Chắc hẳn không ít người thắc mắc rating là gì khi thấy những bài review phim nhắc đến rất nhiều. Bài viết này của Gockhampha.edu.vn.COM.VN sẽ giải nghĩa cho bạn biết từ rating cùng với tầm quan trọng của nó với thế giới phim ảnh nhé!
Bạn đang đọc: Rating là gì? Ý nghĩa của chỉ số Rating đối với chương trình truyền hình
Contents
Rating là gì?
Rating là một đơn vị mà ngành phim ảnh dùng để đo sự quan tâm, yêu thích của khán giả đối với một bộ phim hoặc chương trình. Chỉ số này thường được dùng ở thang đo 10. Điểm càng cao, tức bộ phim hoặc chương trình đó đang được khán giả yêu thích.
Rating trong tiếng Anh được phát âm là /ˈreɪ.tɪŋ/, đọc là “ray-ting“.
Rating được dùng cho các nhà sản xuất theo dõi độ quan tâm từ phía khán giả đối với một bộ phim hoặc chương trình. Họ dùng nó như một công cụ đánh giá phản hồi vì độ chính xác tương đối. Đồng thời, các công ty truyền thông cũng dùng nó để tiếp nhận nhận xét từ phía cộng đồng.
-
Rating được dùng cho các nhà sản xuất theo dõi được tín hiệu từ phía khán giả
Việc tiếp nhận thông tin rating sẽ giúp các nhà sản xuất và công ty truyền thông nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể là hình ảnh, âm thanh,… nhằm bảo đảm trải nghiệm người xem.
Đối tượng để tính rating chính là cộng đồng khán giả. Các nhà sản xuất và công ty truyền thông sẽ thu lại chỉ số rating từ phía nhà đài để tiến hành nghiên cứu sự hấp dẫn của sản phẩm với thị trường khách hàng mục tiêu.
Thị trường khách hàng mục tiêu được xác định dựa vào độ tuổi, giới tính hoặc một đối tượng đặc biệt nào đó mà sản phẩm phục vụ.
Tầm quan trọng của rating với chương trình truyền hình
-
Tầm quan trọng của rating với chương trình truyền hình
Rating có tầm quan trọng với lĩnh vực phim ảnh nói chung và chương trình nói riêng. Khi trước, việc tiếp thu ý kiến của khán giả không được xem trọng đã khiến cho rất nhiều bộ phim, chương trình nhận được những lời phê bình tiêu cực. Việc này dẫn đến tình trạng lượng người xem giảm mạnh và khiến cho sản phẩm không những không sinh doanh thu mà còn lỗ.
-
Sửa sản phẩm cho hợp với thị hiếu người xem
Ngày nay, rating đã giúp cho nhà sản xuất và các công ty truyền thông kịp thời nhận được phản hồi của người xem. Giúp cho họ sửa sản phẩm cho hợp với thị hiếu người xem và nhận được ý kiến tích cực.
Ngoài ra, sản phẩm có rating cao còn giúp cho nhà sản xuất và công ty truyền thông chèn thêm quảng cáo. Việc này giúp cho họ tăng thêm lợi nhuận và đồng thời giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cho nhãn hàng được quảng cáo.
Cách tính chỉ số rating
Phương pháp đo kỹ thuật số
Đây là phương pháp đo thụ động, được thực hiện bằng một thiết bị đo có tên là People Meter trong tivi. Thiết bị sẽ đo phản ứng của người xem bằng cách lưu lại nội dung và thời lượng mà người xem theo dõi một chương trình, bộ phim nào đó.
-
Thiết bị đo có tên là People Meter trong tivi
Tất cả những nội dung này được lưu lại dưới dạng nhật ký và gửi về phía nhà đài phân tích. Phương pháp này ngày càng phổ biến hơn, giúp nhà đài nắm được thị hiếu của khán giả đến từ mọi vùng miền.
Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp
Trái ngược với phương pháp trên, đây là phương pháp đo chủ động. Những nhà sản xuất phim, công ty truyền thông sẽ thực hiện nghiên cứu để thu thập câu trả lời của khán giả thông qua các câu hỏi xoay quanh về bộ phim, chương trình.
-
Phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp
Với phương pháp này, họ có thể hiểu rõ hơn về khán giả vì khi thực hiện nghiên cứu, họ sẽ phải chọn lọc đối tượng nghiên cứu để có được thông tin đúng và chất lượng nhất.
Phương pháp đo tương tác khán giả
Phương pháp đo tương tác đã xuất hiện từ rất lâu nhưng lại không phổ biến bằng 2 phương pháp trên. Các nhà sản xuất, công ty truyền thông thực hiện phương pháp này bằng cách đưa ra trò chơi, cuộc bình chọn thúc đẩy khán giả gửi tin nhắn về nhà đài.
-
Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn ISO là gì? Những tiêu chuẩn ISO phổ biến
Tương tác với khán giả
Ngoài tin nhắn, cuộc gọi cũng được tính là tương tác trong phương pháp này. Tin nhắn, cuộc gọi mà nhà đài nhận được càng cao chứng tỏ rating càng cao.
Cách nhận biết chương trình có rating cao
Rating chương trình là chỉ số khá riêng tư, chỉ có nhà đài, nhà sản xuất và công ty truyền thông nắm giữ tin tức này. Ngoại trừ một số phim ảnh có chỉ số chấm điểm công khai như IMDb, Rotten Tomato,… Vậy làm sao để chúng ta nhận biết được một chương trình có rating cao?
Số spot quảng cáo giữa chương trình
Để nhận biết một chương trình được phát sóng trên truyền hình có rating cao, bạn hãy chú ý đến số spot quảng cáo xuất hiện xen giữa một chương trình. Việc này xảy ra vì nguồn thu nhập chính của nhà đài là đến từ quảng cáo.
Khi nhà đài đã nắm được phản hồi của người xem, họ sẽ bắt đầu chèn nhiều spot quảng cáo vào những thời gian giữa chương trình. Vậy, số spot quảng cáo giữa chương trình càng nhiều chứng tỏ chương trình có rating cao.
-
Số spot quảng cáo giữa chương trình càng nhiều chứng tỏ chương trình có rating cao
Thời gian phát sóng
Thời gian phát sóng cũng là nhân tố không thể thiếu khi đánh giá một chương trình có rating cao. Khung giờ vàng của truyền hình thường là vào khoảng 20 – 22 giờ. Đây là kết quả của công trình nghiên cứu thuộc VIETNAM-TAM vào quý 1 năm 2016.
Theo họ, khoảng thời gian này là khoảng thời gian thu hút được lượng khán giả đông đảo nhất toàn nước xem tivi. Khi một chương trình được phát sóng vào khoảng thời gian này, bạn cũng có thể hiểu rằng chương trình đó có rating cao.
-
Khung giờ vàng của truyền hình thường là vào khoảng 20 – 22 giờ
Tần số phủ sóng và bàn luận trên mạng xã hội
Ngoài 2 cách nhận biết trên, việc nhận biết chương trình có rating cao dựa vào tần số phủ sóng và bàn luận trên mạng xã hội sẽ quen thuộc và phổ biến hơn với những người dùng mạng xã hội.
Khi một chương trình có rating cao, các trang báo mạng, fanpage sẽ bắt đầu đưa những mẩu tin tức xoay quanh chương trình dưới dạng báo chí, bài review, video và những câu hỏi tương tác.
Ai là người thực hiện đo chỉ số Rating?
Thường thì, việc đo chỉ số Rating thường được thực hiện bởi các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp. Các công ty này sẽ tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu, sau đó cung cấp thông tin này cho các công ty truyền thông hoặc đài truyền hình để họ có thể hiểu rõ hơn về sự phổ biến và độ ưa chuộng của chương trình của mình trong cộng đồng người xem.
Tại thị trường Việt Nam, đơn vị duy nhất thực hiện đo chỉ số Rating là công ty TNHH Truyền thông TNS Việt Nam (thuộc Tập đoàn Kantar Media ở Anh). Hiện, TNS đang sở hữu nhiều khách hàng lớn trong nước, điển hình là các kênh truyền hình lớn như VTV, HTV, SCTV, THVL, Truyền hình Hà Nội,… nhờ vào mạng lưới thiết bị đo rộng khắp tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. TNS đo rating bằng cách ghi nhật ký và lắp đặt vào mỗi TV một máy điện tử People Meter. Đo rating bằng máy People Meter là cách đo chỉ có tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Rating cũng là con dao hai lưỡi?
Chương trình có rating cao thường thu hút nhiều người xem, giúp tăng cơ hội quảng cáo và tạo ra danh tiếng tích cực cho các đài truyền hình hoặc kênh truyền thông. Rating cao có thể tăng giá trị thương mại của quảng cáo trên các chương trình, giúp các đài truyền hình thu được doanh thu lớn hơn.
Tuy nhiên, rating chỉ đo lường số lượng người xem, nhưng không phản ánh đầy đủ sự tương tác hoặc chất lượng của nội dung. Độ trung thực của chỉ số rating có thể không phản ánh đúng thực tế. Đồng thời, sự cạnh tranh để thu hút sự chú ý ngay tại thời điểm phát sóng có thể dẫn đến việc giảm bớt sự sáng tạo, chất lượng nội dung và giá trị của chương trình.
Vì vậy, rating có thể mang lại lợi ích về mặt thương mại và quảng cáo, nhưng cũng cần phải được đánh giá kết hợp với các yếu tố khác để có cái nhìn toàn diện và chính xác về một chương trình truyền hình hoặc kênh truyền thông.
>>>>>Xem thêm: Mod là gì? Những điều kiện để có thể trở thành Mod
Bài viết trên đã giới thiệu đến tất tần tật những khái niệm của rating trong lĩnh vực phim ảnh. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy những thông tin bổ ích và mở rộng cái nhìn về rating nhé!