F&B là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực khách sạn nhưng không phải ai cũng đã biết. Hãy cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu F&B là gì? Tất tần tật thông tin về ngành F&B cực hot hiện nay nhé!
Bạn đang đọc: F&B là gì? Tất tần tật thông tin về ngành F&B cực hot hiện nay
Contents
F&B là gì?
Trong thuật ngữ tiếng Anh. F&B có nghĩa là Food and Beverage Service dịch ra nghĩa là nhà hàng và quầy uống. Ngành F&B hay được biết đến là ngành dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, quầy ăn uống. Thực tế cho thấy rằng thuật ngữ F&B thường được dùng trong các khách sạn nhiều hơn. Trong đó:
Ngành khách sạn, F&B Service sẽ chịu trách nhiệm về nhu cầu ăn uống của du khách tại khách sạn đó. Có thể có thêm các dịch vụ đi kèm như tổ chức sự kiện, sinh nhật, buffet,… tại khách sạn nhằm cung cấp dịch vụ đồ ăn thức uống tiện lợi cho khách hàng.
Ví dụ của F&B Service trong kinh doanh ngành khách sạn có thể là nhà hàng, quán cafe, quán bar,… ngay trong khuôn viên một khách sạn nào đó.
Nguồn gốc ngành F&B
Từ đầu thế kỷ 19 khi mà Nicholas Appert phát minh ra đồ hộp và Louis Pasteur phát minh ra “Pasteurisation” (kỹ thuật thanh trùng) là thời điểm thuật ngữ F&B phát triển mạnh mẽ. Bởi vì lúc đó thức ăn có thể được bảo quản sử dụng lâu dài.
Phân biệt về ngành dịch vụ và ngành F&B
Không nên nhầm lẫn giữa ngành F&B và ngành dịch vụ. Ngành F&B là ngành cung cấp dịch vụ phục vụ.
Dịch vụ là hoạt động, sản phẩm, trải nghiệm cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Dịch vụ sẽ gồm có dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, y tế, giáo dục,…
Ngành dịch vụ kinh doanh: Bao gồm vận tải, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, ẩm thực, ăn uống,…
- Dịch vụ tiêu dùng: Sẽ bao gồm bán buôn, ngành hàng bán lẻ, dịch vụ cá nhân, du lịch,…
- Dịch vụ công: gồm các hoạt động đoàn thể, xã hội,…
Chính vì vậy, ngành F&B sẽ thuộc một phần của ngành dịch vụ kinh doanh. Cụ thể là ngành dịch vụ, khu du lịch, khách sạn, và quầy ăn uống.
Vai trò của ngành F&B
Đáp ứng các nhu cầu ăn và uống
Một trong những vai trò quan trọng của ngành F&B là cung cấp dịch vụ đồ ăn thức uống nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng.
Giúp thúc đẩy doanh thu
Dịch vụ F&B sẽ giúp cho các chủ kinh doanh khách sạn, chuỗi nhà hàng tăng thêm doanh thu. Việc bày trí quầy bar, nhà hàng, cung cấp thức ăn, đồ uống, ngay trong khuôn viên khách sạn nhằm phục vụ thực khách đem đến trải nghiệm thú vị giúp thúc đẩy doanh thu cho công ty.
Marketing 0 đồng
Một trong những hình thức marketing vừa hiệu quả vừa không tốn chi phí đó là “ Viral marketing” – Marketing truyền miệng. Nghĩa là ngành dịch vụ F&B sẽ cung cấp các dịch vụ thức ăn, nước uống ngon miệng. Đặc biệt, có những món ngon độc quyền, dịch vụ phục vụ tốt sẽ giúp các thực khách giới thiệu đến khách hàng khác. Cách truyền thông này “không đồng” này lại là chiến lược giúp doanh nghiệp đột phá về doanh thu.
Tạo phễu khách hàng, bán “kèm” các dịch vụ khác
F&B được xem là quân cờ cho chiến lược truyền thông giúp tạo phễu khách hàng. Doanh nghiệp có thể tăng doanh thu từ các dịch vụ đi kèm như dịch vụ spa, karaoke,…
Tăng trải nghiệm chăm sóc khách hàng
Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ F&B để phục vụ khách hàng về mặt ăn và uống cơ bản, điều này giúp giải quyết nhu cầu cần thiết của con người nên sẽ dễ dàng tăng vị thế của các nhà hàng, khách sạn hơn nữa.
Các bộ phận trực thuộc dịch vụ F&B
Các bộ phận trực thuộc dịch vụ F&B trong ngành khách sạn sẽ bao gồm:
- Lobby bar: Trong khách sạn sẽ có quầy bar nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Đem đến trải nghiệm dịch vụ thưởng thức đồ uống của thực khách.
- Nhà hàng: Được xem là bộ phận quan trọng trong dịch vụ F&B, đây là nơi phục vụ đồ ăn, nước uống,… cho thực khách khi ở tại khách sạn. Với những dịch vụ chu đáo nhất có thể.
- Room Service: Đây là dịch vụ hoạt động 24/24 nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng tại khách sạn.
- Banquet (bộ phận Yến tiệc): Đây là bộ phận đem lại doanh thu cao nhất trong ngành F&B của khách sạn, bao gồm tổ chức sự kiện, dịch vụ kèm theo như workshop, tiệc công ty,… theo nhu cầu của khách hàng.
- Executive Lounge: Đây được xem là bộ phận cao cấp nhất trong dịch vụ F&B khách sạn. Thường được phục vụ ở cấp 5 Sao sẽ gồm có các đồ ăn, thức uống sang trọng, đẳng cấp hơn nhiều.
- Kitchen (Bếp): được xem là bộ phận quan trọng giúp khách sạn tăng trưởng doanh thu. Với nhiệm vụ tạo ra các món ăn phù hợp với thực khách, mang lại bản sắc và sự độc đáo trong từng món ăn. Nhằm đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Các chức vụ và vị trí công việc trong bộ phận F&B
- Trong bộ phận F&B sẽ bao gồm các chức vụ như sau:
- Giám đốc bộ phận F&B
- Quản lý nhà hàng
- Trưởng nhóm phục vụ
- Trưởng nhóm phục vụ bàn
- Nhóm phó
- Nhóm phó bổ khuyết
- Nhân viên phục vụ rượu vang
- Nhân viên trực bàn
- Nhân viên học việc
- Nhân viên chia đồ ăn
- Nhân viên trực tầng
- Nhân viên trực sảnh
- Nhân viên đón tiếp
- Nhân viên pha chế rượu
- Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn
- Nhân viên tiệc
Tìm hiểu thêm: POC là gì? Ứng dụng POC và cách thực hiện hiệu quả trong các lĩnh vực
Những yêu cầu đối với người làm trong ngành F&B
Kiến thức chuyên môn
Trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn được xem là nền tảng giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng cũng như áp dụng vào thực tế tốt nhất. Kiến thức chuyên môn vững sẽ giúp bạn dễ thành công hơn trong ngành F&B đầy cạnh tranh này.
Giỏi ngoại ngữ
Ngành F&B yêu cầu bạn phải có vốn ngoại ngữ tốt như tiếng Anh, Hàn, Trung, Nhật,… bởi vì khách hàng trong ngành này đa số là người nước ngoài. Hoặc bạn phải làm việc trực tiếp với khách nước ngoài.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng để giao tiếp với khách, đón tiếp, tư vấn các dịch vụ ăn uống cho khách hàng.
Chịu được áp lực công việc
Hằng ngày bạn sẽ tiếp xúc với nhiều tệp khách hàng khác nhau với khối lượng công việc lớn. Yêu cầu bạn phải biết cách lập kế hoạch, xử lý tình huống khéo léo, giao tiếp với khối lượng lớn khách hàng.
Học gì ra làm trong ngành F&B?
Theo học ngành quản trị khách sạn và du lịch tại các trường đại học
Những trường nổi tiếng đang đào tạo ngành khách sạn, du lịch mà bạn có thể tham khảo như:
Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội.
Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đại học Thương Mại.
Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Đại học Hạ Long.
Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng.
Bên cạnh đó là các khối ngành được xét tuyển đó là:
Khối A (Toán – Lý – Hóa).
Khối A1 (Toán – Lý – Anh).
Khối C (Văn – Sử – Địa).
Khối D1 (Toán – Văn – Anh).
Khối D3 (Toán – Văn – Pháp).
Khối D4 (Toán – Văn – Trung).
Khối D78 (Văn – KHXH – Anh).
Khối D90 (Toán – KHTN – Anh).
Khối D96 (Toán – KHXH – Anh).
Tùy theo các trường đại học mà các ngành đào tạo F & B sẽ gồm:
Quản trị du lịch – nhà hàng -khách sạn, Văn hóa du lịch – Quản trị du lịch khách sạn, Quản trị khách sạn du lịch, Quản trị khách sạn. Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị kinh doanh du lịch
Theo học các khóa đào tạo chuyên sâu tại các trường, trung tâm dạy nghề
Ngoài việc học các khối ngành F & B tại các trường đại học, cao đẳng trong nước thì bạn cũng có thể lựa chọn các trung tâm, đào tạo nghề uy tín, chất lượng để theo học. Những trung tâm uy tín là trung tâm có giấy phép hoạt động, lâu năm, chuyên sâu về ngành F&B.
Du học ngành F&B
Đây được xem là trải nghiệm thú vị khi theo học ngành F&B. Bạn sẽ được trải nghiệm nhiều thứ từ chương trình học quốc tế, trải nghiệm không gian văn hoá, ẩm thực, lịch sử, ngôn
ngữ của các quốc gia khác nhau khi đi du học.
Triển vọng nghề nghiệp
Ngành F&B trên thị trường đồ uống tại Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu tăng cao. Chính vì thế việc tìm kiếm nhân lực trong ngành này rất cao với yêu cầu chuyên môn và kỹ năng tốt.
Đối với những bạn yêu thích môi trường làm việc năng động, trẻ trung thì không thể bỏ qua ngành F&B đang rất “Hot” này.
>>>>>Xem thêm: Python là gì? Vì sao nên học lập trình Python?
Với vai trò quan trọng, F&B dần trở thành một hướng phát triển chiến lược của nhiều khách sạn. Qua bài viết này Gockhampha.edu.vn.COM.VN hy vọng bạn đã có được những khám phá hữu ích về F&B là gì? Vai trò của F&B là gì? và những yêu cầu đối với nghề này.