G-Sync luôn là một công cụ được nhiều bạn sắp có dự định mua máy tính quan tâm. Vậy G-Sync là gì? Vì sao chúng thường xuất hiện nhiều trên các món đồ công nghệ. Hôm nay, cùng trang Gockhampha.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!
Bạn đang đọc: G-Sync là gì? Ưu nhược điểm, cách bật/tắt G-Sync chi tiết
Contents
G-Sync là gì?
G-Sync là một công cụ, được biết đến nhờ khả năng đồng bộ hóa màn hình, được phát triển bởi NVIDIA. Đối thủ trực tiếp của G-Sync trên thị trường là FreeSync của AMD. Công cụ này ra mắt lần đầu vào năm 2013, thu hút vì nhiều tính năng hấp dẫn, khắc phục những hạn chế của phiên bản VSync trước đó.
Cụ thể hơn về chức năng của G-Sync, khi máy tính có cài đặt công cụ này, tốc độ làm mới của màn hình và tốc độ xử lý khung hình của GPU được đồng bộ gần như nhất quán với nha, tốt hơn nhiều so với phiên bản trước đó.
Bên cạnh đó, G-Sync hạn chế tình trạng xé màn hình hoặc bị đơ, giật, tạo độ trễ nhất định. Nhờ vậy, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác chơi game mượt mà và sống động hơn rất nhiều.
Ngoài ra, G-Sync cũng là công cụ giúp liên kết màn hình với card đồ họa thành một cụm thống nhất. Nhờ vậy thời gian làm tươi hình ảnh gần như bằng với thời gian tải 1 khung hình. Vì vậy, các bạn chơi game sẽ được trải nghiệm những trận đấu hấp dẫn, sống động và vô cùng mượt mà.
Ưu điểm và hạn chế của G-Sync
Ưu điểm
Như đã đề cập bên trên, G-Sync giúp cải thiện hiện tượng hình ảnh bị mờ trong khi chuyển động, nhờ vậy giúp loại bỏ ảnh bị mờ cũng như vấn đề ép xung màn hình khiến nhiều người quan ngại. Chúng còn làm giảm hiện tượng xé màn hình và làm tăng tốc độ tải hình ảnh đầu vào. Nhờ vậy, tần số quét của màn hình nhà bạn sẽ vô cùng linh hoạt, dễ dàng tương thích với cường độ tải ảnh của card đồ họa bạn đang sử dụng.
Hiện nay, có nhiều loại máy tính sử dụng card đồ họa của NVIDIA kết hợp cùng với G-Sync, giúp tối đa được hiệu năng hoạt động và mang đến trải nghiệm tốt hơn. Đồng thời, màn hình G-Sync chuẩn HDR cũng rất được yêu thích vì cường độ ánh sáng cao, đảm bảo chất lượng hình ảnh luôn ổn định và sắc nét, mang đến trải nghiệm chơi game sống động.
Hạn chế
Điều hạn chế đầu tiên mà nhiều bạn quan tâm là công nghệ G-Sync này chỉ tương thích với màn hình có tích hợp công nghệ này và card đồ họa từ nhà NVIDIA. Vậy nên nếu bạn sử dụng card đồ họa rời thì đây là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Tiếp đến, giá của một màn hình G-Sync và card đồ họa có độ tương thích với G-Sync khá cao, phù hợp với những bạn sẵn sàng chịu đầu tư, hoặc đã đi làm và có thu nhập ổn định. Một điểm trừ của G-Sync nữa là tần số quét có phạm vi xử lý từ 30Hz – 144Hz, ít hơn nhiều so với FreeSync có tần số quét màn hình từ 9Hz – 240Hz. Cuối cùng, G-Sync chỉ hỗ trợ những tính năng cơ bản với màn hình Display-port, trong khi đối thủ của nó là FreeSync lại có thể hỗ trợ trực tiếp lên Display-port.
Cách bật G-Sync
Hướng dẫn nhanh
Đầu tiên, bạn nhấp chuột phải vào bất cứ điểm nào trên màn hình. Nhấn tiếp vào Desktop → Chọn tiếp NVIDIA Control Panel → Display → Setup G-Sync → Tìm và chọn mục Enable G-Sync for windowed and full screen mode → Bấm Apply để chọn, cuối cùng nhấn hoàn thành.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp đơn vị đo độ dài và cách quy đổi chính xác nhất
Hướng dẫn chi tiết
Để bật tính năng G-Sync, bạn chỉ cần thực hiện theo một vài bước đơn giản sau:
Bước 1: Bạn nhấp chuột phải vào bất cứ vị trí nào bên ngoài màn hình. Tìm kiếm và chọn mục NVIDIA Control Panel.
Bước 2: Sau khi truy cập vào mục trên, bạn tiếp tục tìm mục Display, bấm vào mục Set up G-Sync. Tiếp theo, chọn vào mục Enable G-Sync for windowed and full screen mode. Cuối cùng, để hoàn thành thì bạn nhấn mục Apply.
Cách tắt G-Sync
Hướng dẫn nhanh
Tương tự như khi khởi động, để tắt G-Sync. Bạn truy cập vào mục Nvidia Control Panel, chọn dấu “+” ngay bên cạnh. Tiếp đến, chọn tiếp vào mục thiết lập G-SYNC. Bước cuối cùng, chọn Enable G-SYNC để hoàn thành việc tắt công cụ này.
Hướng dẫn chi tiết
Vậy làm sao để tắt G-Sync, sau đây là những bước hướng dẫn chi tiết nhé!
Bước 1: Tương tự như bước khởi động G-Sync, nhấp chuột phải vào bất cứ điểm nào trên màn hình và chọn mục Nvidia Control Panel.
Bước 2: Tiếp đến, nhấn vào dấu “+” nằm bên cạnh để đến bước tiếp theo.
Bước 3: Tìm kiếm và chọn vào mục thiết lập G-SYNC.
Bước 4: Cuối cùng, nhấn bỏ chọn mục Enable G-SYNC để tắt công cụ này.
>>>>>Xem thêm: Rò rỉ video iPhone 15 Flip thiết kế cực đẹp, camera siêu chất lượng
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên, bạn đã biết được G-Sync là gì cũng như các ưu, nhược điểm của công cụ này. Nếu bạn đang có dự định sắm cho mình một chiếc máy mới thì qua những thông tin trên, bạn đã biết có nên mua một chiếc máy tính thế nào rồi đúng không? Đừng quên chia sẻ nếu thấy bài viết bổ ích nhé!