Là một bước tiến từ Marketing truyền thống, Digital Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp hiện nay. Một doanh nghiệp dù cho lớn hay nhỏ, họ vẫn cần dùng Marketing để làm công cụ kết nối với khách hàng. Vậy, hãy cùng Gockhampha.edu.vn.COM.VN tìm hiểu thêm về Digital Marketing và những trang web bổ ích giúp bạn tìm hiểu về lĩnh vực này nhé!
Bạn đang đọc: Digital Marketing là gì? 10 website hữu ích cho Digital Marketer
Contents
Tìm hiểu về Digital Marketing
Digital Marketing là gì?
Ngày nay, Digital Marketing được xem là một phần của IMC (Integrated Marketing Communications) ở dưới dạng một kênh quảng cáo, truyền tải thông điệp và không tách rời với chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Digital Marketing được hiểu nôm na là quá trình sử dụng Internet và công nghệ kỹ thuật số để tiếp cận đến tệp khách hàng rộng lớn hơn.
Lượng người sử dụng Internet ngày càng nhiều, một ngày họ có thể tiếp cận đến hàng chục đến hàng trăm sản phẩm khác nhau. Vậy nên, việc bao phủ thị trường khách hàng online này là một việc rất quan trọng để xây dựng một doanh nghiệp thành công.
Chắc hẳn có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn khái niệm Digital Marketing và Online Marketing. Thật chất ra, Online Marketing là một nhánh nhỏ trong Digital Marketing. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng Digital Marketing là hoạt động tiếp thị thông qua Internet và công nghệ kỹ thuật số, bao gồm hoạt động tiếp thị Online Marketing (content marketing, social marketing, email marketing,…) và Offline Marketing (SMS Marketing, TV Advertising,…).
Tầm quan trọng của Digital Marketing
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí một cách hiệu quả nhất.
- Tiếp cận đến khách hàng dễ dàng, nhanh chóng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn nhu cầu khách hàng.
- Hướng đến thị trường khách hàng tiềm năng.
- Dễ dàng đánh giá chính xác tính hiệu quả thông qua các công cụ đo lường trực tuyến.
- Tăng độ linh hoạt, thích ứng với môi trường Internet.
Công việc của một Digital Marketer
Tuỳ vào ngành nghề và yêu cầu của doanh nghiệp, mà những nhiệm vụ của một Digital Marketer sẽ khác nhau. Song nhìn chung, công việc của người làm trong mảng này sẽ bao gồm:
- Thực hiện các chiến dịch tiếp thị, báo cáo phân tích, xây dựng và duy trì sự hiện diện trực tuyến.
- Phân tích dữ liệu kỹ thuật số để rút ra các đề xuất chính về tối ưu hóa trang web.
- Tiến hành kiểm tra phương tiện truyền thông xã hội để đảm bảo các phương pháp hay nhất đang được sử dụng.
- Duy trì bảng điều khiển kỹ thuật số của một số tài khoản khác nhau.
- Theo dõi các chỉ số tiếp thị trực tuyến chính để theo dõi thành công.
- Nghiên cứu phân tích, tạo báo cáo dữ liệu bằng các công cụ phân tích trang web.
- Phối hợp với nhóm bán hàng để tạo các chiến dịch tiếp thị.
- Chuẩn bị các chiến dịch tiếp thị thông qua email để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay trang web gửi đến nhóm khách hàng tiềm năng.
- Phát triển và tối ưu nội dung thân thiện với SEO, thúc đẩy lượng truy cập không phải trả tiền, tăng mức độ tương tác thông qua nội dung.
- Đảm bảo rằng thông điệp thương hiệu nhất quán.
Những ngành nghề phù hợp
- Media Buyer, Media Planner.
- Account Executive/ Manager.
- Social Media Marketing.
- Email/ Automation Marketing.
- SEO, Advertising/ Paid Media.
- Content Editor/ Copywriter.
- Graphic Designer.
- Web Designer, Web Developer.
- Affiliate/ Partnerships Marketing.
Những nền tảng chính Digital Marketing
Trong một kế hoạch Digital Marketing, sẽ có 3 nền tảng chính bao gồm infrastructure (cơ sở hạ tầng), analytics (phân tích) và content (nội dung).
- Cơ sở hạ tầng: Nền tảng này đóng vai trò quan trọng nhất trong Digital Marketing. Nó bao gồm những yếu tố cơ bản nhất để tạo ra 1 website, database để lưu trữ thông tin khách hàng và hệ thống CMS giúp quản lý, đăng tải nội dung lên website.
- Phân tích: Công cụ Google Analytics sẽ giúp ích trong việc phân tích hành vi của khách hàng và đo lường những con số giúp một marketer phân tích, đưa ra những hướng giải quyết hợp lý nhất. Ngoài ra hiện nay, cũng có nhiều công cụ khác được phát triển miễn phí giúp doanh nghiệp có thể thống kê và phân tích các dữ liệu trực tuyến.
- Nội dung: Người marketer cần phải kết hợp những loại hình khác nhau trong content marketing để giúp trang web trở nên hấp dẫn hơn với người dùng.
Các công cụ Digital Marketing
Search Engine optimization (SEO)
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization được hiểu là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Công cụ này giúp người dùng có thể tiếp cận đến trang web của mình bằng từ khóa, backlink (link từ các trang khác trỏ về web bạn) và phụ trợ cho website.
Content Marketing
Content Marketing là cách sử dụng nội dung để tiếp cận đến khách hàng qua nhiều nền tảng khác nhau. Chủ yếu là website, sau đó sẽ có thêm những nền tảng Ebook, Blog hoặc Infographic.
Social Marketing
Social Marketing là những nền tảng mạng xã hội có mặt trên thị trường, ví dụ như Facebook, Youtube, Instagram,… Một Digital Marketer có kinh nghiệm sẽ kết hợp khéo léo các công cụ với nhau để thu hút tệp khách hàng phù hợp.
Pay Per Click (PPC)
Google Ads là một công cụ điển hình cho PPC, giúp đẩy content của trang web lên những vị trí cao nhất trên trang tìm kiếm Google. Tuy nhiên, đây là công cụ mà bạn sẽ phải trả một mức phí tương ứng với thời gian sử dụng nó. Đối với Facebook, Instagram, Linkedin,… việc quảng cáo sẽ giúp nâng cao nhận biết của khách hàng và tăng tỉ lệ bán hàng.
Affiliate Marketing
Đây là hình thức nhận tiền hoa hồng để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp khác trên nền tảng doanh nghiệp của mình.
Native Advertising
Khác so với công cụ Affiliate Marketing, Native Marketing hoàn toàn miễn phí. Doanh nghiệp sẽ tiếp cận đến khách hàng bằng những quảng cáo về thông tin, nội dung thú vị và hình thức này được đánh giá có tỷ suất lợi nhuận (ROI) cao hơn so với những hình thức quảng cáo khác.
Marketing Automation
Marketing Automation là việc hợp lý hóa các hoạt động tiếp thị, bán hàng bằng cách thay thế các quy trình thủ công lặp đi lặp lại bằng các giải pháp tự động. Nó là một công cụ hữu ích dành cho việc tương tác, quản lý và duy trì mối quan hệ với các khách hàng của mình.
Email Marketing
Công cụ Email Marketing giúp doanh nghiệp duy trì tương tác với khách hàng bằng cách gửi các email xoay quanh doanh nghiệp của mình. Bạn có thể gửi cho khách hàng thông báo giảm giá, khuyến mãi, các thông tin thay đổi,… mục đích nhằm nhắc nhớ khách hàng về nhãn hiệu của mình.
Tìm hiểu thêm: LTE-A là gì? Sự hình thành, tiện ích, đặc điểm của mạng LTE-A
Online PR
Online PR là một công cụ quảng bá, tiếp thu ý kiến của khách hàng. Nó tương tự như hình thức quảng bá truyền thống, Online PR được thực hiện trên nền tảng Internet. Doanh nghiệp có thể thu thập ý kiến, xây dựng hình ảnh thương hiệu trên các trang báo.
Inbound Marketing
Inbound Marketing là trong những công cụ giúp cho một chiến dịch thành công nếu bạn biết cách sử dụng hợp lý. Nó là một chiến lược bao gồm nhiều hoạt động trong Marketing trên các nền tảng có chọn lọc. Người dùng sẽ cảm thấy thu hút hơn, có thiện cảm hơn với chiến dịch Inbound Marketing hơn là Outbound Marketing (gây gián đoạn hoạt động của người dùng để tạo sự chú ý đến doanh nghiệp).
10 website hữu ích cho Digital Marketer
Marketing Land
Marketing Land là website Marketing đi chuyên sâu về các bài dành cho những marketer yêu thích với mảng nội dung, biên soạn, biên tập bằng tiếng Anh. Bài viết trên website này được cập nhật hằng ngày bao gồm rất nhiều nội dung, giúp người đọc cập nhật những kiến thức mới.
Người đọc sẽ được cập nhật tin tức từ website Marketing Land và các vấn đề chuyên sâu hơn trong các lĩnh vực Marketing như: CMO, SEO, SEM, Social, Analytics, Content, Video, Event, Retail,..
Link truy cập: Marketing Land
MOZ
MOZ được ví như một trang web không thể thiếu với dân làm SEO trong Marketing. Trang web tổng hợp những kinh nghiệm được chia sẻ bởi những dân chuyên và những khóa học miễn phí nhằm nâng cao trình độ trong ngành.
Link truy cập: Moz.com
Think with Google
Là một trang web được xây dựng bởi Google, những bài viết trong đây đa số là về những sản phẩm hiện có của Google như: Youtube, Adwords,… và những bài phân tích về những kênh Marketing của nhiều ngành hàng khác nhau.
Link truy cập: Think With Google
Marketo Blog
Trang web Marketo Blog bao gồm 6 chuyên mục chính: Measurement, Content Marketing, Marketing 2025, Event Marketing, Productivity, Future Work. Trong những chuyên mục trên Marketo, các bài viết này được cộng đồng chuyên gia Marketing chia sẻ về những kiến thức và kinh nghiệm của họ.
Link truy cập: Marketo Blog
Hubspot Blog
Hubspot Blog là website sở hữu cái nhìn tổng quan về marketing trong thời hiện đại với nhiều danh mục khác nhau như: Customer Experience (Trải nghiệm khách hàng), SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), Email Marketing (Tiếp thị Email),… Người đọc sẽ tìm thấy nhiều bài viết hữu ích nhưng không kém phần hài hước trên website này.
Link truy cập: Hubspot Blog
Digiday
Digiday chứa rất nhiều thông tin bổ ích về Marketing tổng quan. Trên website được chia thành rất nhiều mục khác nhau với những bài viết về tất cả những gì đang diễn ra trong thị trường Marketing. Nhưng sẽ có một số bài viết đòi hỏi bạn phải là thành viên mới có thể đọc.
Ngoài ra, trang web còn có phần podcasts giúp người đọc có thể nghe được chia sẻ từ các chuyên gia về các doanh nghiệp và cách sử dụng những công cụ Marketing của họ.
Link truy cập: Digiday
Social Media Today
Social Media Today được biết đến như một trang web cập nhật tất cả các thông tin về nền tảng mạng xã hội nhanh nhất thị trường hiện nay. Trang web gồm 4 chuyên mục: Social Media Updates, Social Marketing, Digital Strategy và Content Marketing giúp người đọc dễ tìm kiếm và tiếp cận đến thông tin cần tìm hơn.
Link truy cập: Social Media Today
The Drum
The Drum là một nền tảng truyền thông toàn cầu và là trang web về Marketing lớn nhất ở Châu Âu. Website này chia sẻ tin tức ngành và cập nhật từng phút từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài trang web và tạp chí, The Drum còn cung cấp các chương trình trao giải, sự kiện trực tiếp, giải pháp tiếp thị nội dung hoàn chỉnh, sản xuất video, nghiên cứu, mạng học tập ngành hàng và dịch vụ tìm nhà cung cấp tại trang web.
Link truy cập: The Drum
Adweek
Adweek là nguồn tin tức và thông tin chi tiết hàng đầu phục vụ hệ sinh thái Brand Marketing (Tiếp thị thương hiệu). Adweek đã từng đoạt giải thưởng tiếp cận độc giả với hơn 6 triệu chuyên gia trên các nền tảng bao gồm báo in, kỹ thuật số, sự kiện, podcast, bản tin, phương tiện truyền thông xã hội và ứng dụng di động. Là một nền tảng của cộng đồng quảng cáo và tiếp thị, Adweek là một nguồn tài nguyên vô tận cho các nhà lãnh đạo trên nhiều ngành công nghiệp.
Link truy cập: Adweek
Digital Doughnut
Digital Doughnut là trang web tập hợp rất nhiều doanh nghiệp lớn để chia sẻ những phương pháp, giúp cho độc giả hiểu hơn về tất cả những gì đang diễn ra trong thị trường Marketing tại nước ngoài. Ngoài những kiến thức về Marketing ra thì Digital Doughnut còn có những bài báo nhằm nâng cao chất lượng của văn hóa doanh nghiệp.
>>>>>Xem thêm: Hít drama là gì? Ý nghĩa của Hít drama như nào?
Link truy cập: Digital Doughnut
Trên đây là bài viết tổng hợp giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Digital Marketing. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không dành cho tìm kiếm học thuật. Mong bạn tìm thấy những thông tin bổ ích trong bài nhé! Đừng quên chia sẻ với mọi người nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích nhé!