Trong các bệnh lý về mắt thì tật khúc xạ là phổ biến và hay gặp phải nhất. Hôm nay, hãy cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu tật khúc xạ mắt là gì trong bài viết lần này nha.
Bạn đang đọc: Tật khúc xạ mắt là gì? Nguyên nhân, các tật khúc xạ và lưu ý
Contents
Tật khúc xạ mắt là gì?
Mắt là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể, nó giúp ta nhìn thấy được mọi thứ xung quanh. Nếu bạn có một đôi mắt khỏe mạnh thì ánh sáng sẽ đi thẳng vào nhãn cầu và được hội tụ trên võng mạc, cuối cùng truyền hình ảnh về vỏ não.
Để có thể thấy được hình ảnh rõ ràng, sắc nét, thì mắt phải điều tiết cho thủy tinh thể thay đổi hình dạng để hình ảnh hội tụ đúng ở võng mạc và khả năng điều tiết này tốt hơn ở những người trẻ tuổi.
Khi mắt gặp vấn đề về khúc xạ, hình ảnh sẽ không được hội tụ ở võng mạc làm cho ta nhìn thấy các vật xung quanh không rõ ràng.
Nguyên nhân gây nên tật khúc xạ hay gặp
Tật khúc xạ là một bệnh về mắt mà nhiều người mắc phải. Nguyên nhân phổ biến có thể kể đến:
- Do di truyền: Ba, mẹ hoặc người thân trong gia đình hay các thế hệ trước mắc bệnh khúc xạ mắt, dẫn đến bé sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh khúc mắt cao hơn bình thường.
- Do bẩm sinh: Khi vừa sinh ra, mắt trẻ đã có tật khúc xạ. Nguyên nhân dẫn đến do cấu trúc mắt có sự khác biệt so với bình thường như: Trục nhãn cầu dài hơn, mắt to,…
- Do chấn thương: Sau khi bị chấn thương ở mắt, bạn cũng có thể mắc phải bệnh khúc xạ do chăm sóc không đúng cách làm tổn thương thủy tinh thể hoặc chấn thương quá nặng thủy tinh thể khó lành lại hẳn.
- Do thói quen sinh hoạt: Đôi mắt làm việc với cường độ cao mà không được nghỉ ngơi đầy đủ và đúng cách. Hoặc mắt tiếp xúc với ánh sáng từ các thiết bị điện tử như: Điện thoại, laptop,…
- Do môi trường: Thường xuyên nhìn vật trong môi trường không có nhiều ánh sáng, phải quan sát những vật ở quá gần. Hoặc mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV trong ánh sáng mặt trời.
- Do tuổi tác: Khi bạn càng lớn tuổi thì khả năng điều tiết của mắt sẽ bị suy giảm đáng kể.
Các tật khúc xạ mắt
Cận thị
Khi mắc phải bệnh cận thị thì điểm hội của các tia sáng sẽ bị dịch chuyển về phía trước võng mạc. Vì thế, người bị cận thị vẫn có thể nhìn rõ những vật ở gần nhưng càng xa hình ảnh sẽ càng mờ và khó nhận biết hơn.
Bạn có thể nhận biết bệnh này thông qua các dấu hiệu như: thường xuyên nheo mắt, chớp mắt để nhìn rõ mục tiêu, mỏi mắt, đau đầu.
Khi bạn phải quan sát những vật ở gần một cách thường xuyên thì lực khúc xạ sẽ lớn hơn so với bình thường, điều đó sẽ làm thủy tinh thể bị phồng lên làm tăng độ cong của giác mạc gây ra bệnh cận thị. Bạn có thể đeo kính hoặc phẫu thuật để điều trị bệnh.
Viễn thị
Viễn thị ngược lại so với cận thị, điểm hội của các tia sáng sẽ bị dịch chuyển về phía sau võng mạc. Bạn nhìn rõ các vật ở xa nhưng lại gặp khó khăn khi nhìn vật ở gần.
Triệu chứng thường gặp của bệnh này có thể kể đến như: Khó khăn trong việc nhìn gần, mỏi mắt, đau đầu, chóng mặt,…
Nguyên nhân gây ra bệnh viễn thị chủ yếu là do trục nhãn cầu ngắn so với bình thường đây là yếu tố bẩm sinh. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như: Giác mạc dẹt, có sẹo ở giác mạc,… Bệnh này do sự bất thường của cấu trúc mắt nên không thể phòng tránh nhưng có thể điều trị bằng cách đeo kính hoặc phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Các chấn thương khi chạy bộ mà runner cần lưu ý
Loạn thị
Bệnh lý này thường đi theo cận thị hoặc viễn thị. Các tia sáng được hội tụ ở nhiều điểm tại võng mạc làm cho hình ảnh bị mờ đi và cảm giác như hoa mắt.
Nếu mắt bạn nhìn thấy hình ảnh mờ nhòe ở mọi khoảng cách, xuất hiện hình đôi, hình ảnh bị cán mờ, có thể bạn đã mắc phải bệnh loạn thị.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh loạn thị là do giác mạc có hình dạng không đều, làm mất khả năng hội tụ ánh sáng trên trục. Bệnh viễn thị có thể điều trị bằng cách đeo kính hoặc phẫu thuật như bệnh cận thị hay viễn thị.
Lão thị
Bệnh lão thị thường gặp phải ở những người cao tuổi. Khi mắt phải bệnh này thì người bệnh vẫn có thể nhìn các vật ở xa nhưng gặp vấn đề khi nhìn vật ở gần.
Tuy có dấu hiệu giống với bệnh viễn thị nhưng nguyên nhân lại khác hoàn toàn, bệnh lão thị là do mắt bị lão hóa hoặc khi thủy tinh thể không thể điều tiết được. Bệnh này có thể điều trị bằng cách đeo kính.
Những lưu ý khi bị tật khúc xạ mắt
Để sở hữu một đôi mắt khỏe mạnh và hạn chế các bệnh khúc xạ mắt trở nặng hơn, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Bạn phải thăm khám bác sĩ định kỳ để kịp thời có những biện pháp phù hợp để điều trị bệnh.
- Bảo vệ mắt khỏi tia UV trực tiếp từ ánh nắng mặt trời, bằng cách đeo kính râm.
- Bạn cũng phải có những biện pháp phòng ngừa các chấn thương cho mắt như đeo kính bảo hộ khi chơi thể thao, sơn tường,…
- Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh gồm hoa quả, rau xanh và thực phẩm giàu vitamin A và beta carotene; để bồi bổ cho đôi mắt.
- Hạn chế tối đa việc đọc sách hoặc sử dụng các thiết bị điện tử quá gần, giữ khoảng cách hợp lý và phải trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.
- Hãy cho mắt nghỉ ngơi sau một thời gian dài hoạt động liên tục.
- Tập luyện đôi mắt khỏe bằng cách: Sau khi bạn nhìn liên tục vật ở cự ly gần mỗi 20 phút thì hãy nhìn một vật ở xa khoảng 6m trong 20 giây.
>>>>>Xem thêm: Tiếng ồn trắng là gì? 5 Ứng dụng tiếng ồn trắng giúp bạn ngon giấc
Bài viết vừa rồi đã giải quyết cho bạn câu hỏi tật khúc xạ mắt là gì rồi phải không nào. Nếu thấy hay bạn hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé. Hẹn gặp bạn ở các chủ đề tiếp theo!!!