hơn bình thường không nhất thiết là đang có vấn đề sức khỏe, mà mức CRP cũng có thể tăng trong một số trường hợp khác như:
- Hút thuốc lá.
- Béo phì, ít vận động.
- Phụ nữ ở giai đoạn sau của thai kỳ.
- Sử dụng thuốc tránh thai.
- Sử dụng các liệu pháp hormon như bổ sung estrogen và progesterone,…
Tìm hiểu thêm: Đèn xe đạp thể thao là gì? Tư vấn nên mua đèn xe đạp nào?
Mục đích của xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRP chính là xét nghiệm protein trong máu, cho biết tình trạng sức khỏe của bạn. Xét nghiệm CRP được thực hiện để:
- Đánh giá mức độ tiến triển của phản ứng viêm đặc biệt là đối với bệnh lý mãn tính.
- Đánh giá tình trạng nhiễm trùng mới như viêm ruột thừa hoặc theo dõi sau khi mổ.
- Hỗ trợ chẩn đoán để điều trị các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Kết hợp với một số xét nghiệm để đánh giá chi tiết, khách quan các nguy cơ về tim mạch, nổi bật là xét nghiệm nồng độ cholesterol trong máu.
Cách thực hiện xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRP được thực hiện bằng phương pháp lấy máu tĩnh mạch, sau đó đưa đi phân tích ở phòng thí nghiệm để xác định lượng protein phản ứng C trong máu.
Khi thực hiện xét nghiệm này, bác sĩ thường không yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể cần kiêng ăn trong vòng 6 – 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
>>>>>Xem thêm: Gym là gì? Các lợi ích và một số lưu ý khi tập gym bạn cần biết
Hy vọng rằng những chia sẻ vừa rồi đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích khi tìm hiểu CRP là gì cũng như ý nghĩa của xét nghiệm CRP. Chúc bạn luôn khỏe và đừng quên theo dõi dinhnghia để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!