Chúng ta thường nghe về probiotic vậy còn prebiotic là gì? Và mang lại lợi ích gì cho hệ tiêu hóa? Hãy cùng dinhnghia xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về prebiotic nhé!
Bạn đang đọc: Prebiotic là gì? Lợi ích của prebiotic đem lại cho hệ tiêu hóa
Contents
Prebiotic là gì?
Khái niệm của prebiotic được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1995. Prebiotic là chất xơ hòa tan dùng làm nguồn thức ăn cho các loại vi khuẩn, giúp chúng có thể phát triển một cách khỏe mạnh hơn.
Tác dụng của prebiotic đến với hệ tiêu hóa
Prebiotic có khá nhiều tác dụng cho hệ tiêu hóa.
- Cải thiện bệnh viêm ruột thừa: Prebiotic thường sẽ cung cấp nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, giúp hỗ trợ tạo nên một hàng rào giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn độc hại.
- Giảm cholesterol trong máu: Prebiotic có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn axit lactic. Một loại vi khuẩn làm giảm cholesterol trong máu.
- Giảm dị ứng: Vì prebiotic sẽ làm giảm sự phát triển của viêm phong da, hạn chế được tình trạng dị ứng.
- Phòng ngừa táo bón: Vì Prebiotic nếu ở hai dạng đặc biệt là FOS và GOS sẽ có tác dụng nhuận tràng, giúp người dùng ngăn ngừa táo báo và đi vệ sinh một cách dễ dàng.
Phân loại prebiotic
Fructan
Carbohydrate được một chuỗi các phân tử fructose nối liền với nhau tạo ra được gọi là fructan. Theo một nghiên cứu thì fructan có khả năng kích thích vi khuẩn axit lactic một cách có chọn lọc.
GOS
Là một loại prebiotic có nguồn gốc từ động vật, bên cạnh đó còn là sản phẩm của quá trình lên men từ sữa. GOS giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch,.. và hỗ trợ hấp thụ canxi.
Oligosaccharide có nguồn gốc tinh bột và glucose
Polydextrose hay tinh bột đề kháng là một loại oligosaccharide có nguồn gốc từ glucose, được xem như là nguồn dinh dưỡng cho các lợi khuẩn trong ruột. Vậy nên, tinh bột đề kháng sẽ giúp hệ tiêu hóa của người dùng khỏe hơn.
Tìm hiểu thêm: Tia UV là gì và cách hạn chế những ảnh hưởng xấu của tia UV
Oligosaccharide
Có một số oligosaccharide có nguồn gốc từ polysaccharide sẽ gọi là pectin. Hay sẽ có những hợp chất không phải carbohydrate nhưng vẫn được xem là prebiotic, như flavonoid có nguồn gốc từ ca cao.
Thực phẩm chứa prebiotic
Chúng ta sẽ thường thấy probiotic xuất hiện nhiều trong các loại thực phẩm lên men.
- Sữa chua: có nguồn probiotic dồi dào, chứa nhiều vitamin C, vitamin D, kẽm,…
- Kim chi: một món ăn vô cùng quen thuộc với người Hàn Quốc, trong quá trình lên men, ngoài việc sản sinh ra lactobacillus kimchi mà kim chi còn sản sinh ra các loại men lactic có lợi rất lớn cho hệ tiêu hóa.
- Dưa muối: Dưa muối là nguồn chứa vi khuẩn probiotic tự nhiên, lành mạnh, giúp hệ tiêu hóa được cải thiện.
Bên cạnh việc có trong các loại thực phẩm lên men, thì probiotic còn xuất hiện ở những loại trái cây và các loại rau xanh như:
- Các loại quả mọng: việt quốc, mâm xôi,…
- Táo
- Chuối
- Măng tây
- Các loại cây họ đậu: đậu nành, đậu gà, đậu phộng,…
Một số lưu ý khi bổ sung prebiotic
Ngày nay, với mong muốn của khách hàng là làm cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn thì ngày càng có nhiều sản phẩm, chế phẩm sinh học có khả năng cung cấp prebiotic.
Nhưng điều đó sẽ dẫn đến một số tác hại sau:
- Quá lạm dụng vào những chế phẩm sinh học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
- Bổ sung một cách bừa bãi, không có khoa học sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
- Mỗi ngày chỉ nên bổ sung khoảng 5g prebiotic là đủ.
>>>>>Xem thêm: Lactose là gì? Hưỡng dẫn cách bổ sung Lacoste hiệu quả
Hy vọng rằng với những kiến thức mà dinhnhgia vừa chia sẻ với bạn, sẽ giúp bạn phần nào hiểu được prebiotic là gì. Và hãy chú ý cũng như quan tâm nhiều hơn đến bản thân nhé!